"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Montag, 27. September 2010

Bản văn "Mật" của CSVN tuyên truyền và giáo dục cán bộ đảng những phương pháp phá hoại tôn giáo

Chúng tôi xin gửi đến tất cả quý vị đồng hương Việt Nam trên khắp thế giới, Bản Văn "Mật" đã bị lọt ra bên ngoài, của Cộng Sản Việt Nam với đề tài "Ðịch lợi dụng tôn giáo".

Với giọng điệu tuyên truyền và vu khống cho các hoạt động bảo vệ nhân quyền và bác ái của các tôn giáo, Cộng sản Việt Nam thường xếp giáo hội vào loại "địch lợi dụng tôn giáo". Cùng với chiêu bài cố ý tiêu diệt tôn giáo, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt bỏ tù biết bao nhiêu linh mục tu sĩ và giám mục Việt Nam. Nhiều người đã chịu cảnh thảm thương và đã phải chết trong lao tù cọng sản.

Với những sự thật hiển nhiên xảy ra hằng ngày trên đất nước Việt Nam bây giờ, ai cũng nhìn thấy rõ, Ðảng Cọng Sản Việt Nam đã đưa đất nước Việt Nam trở thành một nước nghèo nhất trên thế giới. Ðã bắt con dân Việt Nam phải đi làm nô lệ cho các nước láng giềng để làm giàu cho đảng và cán bộ. Và cũng vì những hậu quả nghèo đói do Cọng Sản Việt Nam gây nên đã làm cho biết bao nhiêu cô gái Việt phải tự chấp nhận bán thân làm vợ cho các người nước ngoài, nhiều lúc bị rơi vào những ổ mãi dâm của những bọn du đảng... Có thể nói được, trong lịch sử Việt Nam, chưa có thời kỳ nào, Việt Nam bị rơi vào một hoàn cảnh thảm thương như vậy. Tất cả những sự kiện xảy ra, rồi lịch sử sẽ lên án. Cả chúng ta nữa, nếu chúng ta không bắt tay ngay để cứu dân cứu nước, tội thờ ơ này của chúng ta, rồi lịch sử cũng sẽ không tha thứ cho chúng ta đâu. Biết người biết mình trăm trận trăm thắng, chúng ta đọc tài liệu này để biết rõ nhiều hơn chính sách đàn áp tôn giáo của Cọng Sản Việt Nam, và chúng ta cũng có thể tìm ra được một đường lối lý tưởng hơn để đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi những cảnh bất công và đầy đau thương này:

.....................................
BAN DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TỈNH LAO CAI

MẬT

VẤN ÐỀ ÐỊCH LỢI DỤNG TÔN GIÁO
(Tài liệu dùng cho cán bộ làm công tác tôn giáo - Lưu hành nội bộ)

I. VÌ SAO ÐỊCH CHỌN TÔN GIÁO LÀM ÐỐI TƯỠNG LỠI DỤNG.

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội ra đời từ thủa xa xưa trong lịch sử nhân loại và còn tồn tại lâu dài. Trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, các thế lực thống trị phản động luôn sử dụng tôn giáo nhằm thiết lập, duy trì và thực hiện quyền thống trị của chúng đối với nhân dân lao động.

Lịch sử đấu tranh cách mạng giữa những thời kỳ chống Pháp chống Mỹ và chống ngoại bang của dân tộc Việt Nam cũng cho thấy: kẻ thù luôn luôn tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo để thực hiện ý đồ chống phá Cách mạng của nhân dân ta.

Vì sao địch lại chọn tôn giáo làm đối tượng lợi dụng? Ðiều đó có thể cắt nghĩa bằng những lý do sau đây:

1) Do sự khác nhau về quan điểm triết học (duy vật - duy tâm) giữa những người theo chủ nghĩa Mác và người theo tôn giáo. Ðây là tiền đề của sự khác nhau về thế giới quan, sự khó thống nhất trong cách nhìn nhận đánh giá một sự việc, một vấn đề và do đó dễ phát sinh mâu thuẫn. Về bản chất đây là mâu thuẫn nội bộ. Song khi bị địch kích động đúng lúc đúng chỗ, thì mâu thuẫn này có thể phát triển, chuyển hóa thành mâu thuẫn đối kháng.

2) Trên thế giới số người theo tôn giáo chiếm 80% tổng dân số, ở Việt Nam có khoảng 30% dân số theo các tôn giáo. Rõ ràng đây là một lực lượng quần chúng đáng kể. Tập hợp những người cùng tín ngưỡng tôn giáo lại có tính liên kết khá chặt chẽ; họ bị ràng buộc bởi giáo lý, giáo luật và chịu sự điều khiển của bộ máy tổ chức giáo hội, vì thế nó có thể trở thành một "lực lượng xã hội" không thể xem thường. (Lực lượng này có khả năng hỗ trợ hoặc ngăn cản chính quyền của một giai cấp). Do vậy đế quốc và bọn phản động rất coi trọng việc sử dụng tôn giáo nhằm chống lại các phong trào cách mạng.

3) Do xu hướng muốn gắn "thần quyền" với "thế quyền" của các giáo hội.

Hầu hết các tôn giáo đều có xu hướng thế tục hóa, tham vọng gắn "thần quyền" với "thế quyền", gắn "giáo quyền với chính trị". Xu hướng lợi dụng lẫn nhau giữa các giáo hội và các thế lực chính trị, kinh tế là là xu hướng hiện thực, thời nào cũng có. Nói cách khác, việc các thế lực thù địch thường chọn tôn giáo làm đối tượng lợi dụng còn xuất phát từ "nhu cầu" của một số người đứng đầu trong các tôn giáo.

4) Niềm tin tôn giáo có đặc trưng là "không cần sự kiểm chứng", nên người theo tôn giáo có thể rơi vào trạng thái cuồng tín, cực đoan trong suy nghĩ và hành động, nhất là khi họ đã nằm trong vòng tay điều khiển của các thế lực chính trị phản động.

Những tín đồ cuồng tín sẵn sàng "tử vì đạo", thậm chí có người còn đi đến chỗ phủ nhận cả quốc gia, dân tộc là những phạm trù đang được mọi người tôn trọng, giữ gìn.

5) Ngày nay phần lớn các tôn giáo đều có quan hệ quốc tế. Ðây là một điều kiện thuận lợi cho các thế lực chính trị phản động ở nước ngoài thực hiện ý đồ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước ở tại, thông qua con đường lợi dụng các giáo hội trong nước.

6) Vấn đề tôn giáo nhìn chung là vấn đề "tế nhị và phức tạp", nó tế nhị và phức tạp ở chỗ: Vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng là vấn đề thuộc lĩnh vực nhân quyền và dân quyền, mặt khác kẻ lợi dụng tôn giáo ngày nay lại có nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn trước. Vì thế, kinh nghiệm cho thấy giải quyết vấn đề tôn giáo không đơn giản, rất dễ mắc sai lầm: hoặc tả khuynh, hoặc hữu khuynh (mà ở đây "bệnh tả khuynh" cũng nguy hại không kém "bệnh hữu khuynh").

7) Khi vấn đề tôn giáo được gắn với những vấn đề khác (chẳng hạn: với vấn đề dân tộc), thì tính phức tạp của vấn đề được nhân lên gấp bội.

Ngày nay, bên cạnh việc lợi dụng tôn giáo, bọn đế quốc thường gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc và xem đó như "hai gọng kìm" để "bẻ gẫy xương sống" của Cộng sản.

