Sáng sớm Thứ ba 23/11/2010, trong một chiến dịch gọi là Operation Entity, lực lượng cảnh sát bang Victoria đã huy động một lực lượng đông đảo lên đến 630 nhân viên công lực, cùng với nhiều nhân viên của lực lượng cảnh sát Liên Bang, và các ban ngành chính phủ tiểu bang và liên bang khác như Thuế Vụ, Di Trú, Hải Quan,… để thực hiện một cuộc bố ráp lớn chưa từng có trong lịch sử của tiểu bang Victoria, Úc Châu. Cùng lúc, lực lượng cảnh sát Tân Tây Lan (New Zealand) cũng bố ráp nhiều nơi tại đảo quốc ít dân này. Điều đáng nói ở đây là có dính líu đến người Việt Nam.
Từ 7g sáng ngày Thứ Ba, cảnh sát đã đồng loạt ập vào 68 căn nhà rải rác trên toàn tiểu bang Victoria, nhiều nhất là các vùng thuộc thành phố Melbourne, những khu vực có người Việt sinh sống. Kết quả, cảnh sát đã tịch thu được tất cả gần 8,000 cây cần sa đang chờ thu hoạch, cùng một số lượng lớn thuốc lắc cũng như tiền mặt & tài sản có giá trị khoảng 22 triệu đô Úc. 43 kẻ tình nghi bị bắt giữ tại chỗ và ngay trong ngày hôm nay có 3 kẻ trong số này bị đưa ra tòa.
Từ 7g sáng ngày Thứ Ba, cảnh sát đã đồng loạt ập vào 68 căn nhà rải rác trên toàn tiểu bang Victoria, nhiều nhất là các vùng thuộc thành phố Melbourne, những khu vực có người Việt sinh sống. Kết quả, cảnh sát đã tịch thu được tất cả gần 8,000 cây cần sa đang chờ thu hoạch, cùng một số lượng lớn thuốc lắc cũng như tiền mặt & tài sản có giá trị khoảng 22 triệu đô Úc. 43 kẻ tình nghi bị bắt giữ tại chỗ và ngay trong ngày hôm nay có 3 kẻ trong số này bị đưa ra tòa.
Những căn nhà bị bố ráp thuộc các các vùng (suburbs) nội ô, kể cả ngoại ô như sau:
Albanvale, Altona Meadows (2 căn), Ballarat, Berwick, Burnside (2 căn), Burnside Heights (9 căn), Cairnlea (2 căn), Caroline Springs (2 căn), Dandenong North (3 căn), Derrimut, Elphinstone, Footscray West, Hallam, Hampton Park, Hillside, Hopper’s Crossing, Kings Park (6 căn), Learmouth, Oakleigh East, Melton, Melton South, Narre Warren South, Noble Park (3 căn), Noble Park North, Springvale (5 căn), Springvale South (2 căn), St Albans (2 căn), Stawell (2 căn), Tarneit (2 căn), Taylor’s Hill (2 căn), Tyrendarra, Wyndham Vale (3 căn).
Trong số này nối bật nhất phải kể đến những căn nhà ở đường Green Road vùng Wyndham Vale (phía Tây Melbourne); đường President Road, vùng Narre Warren South, đường Ural Court vùng Dandenong North và các vùng Hallam, Springvale South (phía Đông Melbourne).
Cảnh sát tịch thu những dụng cụ tối tân dùng để thu hoạch cần sa từ căn nhà trên đường Ural Court vùng Dandenong North (Ảnh chụp của Valeriu Campan)
Cảnh sát đã mở chiến dịch và theo dõi băng nhóm này từ 2 năm qua, và cho biết đây là băng nhóm có “tổ chức” và “có mối liên hệ chặt chẽ với Việt Nam”. Băng nhóm này có chân rết ở New Zealand, đã làm ra và buôn bán số lượng cần sa, bạch phiến lên đến 400 triệu đô. Phần lớn lượng tiền mặt này được chuyển về Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau và có một phần trong số này lại quay về Úc với bằng bạch phiến, thuốc lắc.
Tuy chỉ đề cập băng nhóm này là người Việt, nhưng cộng đồng Việt Nam tại Melbourne và Úc đều biết rõ mươi mười là các băng nhóm “trồng cỏ” đều có nguồn gốc xuất phát từ miền Bắc Việt Nam. Đây là những tay anh chị có thâm niên “trồng cỏ” lâu năm, thường thuê mướn các căn nhà rồi dụ dỗ hoặc thuê mướn du sinh, hoặc người từ Việt Nam bằng visa du lịch để trông coi, chăm sóc các khu vườn này. Càng ngày kỹ thuật trồng được các băng nhóm này nâng cao, tinh vi hơn, từ khâu tưới nước, sưởi ấm bằng điện,… cho đến khâu vận chuyển.
Đã từ lâu, tại nhiều nơi trên thế giới có người Việt sinh sống nói chung, vấn đề trồng cần sa và buôn bạch phiến từ Việt Nam sang đã là một vấn đề nhức nhối trong cộng đồng Việt Nam.
Riêng tại Úc, nơi được xem là có nặng tay hơn một chút so với các phương Tây khác đối với những kẻ buôn bán bạch phiến trồng cần sa, thì cộng đồng người Việt Tỵ Nạn tại đây luôn có quan điểm cứng rắn trong vấn đề này, luôn ủng hộ và giúp đỡ cảnh sát trong việc bài trừ tệ nạn ma túy. Người Việt Nam được lực lượng cảnh sát khuyến khích tố cáo những kẻ gieo rắc cái chết trắng, gây nguy hại cho cộng đồng.
Thể hiện quan điểm này, ngay sau khi cuộc bố ráp đồng bộ xảy ra, tối hôm qua 23/11 ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do bang Victoria đã có ngay thông báo báo chí về vụ việc này. Ông nói:
“Cộng đồng người Úc gốc Việt chúng tôi luôn thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với các hoạt động phi pháp như: buôn người, rửa tiền, và buôn bán bạch phiến của những băng nhóm tội ác có các mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ CSVN. Hành động phạm pháp của những kẻ này, mà trong đó có rất nhiều người đến Úc bằng visa học sinh hoặc du lịch, đã hủy hoại thanh danh của một cộng đồng tỵ nạn Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho nước Úc trong suốt 35 năm qua”.
Ông cũng kêu gọi chính phủ phải mạnh tay với những kẻ này bởi vì “Cộng đồng chúng tôi không dung dưỡng, thương hại những kẻ trồng cần sa, buôn bán bạch phiến”.
Úc Châu, ngày 24/11/2010.
© Lê Minh