"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Donnerstag, 25. November 2010

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TỪ SAU CÔNG ĐỒNG VATICAN II

NGUYỄN HỌC TẬP
 (Viết theo tài liệu của Cha Bartolomeo Sorge S.J., Giám Đốc bán nguyệt san  CIVILTÀ CATTOLICA ( 1973-1985); Cựu Viện Trưởng Học Viện Istituto di formazione Politica PEDRO ARRUPE ).

" Duc in altum " ( Lc 5, 4)," Hãy ra khơi ",  Giáo Hội được  mời gọi " hãy ra khơi ", mới bắt được nhiều cá đem về cho Chúa.
Đó là những gì lý tưởng canh tân mà Công Đồng Vatican II để lại cho Giáo Hội sau khi đã kết thúc, từ năm 1965. 

Từ đó đến nay, Giáo Hội đã và đang thực hiện cuộc hành trình ra khơi đánh cá, rao giảng Phúc Âm. Nhưng cuộc " hải trình " không phải lúc nào cũng là chuyến đi trực tuyến, bởi lẽ các cơn bảo táp và trở ngại cũng không thiếu. 

Dưới đây chúng ta thử cùng hội nhập vào con thuyền của Giáo Hội, cùng " ra khơi " với Giáo Hội, đặt mình vào hoàn cảnh mà Giáo Hội đang lữ hành trên chuyến đi thực hiện sứ mạng của mình, dưới sự hướng dẫn của các vị " Thuyền Trưởng ", đó là
   - Đức Thánh Cha Phaolồ VI,
   - Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II, và
   - Đức Thánh Cha Benedictus XVI.

I - Đức Thánh Cha Phaolồ VI

Chúng ta có thể nói chương trình " ra khơi " đánh cá cho Chúa Ki Tô của Đức Thánh Cha Phaolồ VI đưọc phát hoạ dưới hình thức ba vòng tròn đồng tâm trong tinh thần đối thoại của ngài: đó là đối thoại a) trong nội bộ Giáo Hội, b) với các Giáo Hội chị em và với các tôn giáo khác và c) với thế giới.

1 - Trong Giáo Hội

Mối quan tâm đầu tiên của Đức Phaolồ VI là tìm cách khởi xướng và phát huy sự thông hiệp nội tại trong Giáo hội ( Ecclesia ad intra), bằng cách chú y đến công cụ đối thoại như là phương tiện được Công Đồng Vatican II đặc tâm lưu ý đến.

Canh tân hoá phương thức mục vụ và các cấu trúc của Giáo Hội, qua việc đối thoại và sự tham dự có trách nhiệm của các tín hữu. Đó là mục đích cố định và trường kỳ của Đức Phaolồ VI, cũng còn được gọi là Đức Thánh Cha Montini ( do tên họ của ngài, như thói quen người Ý thường gọi nhau bằng họ, hơn là bằng tên riêng ).

Hôm nay trên 30 năm sau triều đại giáo hoàng của ngài ( Phaolồ VI, 1965-1978), chúng ta có thể đánh giá lịch sử một cách chính xác hơn - có thể nói là động tác của ngài là động tác cách mạng - việc Đức Phaolồ VI dùng phương tiện đối thoại trong nội bộ của Giáo Hội, để thực hiện chỉ thị của Công Đồng Vatican II, 

- được khởi đầu bằng cách  thiết lập Thượng Hội Đồng Giám Mục ( 1965): trong triều đại giáo hoàng của ngài có đến 5 Thượng Hội Đdồng Giám Mục được triệu tập ( 4 lần là những cuộc Đại Hội thường nhiệm, 1967, 1971, 1974 và 1977; và 1 lần Đại Hội bất thường 1969). Ngoài ra những vấn đề mà Thượng Hội Đồng phải đối phó, bàn cải và giải quyết, công đức lợi ích đáng chú ý đó là nhờ vào các dịp gặp gỡ nhau, các Giám Mục hiểu biết nhau hơn, hiểu biết những vấn đề của Giáo Hội nhiều hơn và vì đó tăng cường hơn tinh thần trách nhiệm và làm việc tập thể hơn, chỉ bảo cho nhau phương thức định chuẩn giá trị một cách thoả đáng hơn các đóng góp từ các Giáo Hội địa phương, cũng như nhận biết và cám ơn các ơn sủng của Chúa Thánh Thần được ban cho và trở nên động lực thúc đẩy từ nền tảng cộng đồng dân Chúa. 