Từ những lý do nêu trên đủ cho ta thấy: Con bài lợi dụng tôn giáo của địch để chống phá cách mạng từ bên trong, là một con bài rất lợi hại.

II/ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC LỠI DỤNG TÔN GIÁO TRONG LỊCH SỬ.

1) Lịch sử lợi dụng tôn giáo trên thế giới.

a- Những sự kiện đáng chú ý:

Việc lợi dụng tôn giáo của các triều đại phong kiến châu Âu để xâm chiếm lãnh thổ của nhau đã xuất hiện rất sớm, nhưng nó được thự c hiện một cách triệt để nhất vào thời kỳ cận-hiện đại. Từ thế kỷ XV-XVII, để phục vụ cho công cuộc mở mang thuộc địa đến các vùng đất xa xôi, Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha và Pháp đã biết dựa vào thế lực của giáo hội Công giáo (Tòa Thánh Va Ti Căng). Với danh nghĩa của những người đi "mở mang nước Chúa", "cứu chuộc những đứa con tội lỗi ở trần thế", "khai hóa văn minh", giáo hội Công giáo đã đóng vai trò như một lực lượng mở đường cho công cuộc chinh phục thuộc địa của thực dân. Mặt khác, thông qua đó giáo hội cũng đạt được một số mục đích như: đẩy mạnh công cuộc truyền giáo, mở rộng địa bàn ảnh hưởng, thu nạp thêm nhiều tín đồ, củng cố và nâng cao vị thế của giáo hội Công giáo trên thế giới.

Giữa thế kỷ XIX, trên thế giới xuất hiện hệ tư tưởng mới là chủ nghĩa Cộng Sản, càng ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội, đe dọa trực tiếp lợi ích của giai cấp tư sản, phong kiến.

Ðể chống lại xu thế lịch sử đó, bọn đế quốc mà đứng đầu là đế quốc Mỹù liên kết với các thế lực phản động áp dụng nhiều thủ đoạn chống phá cách mạng một cách điên cuồng, trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao... Ðặc biệt, chúng tiếp tục đẩy mạnh việc lợi dụng các tôn giáo (nhất là giáo hội Công giáo) vào mục đích chính trị: Xóa bỏ nhà nước XHCN, xóa bỏ học thuyết Mác-Lênin.

Năm 1891, Giáo Hoàng Lê-On XIII đã công bố thông điệp "tâm sự" với nội dung chống chủ nghĩa Cộng sản... Thông điệp Bách Chu Niên (1991) kêu gọi thay thế học thuyết Mác-Lênin bằng học thuyết xã hội Công Giáo mà nền tảng là "phúc âm hóa" toàn thế giới.

Từ năm 1945, hệ thống các nước XHCN được thiết lập trên khắp các châu lục. Ðể chống lại xu hướng lịch sử đó, đế quốc và các nước phản động khác (đứng đầu là đế quốc Mỹ), tìm mọi cách kéo giáo hội các tôn giáo vào cuộc chiến tranh "diễn biến hòa bình", nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản ở các nước này.

Bằng cách lập ra những trung tâm thông tin, đêm ngày phát sóng tuyên truyền phát triển đạo, nói xấu Ðảng Cộng sản, kích động chiến tranh tôn giáo, chiến tranh sắc tộc, kêu gọi tín đồ đấu tranh đòi tự do tôn giáo, đòi tách giáo hội khỏi sự kiểm soát của Nhà nước XGCN, gây mất ổn định chính trị xã hội nhằm tạo thời cơ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đó.

b. Những phương thức chủ yếu của bọn đế quốc trong việc lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá cách mạng.

1- Chúng tìm mọi cách để đưa giáo hội vào các cuộc chiến chính trị. Một mặt chúng thúc giục các giáo hội ủng hộ các đảng phái đồi lập hoạt động chống Ðảng Cộng Sản. Mặt khác thông qua hoạt động của các đảng phái đối lập để lôi kéo, tập hợp, kích động các chức sắc, giáo sĩ, tín đồ chống lại nhà nước XHCN.

2. Xúi giục các giáo hội đòi lập khu tôn giáo tự trị.

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, bọn đế quốc chú trọng đến việc xây dựng các khu tôn giáo tự trị ngay trên lãnh thổ các nước XHCN. Chẳng hạn ở Trung quốc, đã một thời xuất hiện khu tự trị Phật Giáo Tây Tạng.

Mục đích của việc hình thành các khu tự trị tôn giáo này là:

- Tăng thêm tính độc lập của giáo hội đối với nhà nước.

- Tạo thế và lực cho giáo hội hoạt động chống nhà nước.

- Tạo cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động can thiệp trực tiếp khi giáo hội yêu cầu.

3. Khơi dậy, khoét sâu những mâu thuẫn, những vấn đề tôn giáo và dân tộc; kích động các cuộc chiến tranh mang màu sắc tôn giáo, sắc tộc, làm suy yếu tiến tới làm sụp đổ Nhà nước XHCN.

Từ 1985 đến nay, thủ đoạn này được chúng sử dụng một cách triệt để. Hệ quả của nó là ở một số nước chính quyền không kiểm soát nổi dân, có nước bị chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ, vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản bị lu mờ (ví dụ Liên bang Nam Tư...).

Với những thủ đoạn nêu trên, có thể nói bọn đế quốc đã thành công trong việc lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc, tạo thành một đòn tấn công hiểm hóc vào một số nhà nước XHCN ở Ðông Âu, và Liên Xô, phối gộp với các mũi tiến công khác làm sụp đổ XHCN ở các nước này. Ngoài ra, chúng còn gây ra tình hình phức tạp ở nhiều khu vực khác như Tây Á, châu Phi, và nhiều nước như Ấn Ðộ, Trung quốc, Việt Nam, Mianma...

2) Lịch sử lợi dụng tôn giáo ở Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, nên việc lợi dụng tôn giáo để thực hiện mưu đồ chính trị được đế quốc và bọn phản động đặc biệt quan tâm. Do điều kiện lịch sử, mỗi tôn giáo bị lợi dụng ở mức độ khác nhau, trong đó giáo hội Công giáo (đạo Thiên Chúa) bị các thế lực thực dân cũ và mới lợi dụng nhiều nhất.

Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau, phương thức lợi dụng tôn giáo của kẻ thù cũng có sự khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu chính trị phản động của chúng trong giai đoạn đó.

a. Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến trước năm 1945.

Ðạo Thiên Chúa truyền vào nước ta từ thế kỷ thứ XVI trong bối cảnh lịch sử nội chiến Nam-Bắc triều phân tranh Trịnh Nguyễn. Lúc đầu các giáo sĩ Hà Lan và Bồ Ðào Nha đã lợi dụng mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến Việt Nam lúc đó để đạt mục đích truyền giáo cụ thể: người Hà Lan thì bán vũ khí cho chúa Nguyễn ở đằng trong, người Bồ thì bán vũ khí cho chúa Trịnh ở đằng ngoài để đánh nhau. Như vậy ngay từ đầu truyền giáo của các giáo sĩ đã gắn với chính trị; can thiệp vào nội tình chính trị của nước ta, phục vụ cho lợi ích thương mại của các quốc gia họ.

Ðộng cơ phục vụ lợi ích "chính quốc" được thể hiện rõ nét hơn thông qua hoạt động của các giáo sĩ người Pháp trong tổ chức truyền giáo gọi là "Hội thừa sai Pa ri", bắt đầu từ năm 1664.