   - cũng cùng trong một ý nghĩa đó, chúng ta có thể chuẩn định được giá trị việc thiết lập Hội Đồng Giám Mục Quốc Gia, làm cho vai trò của các Giáo Hội địa phương trở nên sống động tích cực hơn trong cộng cuộc rao giảng Phúc Âm, cũng như làm cho cộng đồng dân Chúa địa phương ý thức hơn, tham dự một cách có ý thức và trách niệm hợn vào đời sống của Giáo Hội hoàn vũ.

 - nhưng điều đáng nói hơn nữa, đó là việc nới rộng cho sự tham dự của các tín hữu giáo dân nam nữ, vào các cơ cấu mục vụ không những địa phương, mà còn cả vào các cấu trúc mục vụ của Giáo Hội  hoàn vũ, được thiết lập năm 1976, qua việc thiết lập Thánh Bộ Giáo Dân và Thánh Bộ Công Lý và Hoà Bình.

Nhưng sức cố gắng phi thường để cập nhật hoá các cấu trúc của Giáo Hội và chuyên cần mở rộng thêm các lãnh vực đối thoại mới trong nội bộ Giáo Hội, trong triều đại giáo hoàng Đức Phaolồ VI, không bao giờ tách rời khỏi mối chăm  lo ưu tiên cho công cuộc canh tân chính đáng và thích đáng nội tâm, mà ngài nghĩ rằng đó là linh hồn chỉ thị canh tân của Công Đồng Vatican II.

Chúng ta không thể hiểu được thái độ luôn luôn nhấn mạnh đến việc đối thoại của Đức Phaolồ VI, nếu chúng ra bỏ qua xác tín bất di dịch của ngài. Đó là các việc canh tân bêb ngoại phải cùng đi song hành với cuộc cải hoá nội tâm, nghĩa là cùng với việc các tín hữu được triển nở thêm trong đức tin và bác ái.    

Nếu ngài nhìn thấy trong đối thoại là phương tiện cần phải dùng và ưu tiên để canh tân Giáo Hội, thì không thể chối cải được mục đích mà ngài nhằm đến trước tiên là sự thông hiệp trong Giáo Hội,
   * phải được kiến tạo bên cạnh Phép Thánh Thể
   * và bên cạnh Lời Chúa,
dưới sự hướng dẫn của những ai mà Chúa Thánh Thần đã thiết lập thành mục tử.

Từ đó chúng ta hiểu được tại sao Đức Phaolaồ VI nhấn mạnh dường như trong mỗi bài diễn văn của ngài về đặc tính ưu tiên của " sự thông hiệp gia đình " trong Giáo Hội, nghĩa là
   * giữa các tín hữu với Chúa,
   * giữa họ với nhau
   * và giữa họ với các mục tử. 

Đó là sự thông hiệp được xây dựng trong đức tin, cấu trúc trong bác ái, được nuôi dương bằng lời cầu nguyện, được làm dậy men qua cuộc đối thoại thân hữu:
   - " Chúng ta ao ước biết bao hưởng được việc đối thoại gia đình nầy của đức tin, đức bác ái và bằng các động tác . Chúng ta ao ước biết bao có được cuộc đối thoại đó đầy tâm huyết và trong tâm tình gia đình ! Cuộc đối thoại đầy cảm nhận biết bao đối với tất cả cácc chân lý, các nhân đức, các thực tại của gia tài tín lý và thiêng liêng của chúng ta. Cuộc đối thoại thành thật và đầy cảm động biết bao trong lãnh vực thiêng liêng đích thực " ( ĐGH Phaolồ VI, Ecclesiam suam, 1964, in Enchiridion Vaticanum, vol. II, EDB, Bologna 1976, n. 208, p. 295).

Qua ý nghĩa vừa kể, đối thoại  quan niệm đối thoại của Đức Phaolồ VI,đối thoại không có nghĩa là nhượng bộ, yếu hèn hay nhường bước, cuối đầu vâng dạ đối với thái độ giải thích kém trung thực hơn hay kém sáng sủa hơn sứ điệp Phúc Âm và Quyền Huấn Dụ của Giáo Hội. Đối thoại là thái độ bàn thảo cởi mở, tôn kính nhau, nhưng lúc nào cũng  nhằm đi đến chân lý, sự thật và công bình và lợi ích chính đáng.

Có nhiều người, trong thời gian tiên khởi hậu Công Đồng, ngã sa vào chước cám dỗ cho rằng, để cho cuộc đối thoại trở nên dễ dàng, cần phải " làm êm dịu bớt " hay " ám khói bớt đi " Phúc Âm và lời giảng dạy của Giáo Hội, ngay cả đối với những điểm không phải là thứ yếu, tốt hơn là đừng nhấn mạnh đến uy quyền tín lý của hàng giáo phẩm.

Trước các cuộc sinh sôi nẩy nở các trường hợp " phản kháng " trong Giáo Hội, " Đức Giáo Hoàng đối thoại Phaolồ VI "  cảm tấy cần phải dành Năm Thánh 1975 cho chủ đề hoà giải trong Giáo Hội, bằng cách mãnh liệt tố cáo mối nguy hiểm của " phong trào phân cực ly khai " ( polarizzazione di dissenso ) ( ĐGH Phaolồ VI, Paterna cum benevolentia, 1974, in Enchiridion Vaticanum, vol. V, EDB, Bologna 1976, n. 838, p. 545).

Ngài nhấn mạnh đến một điểm, mà chúng tôi nghĩ rằng đó là điểm thiết yếu :  việc đối thoại trong Giáo Hội không thể nào được xảy ra gây thiệt hại cho sự kính trọng phải có đối với uy quyền được Chúa Ki Tô thiết định:

   - " Lòng ao ước xây dựng  liên quan đến các mối tương quan nội bô trong Giáo Hội qua tinh thần đối thoại giữa các thành phần trong cộng đồng, trong đó có đức bác ái và nguyên tắc cấu trúc, không cất đi việc thực hành nhân đức vâng lời nơi đâu phận vụ của chính uy quyền một bên, phận vụ của đức vâng lời phía bên kia, được phát biểu lên do thứ bậc phải có cho mỗi tổ chức xã hội, nhứt là được nói lên do cấu trúc phẩm trật của Giáo Hội " ( ĐGH Phaolồ VI, Ecclesiam suam, id. n. 209, p. 295).  

Chính Đức Phaolồ VI không hề ngần ngại thách thức với quan niệm cho rằng thiếu tính cách đại chúng, mỗi khi ngài thấy cần phi can thiệp với uy quyền để bênh vực sự toàn vẹn của đức tin và nền luân lý Phúc Âm. 

Thái độ đó  khiến cho Đức Thánh Cha phải có thái độ anh dũng mỗi khi ngài phải can thiệp bằng quyền năng của mình. Cách hành xử đó càng làm cho ngài gặp khó khăn hơn nữa, đối với một người có trí khôn sắc bén và cởi mở, một con người có cảm nhận tân tiến với văn hoá và tâm lý tế nhị, làm cho đôi khi khiến cho ngài có vẻ lưỡng lự. 

Chúng tôi nghĩ rằng chứng cứ cho thấy sự tự do nội tâm và lòng trung thành với sứ mạng  được giao phó, mà trong đó Đức Phaolồ VI đã phải đối diện và phát động phương thức đối thoại trong nội bô Giáo Hội, đó là những gì còn được ghi lại trong lời kết thúc Năm Thánh 1967-1968, " il Credo del Popolo di Dio " , trong đó ngài tuyên xưng đức tin của mình, mà ngài vẫn thường lập lại và giữ cho đến chết ( 1978).

   2 - Đối thoại hiệp nhứt Ki Tô giáo và liên tôn. 

Đối thoại hiệp nhứt Ki To giáo và liên tôn là vòng đồng tâm thứ hai mà Đức Giáo Hoàng Phaolồ Vi hằng dùng hết tâm lực để thực hiện. Công Đồng Vatican II với Đức Gioan XXIII đã bắt một cây cầu hướng về phia các anh em ly khai và về hướng các tôn giáo nhất  thần lớn ( monothéiste). 

Nhưng cuộc " đối thoại bác ái " đó của Công Đồng và của Đức Gioan XXIII đã trở thành cuộc " đối thoại chân lý " khi đến lược Đức Phaolồ VI lên ngôn giáo hoàng.
Nhờ Đức Phaolồ VI mà Giáo Hội đã bước qua từ những cuộc xoá bỏ đi những nghị quyết " dứt phép thông công ",
   * từ cuộc ôm hôn Đức Giáo Phụ Atenagora ở Giêrusalem,
   * từ cuộc hôn chân Đức Thượng Phụ Melitone đến viếng Roma,
   * đến các thoa ước cho các nhóm hổn hợp nghiêng cứu về các chủ đề thần học quan trọng như Phép Thánh Thể và các Phép Bí Tích,
   * tiếp theo cuộc đối thoại hiệp nhứt Ki Tô giáo về những chủ đề tế nhị hơn, là nguốn gốc của sự ly tán các Giáo Hội.

Đức Phaolồ VI cũng đặc tâm lưu ý đến việc đối thoại liên tôn, ở tầm mức nghiêng cứu về tín lý và thần học, cũng như ở mức độ những động tác có ý nghĩa và chọn lựa can đảm. 