Ngay từ khi mới ra đời, hội thừa sai Pa ri đã được chính phủ Pháp sử dụng vào việc bành trướng thế lực thực dân của mình ở Viễn Ðông, đặc biệt là Việt Nam. Mục đích lợi dụng truyền giáo để phục vụ công cuộc thực dân được nhấn mạnh trong bản điều trần của Hội gửi quốc hội Pháp năm 1790 như sau:

"Hội TSPR là tổ chức duy nhất của các thầy tu người Pháp... có sứ mạng đem ánh sáng của đức tin và ảnh hưởng của nước Pháp tới các nước phương Ðông... Các giáo sĩ của Hội không quên lợi ích của nước mình, họ sẽ và mãi mãi có nhiệm vụ thông báo cho nhà nước mọi phát kiến và những tin tức cần thiết mà họ đã thu được...Họ tạo điều kiện cho việc buôn bán của nước Pháp ở phương Ðông và chính họ đã tổ chức ra Công Ty Ðông ấn... Các giáo sĩ của Hội tin tưởng rằng Nhà nước sẽ có sự che chở đặc biệt cho Hội, được như vậy thì toàn thể hội viên của Hội sẽ có thêm nhiệt tình để phục vụ quốc gia mình với lòng hăng hái hơn bao giờ hết".

Mục đích tôn chỉ đó đã được các giáo sĩ thừa sai quán triệt trong suốt quá trình truyền giáo ở Việt Nam. Tiêu biểu nhất (ở thời kỳ 1664-1802) là các giám mục Parancois - Pan Luy, Lam-be-de-lamốt, P. Poivre, và đặc biệt là giám mục Adran - Bá Ða Lộc.

Pan Luy muốn thông qua hoạt động bạo lực của Pháp để truyền giáo, khuyến khích Công ty Ðông ấn dùng bạo lực, cái mà ông ta gọi là "...một phương án vinh quang để đưa dân mọi rợ trở lại đạo thánh và qua đó mà thánh hóa việc thương mại của mình, vừa để mở mang giáo hội vừa làm giàu cho nước Pháp".

Còn P PoivRe, một thương nhân kiêm giáo sĩ, năm 1740 đã gửi về nước một bản báo cáo tỉ mỉ về hoàn cảnh địa lý, sản xuất, thuế khóa và phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo ở đằng trong.

Tuy nhiên, hoạt động của hai vị giám mục nói trên mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp tin tức tình báo về đất nước chúng ta, hoặc khuyến khích thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sự kiện có tính chất điển hình hơn cả là hoạt động của Bá Ða Lộc (người được giới thực dân đánh giá như "một bậc tiên khởi" của quá trình xâm lược Việt Nam, kẻ trực tiếp làm môi giới cho Nguyễn ánh ký với Pháp Hiệp Ước Véc Xây (1787) với thỏa thuận:

Pháp giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn để giành lại Vương triều, Nguyễn Ánh cắt cho Pháp Côn đảo và Hội an (Quảng nam, Ðà nẵng). Với sự giúp đỡ của Bá Ða Lộc, Nguyễn Ánh đã đánh bại Tây sơn, lên ngôi năm 1802, và từ đó Việt Nam chính thức nằm trong sự ảnh hưởng của Pháp.

Từ những dẫn chứng trên cho phép ta kết luận:

Hoạt động của ba vị giám mục nói riêng, của các giáo sĩ thừa sai Pa-ri nói chung trong giai đoạn (1664-1802), không còn dừng lại ở mức độ phục vụ cho lợi ích kinh tế thương mại của các thế lực thực dân như trước.

Hoạt động của các giáo sĩ đã đạt tới mức độ là tạo ra nền tảng cho công cuộc thực dân của Pháp ở nước ta. Hậu quả mà dân tộc ta phải gánh là: Về mặt pháp lý, một phần lãnh thổ Việt Nam đã thuộc quyền của thực dân Pháp.

Ðánh giá về vai trò của Hội thừa sai Pa-ri đối với quá trình xâm lược Việt Nam, vua Napôlêon I của Pháp đã nhận định:

"Những giáo sĩ của hội truyền giáo ở nước ngoài sẽ rất có ích lợi cho tôi ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ, tôi sẽ cử họ đi điều tra tình hình các xứ. Tấm áo của họ sẽ che chở cho họ và dùng để ẩn dấu những mưu đồ chính trị và thương mại. Phí tốn cho họ ít thôi, họ sẽ được những người dã man kính trọng. Họ có vẻ không có gì là "chính thức" cả nên không thể gây điều gì sỉ nhục cho Nhà Nước, tính mẫn cán tôn giáo sẽ làm cho họ thi hành tốt mọi việc việc và coi thường hiểm nguy, vượt hẳn lên trên một viên chức bình thường".

Bước sang thế kỷ XIX, hoạt động cấu kết giữa các giáo sĩ với thực dân Pháp nhằm đạt mục đích truyền giáo và xâm lược cũng đậm nét. Có thể nói hoạt động của các giáo sĩ thế kỷ XIX là một bộ phận hợp thành trong công cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam. Mối quan hệ giữa thực dân và truyền giáo trong thời kỳ này được phản ánh qua một số hoạt động và sự kiện chủ yếu sau đây:

* Các giáo sĩ tích cực thu thập tin tức tình báo phục vụ cho việc can thiệp bằng quân sự của Pháp vào Việt Nam.

Giám mục Pơ Lô Ranh và linh mục Húc cai quản địa phận Huế không những tích cực vận động triều đình Napôlêôn III xúc tiến việc xâm lược bằng quân với nước ta, mà còn trực tiếp dẫn đường cho tàu chiến Pháp trong quá trình do thám và tiến công nước ta.

* Lợi dụng khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc ta, cụ thể là: Mâu thuẫn nhân dân ta với các vua triều Nguyễn (do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Nguyễn đưa lại); mâu thuẫn giữa quần chúng giáo dân theo đạo Thiên Chúa với người không theo tôn giáo, hoặc tín đồ của tôn giáo khác.

Ðặc biệt là mâu thuẫn giữa quần chúng giáo dân với nhà Nguyễn, do những sai lầm có tính chất phương pháp trong việc cấm đạo, sát đạo của các triều đại phong kiến thời Nguyễn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, tạo cơ hội cho các giáo sĩ tập hợp giáo dân chống lại triều đình, làm hậu thuẫn cho công cuộc xâm lăng của Pháp.

Ðiển hình trong lĩnh vực này là vụ giáo sĩ Marchand (tức cố Dụ) tập hợp giáo dân vùng Gia Ðịnh giúp Lê Văn Khôi chống lại vua Minh Mệnh, vụ hai giáo sĩ Lêpêbve và Ducloc kích động dân Công giáo nổi loạn thời vua Thiệu Trị; vụ hai Giám Mục Sampedro, Hermosilla (tức cố Xuyên và cố Liêm) tổ chức giáo dân ở một số địa phận Nam định, Hải dương, Hưng yên, với mục đích rước Lê Duy Minh từ Ma Cao (Trung quốc) về nước để lật đổ triều Nguyễn.

Hoạt động công cuộc phục vụ thực dân của các giáo sĩ trong quá trình truyền giáo vào nước ta - thời kỳ từ năm 1802 đến khi nhà Nguyễn ký hòa ước nhâm tuất năm 1862 còn được phản ánh một cách đầy đủ, trực tiếp và toàn diện thông qua nội dung, tính chất và mức độ nghiêm khắc trong các "đạo dụ" (sắc chỉ) của các triều đại phong kiến đương thời. Cả thảy có 13 đạo dụ, trong đó mức độ "cấm đạo" tăng dần theo tính chất nghiêm trọng của tình hình. Chẳng hạn:

- Thời Minh Mệnh, năm 1836 trước sự gia tăng hoạt động của các giáo sĩ lại trùng hợp thường xuyên xuất hiện của các tàu chiến Pháp trong vùng lãnh hải của ta, đặc biệt là những vụ lộn xộn về chính trị trong triều đình sau vụ biến Lê Văn Khôi, Minh Mệnh lập tức ra đạo dụ qui định "xử tội chém" đối với các giáo sĩ thừa sai có hành vi trinh thám dò la tin tức của ta.