Điều đó cho thấy năm 1967, ngài xác nhận muốn giữ tồn tại Thánh Bộ Hiệp Nhứt Ki Tô Hữu, được Đức Gioan XXIII thiết lập năm 1960, đồng thời ngài cũng nới rộng thẩm quyền của Bộ đang bàn liên hệ cả đến Do Thái giáo, và năm 1967, ngài thiết lập một Ủy Ban   
đặt trách chuyên lo về các mối liên hệ tôn giáo với Do Thái giáo.

Ngoài ra, ngay trong thông Điệp Ecclesiam suam, Đức Phaolồ VI đã tỏ ra
   - " lòng kính trọng thương yêu " không những đối với các con cái của dân Do Thái, mà còn đối với tất cả những ai " thờ phượng Thiên Chúa theo quan niệm của tôn giáo nhất thần, nhứt là của Hồi giáo, đáng được ngưỡng mộ, bởi vì trong phượng tự của họ có những điều chính đáng và tốt lành, và cả đối với những tín đố các tôn giáo Á Châu và phi Châu " (ĐGH Phaolồ VI, Ecclesiam suam, Enchiridion Vaticanum, vol. II, EDB, Bologna 1976, n. 205 p. 289).

Bởi đó không có gì lạ, ngày Đức Phaolồ VI mất đi, bao nhiêu lời tuyên bố biết ơn ngài đã được gởi đến tứ khắp nơi, bởi những nhân vật có thẩm quyền về hiệp nhứt Ki Tô giáo. 

Giáo Phụ Constantinopoli, Dimotrios I, không ngần ngại tuyên bố rằng
   - "  ngài là Đức Giáo Hoàng của sự canh tân Giáo Hội Công Giáo Roma, của niềm hoà giải giữa các Ki Tô hữu, của sự cảm thông và cộng tác giữa tất cả các tôn giáo...Đức Phaolồ VI là người đã góp công cá nhân lớn lao vào công cuộc đối thoại giữa các Giáo Hội Chính Thống Giáo và Giáo Hội Công Giáo Roma, và người đã có công chuyển từ cuộc đối thoại vì bác ái sang trạng thái đối thoại thần học " ( L'Osservatore romano, 13.08.1978).

Đến phiên Đại Hội Thế Giới các Giáo Hội, trong bảnTuyên Ngôn ngày 08.08. 1978 đã xác nhận rằng
   - " 15 năm triều đại giáo hoàng của Đức Phaolồ VI sẽ được nhắc đến như là khoảng thời gian then chốt cho đời sống đời sống Giáo Hội Công Giáo và cũng như của đời sống các Giáo Hội Ki Tô giáo khác. Trong các năm đó, các nền tảng cho một niềm thông hiệp mới mẽ  và lâu dài giữa tất cả các Giáo Hội đã được đặt xuống " (ibid.).

Tuy vậy, mặc cho những bước tiến khả quan, Đức Phaolồ VI vẫn ý thức về chính mình, nếu bầu không khí có cảm tình thân thiện nhau, được phát sinh do " cuộc đối thoại bác ái " thương yêu , đã được dùng để làm tan đi các tiền kiến, xoá bỏ đi các mối bất tin tưởng nhau, và tạo điều kiện thuân lợi để hiểu biết và tôn trọng nhau hơn, thì phần cam go hơn trong cuộc hành trình vẫn còn phải được thực hiện, trước khi đạt đến niềm hoà giải đang mong ước trên phương diện giáo lý, tín lý và thần học.
   - " Mối suy tư về vấn đề được đề cập, làm cho chúng ta còn lo buồn ".
Và Đức  Phaolồ VI khiêm nhường thú nhận

   - " đó là làm cho chúng ta thấy được chính chúng ta, những ngưới chủ trương hoà giải, chúng ta lại là, bị các anh em ly khai lại cho là trở ngại của mục đích đó, vì quyền thượng đẳng ở đia vị danh dự và pháp lý, mà Chúa Ki Tô đã ban cho Tông Đồ Phêrô, và chúng ta là những người thừa kế của ngài ".

Kế đến sau khi đã nhấn mạnh rằng quyền thượng đẳng đó không phải là cản trờ cho việc hiệp nhứt, mà là nền tảng và bảo đảm thì đúng hơn, ngài kết luận, bằng cách nói lên việc đối thoại cần phải được tiếp tục và được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện:

   - " Trên bình diện đó cuộc đối thoại của chúng ta đang được làm cho thức tỉnh, là cuộc đối thoại trước khi diễn biến trong những cuộc đàm thoại huynh đệ, là cuộc đối thoại được thể hiện ra bằng cuộc hầu chuyện tâm tình với Cha trên trời, chìm ngập trong lời câu nguyện và trong hy vọng " ( ĐGH Phaolồ VI, Ecclesiam suam, id., n. 206, p. 293).