- Thời Thiệu Trị, năm 1847, sau khi phát giác vụ Vũ Văn Ðiền tín đồ Thiên Chúa Giáo tiết lộ bí mật quân cơ cho các tàu chiến Pháp trong sự kiện thủy chiến Ðà Nẵng (1847), Thiệu trị ra đạo dụ cấm các quần thần của nhà vua theo đạo.

- Thời Tự Ðức, ông tuyên bố tiếp tục theo đường lối cũ của cha ông đối với đạo Giatô (Thiên Chúa), song ông đã không qui định hình phạt một cách cụ thể hơn.

Cụ thể là: Các giáo sĩ Tây dương mà phạm luật thì bị quăng xuống biển, các linh mục người Việt phạm luật thì bị xử tử, giáo dân vi phạm thì bị thích chữ vào mặt...

Rồi từ năm 1848, do tình hình trong nước xảy ra nhiều biến cố phức tạp nên Tự Ðức liên tiếp ra các đạo dụ khác để ngăn cản, hạn chế, trừng trị các hoạt động của giáo sĩ và giáo dân có ảnh hưởng xấu tới an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc.

Như vậy, sự gia tăng về số lượng và mức độ của hình phạt được qui định trong các đạo dụ cấm đạo, sát đạo của nhà Nguyễn hoàn toàn trùng hợp với sự gia tăng những hoạt động lợi dụng truyền giáo phục vụ công cuộc xâm lược của các giáo sĩ. Sự trùng hợp đó cho phép ta kết luận: Chính sách cấm đạo, sát đạo của các vua nhà Nguyễn là hậu quả tất yếu do nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc, nảy sinh từ chính sách thực dân - Gia tô của Pháp đối với nước ta thời đó. Ðiều đáng tiếc ở đây là các vua nhà Nguyễn đã phạm sai lầm về phương pháp. Hậu quả của sai lầm đó như chúng ta đã biết: nó tạo ra cái cớ để bọn thực dân dụng danh nghĩa "bảo vệ những người đồng đạo" để tiến hành xâm lược nước ta bằng quân sự.

Sự cộng tác của giáo hội với thực dân Pháp ở Việt Nam trong thế kỷ XIX còn thể hiện ở chỗ: Giáo hội là chỗ dựa cho chính sách ngu dân về văn hóa của bọn thực dân. Về thực chất đây là một bộ phận của chính sách cai trị thuộc địa theo lối đồng hóa nền văn hóa dân tộc. Mục tiêu của sự đồng hóa này là "Thiên Chúa giáo hóa" Việt Nam để đạt mục đích xâm lược và cai trị dân. Bằng cách sử dụng giáo sĩ vào công việc quản lý nhà nước, loại trừ ảnh hưởng của Nho giáo (hệ tư tưởng chính thống trong nền văn hóa Việt Nam dưới thời phong kiến). Nhiều giám mục đã đề nghị thực dân đàn áp đội ngũ sĩ phu "Văn Thân" của Việt nam, vì theo họ: "Bọn Văn Thân rất có ảnh hưởng, họ công tiến lớn và một khi được làm quan là thiên hạ kính trọng họ, vì vậy nhất thiết phải thanh toán bọn họ đi..., bởi vì họ quá yêu nước không thể nào chấp thuận sự cai trị của chúng ta. Hơn nữa, chẳng bao giờ một người Văn Thân chịu theo đạo Ki-Tô!" (theo lời kể của toàn quyền Lan Ít xăng).

Ðối với quần chúng, các giám mục Pháp chủ chương tôn giáo hóa bằng nhiều biện pháp khác nhau: Làm cho họ thấy rõ lợi ích của việc theo đạo; hoặc bằng cách nào đó để họ thấy được vấn đề là nếu đã theo đạo mà bỏ đạo thì không an toàn về cuộc sống; kể cả dụ dỗ và cưỡng bức theo đạo.

Ðối với giáo dân, giáo hội cấm không cho họ tiếp xúc với xã hội người lương, các tài liệu sách báo có tư tưởng yêu nước, cách mạng. Việc làm này phục vụ cho chính sách chia rẽ lương - giáo, biến các làng giáo dân, khu vực giáo dân thành những cứ địa riêng để cha cố dễ bề quản lý hoặc huy động vào các mục đích thực dân khi cần thiết.

Về phía thực dân Pháp, trong quá trình thực hiện chính sách ngu dân của mình ở Việt Nam, chính phủ Pháp đã tiến hành nhiều biện pháp để ngăn cản việc truyền chức linh mục, giám mục cho giáo sĩ người Việt Nam. Họ sợ rằng nếu các giáo sĩ Việt Nam có tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc nắm giữ các chức vụ quan trọng trong giáo hội thì sẽ tác động trực tiếp tới giáo dân và làm cho giáo dân thức tỉnh chống lại kẻ xâm lược. Trong nội bộ giáo hội, các giáo sĩ nước ngoài cũng tìm cách ngăn cản xu hướng tiến bộä của một số giáo sĩ người Việt, ngăn cản luồng tư tưởng đòi trả giáo hội Việt Nam cho người Việt Nam.

Trên thực tế, trong chừng mực nhất định, thực dân Pháp đã thực hiện được âm mưu tách cộng đồng giáo dân của Ðạo Thiên Chúa ra khỏi cộng đồng dân tộc, bằng cách tạo ra trong giáo dân sự mặc cảm, sự ngộ nhận nguy hiểm rằng giữa đức tin và nghĩa vụ công dân có một sự mâu thuẫn không thể dung hòa, mà sự lựa chọn theo đúng ý Chúa là từ bỏ dân tộc để giữ lấy đức tin. Hướng giáo dân vào cuộc đấu tranh chống lại chính dân tộc mình để bảo vệ đức tin - vào cuộc đấu tranh giữa các ý thức hệ và chủ thuyết khác nhau. Vì thế khi Ðảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thì bọn thực dân và những người cầm đầu giáo hội lại tung ra các luận điểm về "mối hiểm họa cộng sản", "mâu thuẫn cộng sản - công giáo" "vô thần - hữu thần" để biện hộ cho hành vi cướp nước và bán nước, chống lại các phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ và hòa bình của nhân dân ta.

b- Giai đoạn 1945-1954.

Ngày 02.9.1945, Nước Việt Nam dân chủ cộng hào được thành lập, sự kiện đó đã mở ra giáo hội Việt Nam một cơ hội: Từ bỏ con đường cũ, con đường hoàn toàn phụ thuộc vào thực dân, phục vụ cho những mục đích xâm lược và cai trị của chúng, để vươn lên tự khẳng định mình, hòa nhập vào trong lòng dân tộc. Ða số giáo dân và giáo sĩ người Việt yêu nước đã hân hoan đón chào độc lập, hăng hài góp phần nhỏ bé của mình của mình vào sự nghiệp chung của đất nước.

Song, phần lớn các giáo sĩ ngoại quốc vẫn giữ thái độ im lặng, chờ thời, hoặc hoạt động chống phá ngầm. Và đúng như bản chất phản cách mạng của chúng, khi Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam, bọn phản động trong giáo hội lại tiếp tục phản bội dân tộc Việt Nam. Tính chất chính trị phản động của giáo hội ở thời kỳ này biểu hiện chỗ: Lợi dụng các sắc chỉ chống cộng sản của tòa thánh để chống lại chính phủ ta (Vì chính phủ là cộng sản) sử dụng những khẩu hiệu như: "Nguy cơ đỏ", "Hãy tiêu diệt cộng sản để làm vinh danh Chúa"... Nhằm mục đích chia rẽ đối lập giữa đồng bào Công giáo với Chính phủ với đồng bào không theo tôn giáo.

Tinh thần đó được bộc lộ một cách công khai trong thư chung của Hội đồng giám mục Việt Nam năm 1951: "... Chúng tôi thấy mình có bổn phận nhắc nhở anh chị em đề cao cảnh giác, chống lại nguy cơ hết sức to lớn: Chủ nghĩa Cộng sản vô thần là một mối đe dọa lớn nhất hiện nay. Chẳng những cấm anh chị em vào Ðảng Cộng sản mà anh chị em cũng không được hợp tác với họ, hoặc làm bất cứ việc gì có lợi cho Ðảng... Chúng tôi có bổn phận nhắc nhở anh chị em đề phòng cả đối với những kiểu lượn lẹo và mưu chiếc của người Cộng sản dùng để đánh lừa dân chúng. Những mưu chước ấy chỉ phục vụ cho các mục tiêu của người cộng sản mà thôi..."

Có thể khái quát thủ đoạn lợi dụng giáo hội Công giáo của thực dân Pháp vào mục đích chống lại cuộc kháng chiến của dân tộc ta như sau:

- Tuyên truyền về "hiểm họa cộng sản" để lôi kéo mê hoặc, xô đẩy tín đồ vào cuộc phản chiến chống cộng sản, bất hợp tác với chính phủ vì chính phủ là cộng sản.

- Gán cho Cộng sản tất cả những gi xấu xa nhất.

- Ðưa ra những triết lý biện minh cho chính sách thực dân, như: "Chính sách thực dân dưới con mắt của các nhà luật học và lý luận học vẫn là một việc hợp lý, vừa giúp ích cho nhân loại vừa là hành vi nhân đạo".

- Tuyên truyền về "Cộng sản đàn áp giáo hội", thúc ép giáo dân di cư vào nam (năm 1954).

- Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo hội còn tiến hành thành lập các tổ chức, Ðảng phái hoạt động để "đoàn ngũ hóa" giáo dân, biến giáo dân thành tai mắt và thành lũy để chống lại kháng chiến, như: "Ðạo Binh đức mẹ", Ðạo Binh Xanh". Hiệp hội hiến sỹ đức mẹ bảo vệ nhà thờ...".

- Phạt vạ những giáo sĩ và giáo dân tham gia ủng hộ giúp đỡ kháng chiến.

- Nguy hiểm nhất là chúng tiến hành vũ trang cho dân công giáo. Thực tế cho thấy vào năm 1950, hầu hết các xứ đạo đều được vũ trang (Tề, Ngụy). Lính công giáo được thôi thúc bởi tín điều chống cộng sản nên hành động rất điên cuồng. Sử sách còn ghi lại những cuộc hành quân càn quét và những hành động tàn sát dã man của lính công giáo với người lương, đặc biệt là với "quân của kháng chiến". Với một đội quân khát máu bởi bị mê hoặc vào chiêu bài chống cộng của bọn thực dân, lính công giáo đã thực sự trở thành cái mà đế quốc Pháp và bọn phản động đội lốt tôn giáo cần "để nói chuyện với chính phủ cộng sản" như giám mục Lê hữu Từ đã từng tuyên bố.

- Với những thủ đoạn nói trên, thực dân Pháp và bọn phản động trong giáo hội lại một lần nữa đẩy quần chúng giáo dân vào hoàn cảnh khó xử... muốn giữ đạo thì phải từ bỏ kháng chiến, từ bỏ dân tộc... nên thực tế chúng đã thực hiện được một phần mục đích chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc là một yếu tố đóng vai trò to lớn với sự thành công của cách mạng.

c- Giai đoạn 1954-1975.

Trong những năm 1954-1955 các thế lực phản động đã kêu gọi người Công giáo di cư vào miền nam nhằm thực hiện ý đồ xây dựng một chính quyền mà trong đó người Công giáo chiếm đa số để đối đầu với Cộng sản.

Thời kỳ này đế quốc Mỹ đã thi hành chính sách thực dân kiều mới ở Miền Nam Việt Nam dựng lên chính quyền tay sai Ngô Ðình Diệm mà nòng cốt là những người Công giáo: 50% lính trong quân đội Ngụy là người Công giáo, 40% tướng tá Ngụy là Công giáo. Mỹ ngụy đồng loạt dựng lên các tổ chức Công giáo phản động: "Liên đoàn sĩ quan Công giáo khu thủ đô sài gòn", "Thanh niên công giáo tiến hành", ?thanh niên thôn quê Công giáo", "Thanh niên cộng hòa" do chính các linh mục và giám mục chỉ huy hoặc làm cố vấn, các tổ chức trên được sử dụng nhiều trong chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng".

- Mỹ-Ngụy đã sử dụng thủ đoạn kích động tư tưởng kỳ thị tôn giáo giữa đạo Công giáo với đạo Phật: đưa đạo Công giáo lên hàng quốc đạo, thẳng tay đàn áp những giáo tín đồ có tư tưởng tiến bộ.

- Thấy việc lợi dụng đạo Công giáo chống phá cách mạng vẫn chưa đủ, Mỹ-Ngụy ra sức lợi dụng đạo Hòa Hảo và đạo Cao đài, đồng thời Mỹ còn hậu thuẫn cho việc phát triển đạo Tin Lành ở miền Nam, xây dựng và gắn kết lực lượng phản động Fulro ở vùng Tây nguyên với đạo Tin lành.

- Từ năm 1974 trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, nguy cơ sụp đổ của chính quyền Ngụy ngày càng trầm trọng, Mỹ đã chuyển hướng lợi dụng tôn giáo theo một chiều hướng mới để phục vụ cho mục đích chống phá cách mạng thời kỳ hậu chiến tranh cụ thể là:

- Ðối với đạo Công giáo: không trực tiếp chống cộng sản bằng vũ lực mà chống phá mạnh mẽ trong lĩnh vực chính trị tư tưởng. Ngăn chặn các chức sắc tiếp xúc với những luồng tư tưởng tiến bộ, cô lập các chức sắc có tư tưởng tiến bộ, kích động các tín đồ xuống đường biểu tình phản đối các chính sách của chính quyền cách mạng.

- Ðối với đạo Tin Lành: Tiếp tục củng cố các tổ chức ở vùng dân tộc ít người, gắn kết tin lành với phản động FULRO xây dựng thêm nhiều cơ sở phản động trong đao tin lành để đối phó với cách mạng sau khi miền Nam được giải phóng.

- Ðối với đạo Cao đài và Hòa hảo: Ðế quốc Mỹ đã giúp đỡ các tổ chức tôn giáo xây dựng lực lượng vũ trang nhằm mục đích chống phá cách mạng trên cả hai lĩnh vực chính trị và quân sự.

- Ðối với đạo Phật: Ðế quốc Mỹ nhận định đối với Phật giáo ở Việt nam trước mắt chưa thể lợi dụng được nhưng sẽ lợi dụng bằng cách dùng các tổ chức Phật giáo ở ngoài nước để tác động vào một số chức sắc ở Việt Nam, (tổ chức mà Mỹ chuyên lợi dụng là "tổ chức thân hữu Phật tử thế giới").

d- Giai đoạn 1975 đến nay:

Ðế quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc tế vẫn chủ trương tiếp tục lợi dụng các tôn giáo vào hoạt động chống phá Việt Nam nhất là đối với đạo Công giáo và đạo Tin Lành.

Căn cứ vào tình hình kinh tế, chính trị xã hội nước ta, thực lực của giáo hội Công giáo Việt nam, Va ti căng chỉ đạo giáo hội: Không nên manh động, đối đầu với nhà nước, mà phải tập trung phát triển thế lực, là, cho giáo hội có đủ lực lượng để có thể làm đối trọng với nhà nước ta; phải đặc biệt chú trọng tới việc củng cố các đại chủng viện để phục vụ cho việc đào tạo một lớp giáo sĩ có khả năng thích ứng nhằm chống lại chế độ ta trong tương lai...; phải tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội để nắm quần chúng tạo vốn chính trị cho giáo hội; phải đổi mới thường vụ hội đồng giám mục Việt Nam theo hướng các thành viên là người có thái độ "cứng rắn" về nguyên tắc nhưng phải "mềm mỏng và hợp thời" trong hoạt động thực tiẽn, có khả năng tranh thủ nhà nước và thu hút được giáo dân; cấm các giáo sĩ tham gia Ủy Ban đoàn kết công giáo; đặc biệt chú ý đến lôi cuốn thanh thiếu niên, trí thức, cán bộ Ðảng viên trong các vũng giáo.. như vậy, ý đồ của Va ti căng là củng cố thế và lực cho giáo hội Công giáo Việt nam đủ mạnh mẽ để sử dụng như một công cụ, phương tiện chống phá ta lâu dài. Dùng giáo hội để làm xói mòn cơ sở quần chúng, cơ sở Ðảng của ta trong các vùng giáo, biến các địa bàn Công giáo thành các lãnh địa riêng.

Hiện nay, Va ti căng đang tìm mọi cách để đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam (Tòa Khâm Sứ) để trực tiếp chỉ đạo giáo hội Thiên Chúa ở nước ta như trước đây.

Những năm gần đây, Va ti căng đặc biệt chú ý lợi dụng số tín đồ Công giáo Việt Nam lưu vong ở nước ngoài (Mỹ, Pháp, Italia) để tác động vào giáo hội Việt nam hoạt động chống phá chế độ. Số này có khoảng 400 linh mục, 200 tu sĩ và hàng trăm ngàn giáo dân, tập hợp trong các tổ chức "Thiên Chúa giáo Việt Nam hải ngoại", "Liên đoàn Công giáo Việt nam", "Cộng đồng giáo sĩ, tu sĩ Việt Nam" ở Mỹ. Nhiều người trong số đó có hận thù với cộng sản, thuộc các đảng phái phản động trong Ngụy quân ngụy quyền trước đây, một số tín đồ là đảng viên đảng cần lao nhân vị thời Ngô Ðình Diệm. Va ti căng đã cho thành lập "văn phòng trung ương tông đồ mục vụ Việt nam - Hải ngoại" để tập hợp số tín đồ Việt nam lưu vong ở nước ngoài. Văn phòng này là một thành viên tích cực tham gia dàn dựng cho việc phong 117 thánh tử đạo cho Việt Nam (năm 1988).

Việc phong thánh lần này là sự kiện mang tính chất chính trị, vì nó được thực hiện vào đúng ngày thành lập "quân lực Việt nam Cộng hòa", phần lớn các giáo sĩ được tân phong thánh tử đạo lại có quá trình cộng tác với thực dân Pháp chống lại nhà nước Việt nam, vi phạm chủ quyền độc lập dân tộc ta thời các vua nhà Nguyễn.

"Văn phòng trung ương tông đồ mục vụ Việt nam hải ngoại" đã chỉ đạo số tín đồ là Ðảng viên Ðảng cần lao nhân vị khôi phục lại đảng của chúng, và ra thông bào "hiệp thông" đề ra kế hoạch hậu cộng sản, gửi về nước nhằm tác động vào bọn phản động trong nước, số ngụy quân ngụy quyền cũ hoạt động chống phá ta.

Văn phòng này còn tập hợp tín đồ các tôn giáo khác (Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, Phật giáo), với ý đồ tạo ra một liên minh tôn giáo chống cộng ở nước ngoài, rồi từ đó tác động vào trong nước, để các tôn giáo ở trong nước hoạt động chống phá sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta. Ðây là một thủ đoạn mới của kẻ thù.

Ðể tạo ra điều kiện vật chất cho giáo hội Công giáo Việt nam hoạt động theo ý muốn của mình, Va ti căng chỉ đạo nhiều tổ chức tôn giáo nước ngoài viện trợ tiền, tài liệu phản động và trao đổi kinh nghiệm chống CNXH ở Ðông Âu, Liên Xô với giáo hội Việt nam. Va ti căng còn gửi vào Việt nam hằng trăm tài liệu, sách báo có nội dung xấu, bôi nhọ chế độ XHCN, kích thích tinh thần tử vì đạo của quần chúng tín đồ. Từ năm 1981 đến 1986 có 765 tài liệu phản động, riêng năm 1986, có 200 tài liệu có nội dung chống phá cách mạng nước ta.

Va ti căng còn sử dụng quyền tòa thánh để sắp đặt những người có ý thức và kinh nghiệm chống đối nhà nước vào chức tổng giám mục ở các tòa.

Cùng với những hoạt động hà hơi tiếp sức cho các phần tử chống chế độ trong giáo hội, Bộ đế quốc phối hợp với Tòa thánh Va ti căng còn sử dụng các đài phạt thanh của các nước tư bản, các báo, tạp chí của các tổ chức người Việt nam di tản để phát tán vào nước ta, hòng phá hopại tư tưởng quần chúng, chia rẽ dân với Ðảng, chia rẽ dân tộc, lương giáo. Ðài phát thanh "nguồn sống" hàng ngày phát sóng bằng tiếng Việt và tiếng Mông để tuyên truyền phát triển đạo, vu khống ta vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo...

Ngoài ra, Va ti căng còn chú ý lợi dụng các tổ chức tôn giáo phi chính phủ (NGO), giáo hội Công giáo ở các nước tư bản đế quốc, đặc biệt là Pháp, Mỹ, vào Việt Nam với danh nghĩa viện trợ nhân đạo từ thiện, tham quan du lịch để nắm tin tức tình hình mọi mặt của ta.

Va ti căng còn gửi cho giáo hội Công giáo Việt Nam "Thông điệp bách chu niên" của giáo hoàng Gioan Pôn II, một văn kiện phản ánh chiến lược "xã hội Công giáo" của tòa thánh trong bối cảnh thế giới "một siêu cường" (theo quan niệm của họ). Về thực chất, đây là một văn kiện chống CNXH vàCNCS trên cả hai bình diện học thuyết và hiện thực, rất phù hợp với quan điểm phản động chống học thuyết Mác và CNXH hiện thực của bọn đế quốc trong chiến lược diễn biến hòa bình.

Vậy là trong giai đoạn hiện nay, đế quốc Mỹ và Va ti căng vẫn đang thực hiện chiến lược sử dụng các tôn giáo nói chung, giáo hội Công giáo nói riêng vào mục đích chính trị đen tối của chúng, thực hiện diễn biến hòa bình ở Việt Nam.

Tuy nhiên, phương thức lợi dụng tôn giáo đã có phần thay đổi, từ chỗ trước đây thành lập các tổ chức chống phá cách mạng công khai, điên cuồng, chuyển sang phương thức mềm dẻo và "hợp thời" hơn (song bản chất phản động vẫn không thay đổi), vì thế mà cũng nguy hiểm hơn. Nó có thể tạo nên tư tưởng lơ là, mất cảnh giác, hữu khuynh trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

Song song với việc lợi dụng Công giáo, Mỹ còn đạo diễn các hệ phái Tin lành nước ngoài tác động trực tiếp vào các tổ chức Tin Lành trong nước, cung cấp tài chánh cho các hệ phái trong nước hoạt động nhằm củng cố tổ chức, phát triển tín đồ, mở rnang địa bàn ảnh hưởng lên vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên. Ðẩy mạnh công cuộc truyền giáo vào đồng bào các dân tộc ít người, Ðế quốc Mỹ đang muốn diễn lại mô hình "truyền giáo - xâm lăng" của thực dân Pháp thuở xưa, nhưng ở một trình độ cao hơn, bằng những thủ đoạn tinh xảo hơn và phương tiện truyền giáo hiện đại hơn !...

Chính nhờ có sự hậu thuẫn của đế quốc mà những năm qua đạo Tin lành ở nước ta phát triển với tốc độ rất nhanh.

Năm 1945: cả nước có 6,000 tín đồ.
Năm 1954: cả nước có 50,000 tín đồ.
Năm 1995: cả nước có 300,000 tín đồ.

Vậy là chỉ trong vòng một nửa thế kỷ, số tín đồ đã tăng gấp 50 lần. Nhất là trong mười năm trở lại đây, đạo Tin lành phát triển với tốc độ không ngờ ở một số địa bàn. Chẳng hạn:

Tại các tỉnh miền núi phía Bắc: Mặc dù đã tiếp cận với đồng bào dân tộc từ năm 1986, nhưng từ năm 1991 đến nay đã phát triển thành phong trào. Số tín đồ tăng từ 0 lên 5 vạn người.

Vùng Tây nguyên: Năm 1975 mới có 5 vạn tín đồ, gần đây phát triển nhanh, chủ yếu ở thị xã, thị trấn, thị tứ và vùng có đồng bào dân tộc ít người. Ðến nay con số này đã lên tới 20 vạn tín đồ.

Bọn đế quốc thừa biết là Nhà nước Việt nam không khuyến khích phát triển tôn giáo, nên chúng càng ra sức hỗ trợ cho các giáo hội phát triển tín đồ, mở rộng địa bàn; chúng hy vọng sẽ xảy ra sự đụng chạm giữa chính quyền cơ sở với tập hợp những người mới theo đạo Tin lành, (nhất là với các đối tượng truyền đạo đang hoạt động bất chấp sự phản ứng của chính quyền). Ðể rồi từ đó, dần dần hình thành "một cách tự nhiên" luồng suy nghĩ mặc cảm, oán ghét chính quyền trong dân chúng. Khi mâu thuẫn đó phát triển đến mức độ nhất định, địch sẽ biến số quần chúng này trở thành lực lượng đối trọng với Nhà nước. Có thể nói đây là một thủ đoạn "ly gián" rất tinh vi, rất xảo quyệt.

III/ MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NHẰM PHÒNG, CHỐNG ÐỊCH LỢI DỤNG TÔN GIÁO TRONG TÌNH HÌNH MỚI.

Âm mưu của địch lơi dụng tôn giáo để chống phá cách mang rất nham hiểm, song việc chúng có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào phía ta. Nhiệm vụ bao trùm hiện nay là: bằng mọi cách, chúng ta phải làm mất cơ sở lợi dụng của địch. Muốn vậy, cần thực hiện tốt những nội dung sau đây:

1. Phải có chủ chương, chính sách đúng, phù hợp với tình hình, làm cho đồng bào có tôn giáo yên tâm tin tưởng vào Ðảng và Nhà nước. Các cấp phải tổ chức thực hiện đúng cả chủ chương, chính sách đó, làm cho nó đi vào cuộc sống.

2. Việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của dân, đảm bảo cho các tín đồ (người thực sự có niềm tin tôn giáo) có nơi để thờ tự, có kinh sách để đọc, có người tốt hướng dẫn việc đạo, đồng thời phải quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng và mọi hoạt động tôn giáo, xã hội của các tổ chức tôn giáo, không được lơ là cảnh giác, buông lỏng công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

Trong thực tiễn, điều khó nhất là phân biệt hoạt động tôn giáo chính đáng đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người có đạo với những hoạt động mê tín dị đoan và những âm mưu, hành động lợi dụng tôn giáo lôi kéo đồng bào có đạo vào các hoạt động phá hoại cách mang. Cùng một hành động có khi mang ý định lành mạnh, có khi chứa đựng dụng ý xấu; hoặc có khi ý đồ xấu của một số phần tử thù địch xâm nhập và ẩn dấu dưới những hoạt động bình thường của đông đảo đồng bào có đạo.

Vì vậy, cần phải cố gắng phân tích, tách yếu tố chính trị phản động ra khỏi yếu tố tôn giáo thuần túy.

3. Giúp đỡ các giáo hội xây dựng tổ chức và duy trì đường hướng hành đạo theo đúng tinh thần của nước Việt Nam độc lập, có chủ quyền.

"Nhưng đất nước độc lập thì tôn giáo cũng phải được độc lập, các tôn giáo phải hành đạo đúng với tư cách tôn giáo ở một nước độc lập tự chủ. Các tôn giáo, nhất là thiên chúa giáo, không thể lệ thuộc bên ngoài. Phải nâng cao ý thức dân tộc của chức sắc và giáo dân."

(trích bài phát biểu hướng dẫn tổng kết nghị quyết 24 của Bộ chính trị - của dồng chí Phạm Thế Duyệt, UVBCT).

4. Ra sức cũng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân trong đó có đông bào theo các tôn giáo. Muốn đoàn kết được, trước hết phải xóa bỏ định kiến, mặc cảm hiện nay đang tồn tại ở cả hai phía: cán bộ và nhân dân, đồng thời phải đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện kích bác, gây chia rẽ giữa lương và giáo, giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa quần chúng có đạo với chính quyền địa phương.

"Quan điểm của Ðảng cũng như tư tưởng của Bác Hồ hoàn toàn xa lạ với thái độ kỳ thị tôn giáo, chỉ thấy những biểu hiện tiêu cực, trái khoa học mà bỏ qua mặt tích cực, coi tôn giáo chỉ có tác dụng xấu.

Trong đời sống thực tế, nổi lên tình hình khá phổ biến là đồng bào có đạo thường tích cực tham gia làm việc nghĩa, ít tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội; các hình thức hoạt động xã hội tự quản của dân cư, hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để giữ gìn trật tự trị an, giải quyết các tranh chấp nội bộ, chống các tệ nạn xã hội và hành vi phạm pháp cũng xuất hiện sớm và phát triển nhanh ở một số nơi đồng bào có đạo; những cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí, xây dựng gia đình và khu dân cư văn hòa mới cũng được đông bào có đao nhiệt tình hưởng ứng tham gia.

Những kinh nhiệm và mô hình tốt, thể hiện mặt tích cực của đồng bào có đạo cần được tổng kết và nhân rộng. Ðồng thời đó là căn cứ thực tế giúp cho việc khắc phục thái độ còn hẹp hòi, nặng về đối phó của một số cán bộ, đảng viên và cơ quan chính quyền đối với tôn giáo, dẫn tới việc làm sai chính sách khiến cho chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo ở một số nơi còn giữ mặc cảm, nghi kị đối với chính sách của Ðảng và Nhà nước ta".

(trích phát biểu của Phó thủ tướng: Phan Văn Khải, UVBCT, tại hội nghị tổng kết hướng dẫn nghị quyết 24/NQ/TW).

5. Xây dựng và phát triển phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong vùng đồng bào có dạo. Song, nội dung phải thiết thực, sát với đặc điểm từng nơi. Phong trào phát triển [13] tốt, chính là tại thế trận "thiên la địa võng" làm cho kẻ địch khó bề hoạt động, đụng vào đâu cũng vấp phải sức phản kháng tại chỗ.

6. Làm tốt công tác nắm các chức sắc, chức việc, giáo sĩ để tranh thủ họ. Ðối tượng đầu tiên mà địch nhắm tới để lợi dụng là đội ngũ, chức sắc, chức việc, giáo sĩ (nhất là chức sắc cao cấp trong các giáo hội), thủ đoạn của địch là gây chia rẽ trong nội bộ các chức sắc, tạo ra xu hướng ly khai trong một số giáo sĩ để rồi lợi dụng họ vào mục tiêu chống phá cách mạng. Vì vậy, nếu ta tranh thủ được đội ngũ này tức là đã làm mất đi cơ sở lợi dụng quan trọng của địch. Muốn thế ta phải tôn trọng họ, hiểu từng người một, tranh thủ mặt tích cực của họ dù là nhỏ. Khi xuất hiện xu hướng ly khai phải xử lý kịp thời, không để đích tạo dựng ngọn cờ rồi tập hợp lôi kéo quần chúng chống phá ta. Phải chủ động, không để sự việc xảy ra rồi mới tập trung giải quyết.

7. Khi giải quyết các vấn đề tôn giáo phức tạp, cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

- Chủ trương giải quyết thế nào là do ta, nhưng phải lấy giáo hội để giải quyết vần đề của giáo hội (thông qua các chức sắc tiền bộ). cơ quan điều hành của giáo hội có trách nhiệm về mọi vấn đề có liên quan đến tôn giáo, xã hội xảy ra trong phạm vi quản lý của mình, vì vậy họ không thể từ chối trách nhiệm khi ta yêu cầu phối hợp giải quyết.

- Việc giải quyết các vấn đề tôn giáo phức tạp phải êm và gọn, không để lây lan, phát triển thành điểm nóng, nên khoanh lại từng vùng, từng việc một để giải quyết cho ổn. Không để các thành phần chống đối liên kết thành tổ chức. Khi phát hiện có sự liên kết trong và ngoài nước, cần phải có kế hoạch "phá" càng sớm càng tốt. Phải giải quyết cả những vấn đề "bên trong" và "bên ngoài", nhưng "trong" là chính - làm mất cơ sở của địch ở bên trong là chính.

- Khi giải quyết một vấn đề tôn giáo phức tạp (hoặc liên quan đến tôn giáo) vấn đề quan trọng là phải ổn định được tình hình, giữ vững được đoàn kết, không tạo ra kẽ hở để địch có thể kích động lợi dụng quần chúng. Nếu xử lý mà không ổn định được tình hình thì phải coi việc xử lý đó là không đạt yêu cầu và phải xem xét lai.

- Trong quá trình giải quyết, có thể kết hợp một cách khéo léo, hài hòa giữa "luật đạo" và "luật đời", tuy nhiên vẫn phải bảo đảm nguyên tắc chung là "luậït đạo" phục tùng "luật đời" (luật pháp nhà nước).

8. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng kiến thức khoa học, kỹ thuật, hình thành chủ nghĩa vô thần cho quần chúng có đạo bằng nhiều cách, thông qua nhiều con đường (như: Giáo dục, nghệ thuật, truyền thông đại chúng, phim ảnh, báo chí, băng dằi,...).

Nói tôn trọng tự do tín ngưỡng không có nghĩa là khuyến khích phát triển tôn giáo. Trong một điều kiện nhất định, khi tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo còn tồn tại như một hiện tượng khách quan, khi nó còn là nhu cầu của một bộ phâÏn nhân dân thì nhà nước của dân có trách nhiệm tạo điều kiện để bộ phận quần chúng đó thức hiện nhu cầu tâm linh của mình. Song, tôn giáo bao giờ cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tiêu cực của tôn giáo luôn luôn ảnh hưởng ngược chiều đến sự phát triển của cá nhân và sự tiến bộ xã hội. Bây giờ không phải là lúc ngồi tranh cãi suốt ngày xem "vô thần" đúng hay "hữu thần" đúng. Vả lại , làm như vậy không khéo chúng ta lại trúng kế của địch: chúng đang muốn khoét sâu mâu thuẫn giữa "vô thần" và "hữu thần", giữa cộng sản với người theo tôn giáo, muốn chuyển hóa mâu thuẫn nội bộ thành mâu thuẫn đối kháng để chúng lợi dụng. Cái cấp thiết hiện nay là nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sự hiểu biết về những kiến thức khoa học, kỹ thuật cần thiết nhất, trên cơ sở đó mà hình thành và phát triển chủ nghĩa vô thần trong nhân dân. Chính khoa học - kỹ thuật - công nghệ sẽ là lực lượng chủ công để giải quyết một cách cơ bản sự tồn vong của tín ngưỡng và tôn giáo.

9. Phải hết sức chú trọng vấn đề nhân sự của giáo hội ở tất cả các cấp, vì đường hướng hoạt động của tổ chức tôn giáo phụ thuộc rất lớn vào lập truờng quan điểm, tư tưởng, phẩm hạnh... của đội ngũ này. Nhân sự là vấn đề nội bộ, nhưng chính quyền các cấp phải "điều khiển" được ở một mức độ cần thiết. Mặt khác phải chủ động trong việc hướng dẫn các tổ chức tôn giáo bồi dưỡng nhân sự cho chính họ.

10. Tăng cường chất lượng công tác tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc ít người dang bị ảnh hưởng của đạo "tinh lành". Nhìn chung hiệu quả tuyên truyền của ta còn thấp, có lẽ do ta chưa thoát khỏi phương pháp tuyên truyền cũ, lời lẽ tuyên truyền nhiều khi còn mang nặng tính chất áp đặt, vội vàng muốn ăn ngay, tuyên truyền theo kiểu trực diện . Phải cải tiến công tác này cả về nội dung, hình thức và phương pháp sao cho: Người được tuyên truyền cảm thấy như là mình không bị tuyên truyền!... Khi đó mới trở thành "nghệ thuật tuyên truyền". Cũng nên tìm hiểu cách tuyên truyền của "phía bên kia" để ta nghĩ cách "phản " lại, đồng thời cũng là để rút kinh nghiệm cho ta trong việc lựa chọn hình thức, phương pháp tuyên truyền như thế nào cho thích hợp nhất.

Ðể chống đích lợi dụng tôn giáo có hiệu quả, cần phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Tuy nhiên nếu làm tốt mười nhiệm vụ nói trên, đồng thời thường xuyên tổng kết đúc rút kinh nghiệm, kết hợp với những vaÏn dụng kinh nghiệm của các tỉnh bạn, thì công tác chống địch lợi dụng tôn giáo ở tỉnh ta nhất định sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Lào cai, ngày 24 tháng 12 năm 1998.
Lê Khả Tín, nghiên cứu và bình chú, 2001.