3 - Đối thoại với thế giới.

Sau cùng Đức Giáo Hoàng Phaolồ VI là " Đức Giáo Hoàng đối thoại với thế giới hiện đại ".
Đó là vòng đồng tâm thứ ba, được ngài nói lên trong Thông Điệp Ecclesiam suam . Nói đùng hơn, đối thoại với thế giới chiếm phần thứ nhứt trong Thông Điệp, bởi vì ngài quan niệm rằng việc đối thoại hiệp nhứt Ki Tô giáo phải nhằm thực hiện với mục đích quy về đối thoại với thế giới nói chung ( và nhứt là với các lãnh vực trần thế nói riêng ) và đối thoại trong nội bô của Giáo Hôi:

   - " Giáo Hội phải đối thoại với thế giới trong đó mình đang sống. Giáo Hội thể hiện mình là Giáo Hội bằng lời nói; Giáo Hội lthể hiện mình là Giáo Hội bằng sứ điệp;  Giáo Hội thể hiện mình là Giáo Hội bằng thảo luận " ( ĐGH Phaolồ VI, Ecclesiam suam, id..n. 192, p. 259).

Thông Điệp rút lấy đặc tính ưu tiên của của đối thoại giữa Giáo Hội và thế giới từ chính ý định của Thiên Chúa:
   - " Mạc khải, tức là mối tương quan siêu nhiên mà Thiên Chúa đã có sáng kiến thiết lập với loài người, có thể được biểu tượng như là trong một cuộc đối thoại, trong đó Ngôi Lời đã diễn tả mình ra trong biến cố Nhập Thể  và như vậy trong Phúc Âm...Chúng ta cần phải luôn luôn đặc tâm chú ý đến mối tương quan đối thoại không thể lu mờ và rất thiết thực nầy...để hhiểu được mối liên hệ nào chúng ta, nghĩa là Giáo Hội, phải tìm cách thiết lập và phát huy với nhân loại " ( ĐGH Phaolồ VI, Ecclesiam suam, id. n. 193-194, p. 263).

Mọi can thiệp quan trọng của triều đại giáo hoàng Phaolồ VI không có gì khác hơn là diễn tả thành thức tế mục vụ quan niệm thần học nầy về việc đối thoại giữa Giáo Hội và thế giới.
Chắc chắn không thể nào chúng ta có thể nhớ hết được.

Các lần can thiệp đó, khởi đầu từ Thông Điệp Populorum progressio, để đáp ứng lại những nhu cầu mới của một thế giới đang chuyển mình ( 1971); từ diễn từ tại Liên Hiệp Quốc chống lại chiến tranh ( 1965), 
   * đến việc bênh vực lực lượng campesinos trong diễn từ đầy mãnh lực ở Đại Hội Thánh Thể ở Bogotà ( 1968),
   * đến thái độ liên đới với các công nhân, được nói lên ở Genèvre, tại Trụ Sở Quốc Tế Làm Việc ( Bureau International de Travail ) ( 1969),
   * đến việc Toà Thánh ký kết các Thoả Ước Helsinki về an ninh và hợp tác ở Âu Châu ( 1973),
   * đến nhiều lần can thiệp cho hoà bình ở Việt Nam, Nigeria, Pakistan, Trung Đông,
   * đến việc thiết lập " ngày hoà bình " cần phải được cử hành mỗi năm vào ngày 01.01,
   * đến các chuyến đại công du mục vụ ở Châu Mỹ La Tinh, Phi Châu, Ấn Độ và Cận Đông.

Nhưng chúng ta có thể nói bước đường quan trọng nhứt được Giáo Hội thực hiện về chủ đề các mối tương quan với thế giới,  đó là nhờ động lực  Quyền Huấn Dạy và triều đại giáo hoàng Phaolồ VI, hệ tại ở tâm thức mới về mối tương quan nội tại chặt chẽ nối kết rao giảng Phúc Âm với việc thăng tiến con người.

Đức Phaolồ VI là một mẫu gưong sống động cho thấy rao giảng Phúc Âm và sự cứu chuộc của Chúa Ki Tô không phải là những gi xa lạ, ngoại cuộc đối với các nhu cầu và vấn đề, các đồ án, các mối lo âu và hy vọng trong cuộc sống con người. 

Đúng hơn, tất cả những gì vừa kể có thể được thực hiện hoàn hảo trong việc giải thoát con người khỏi tội lỗi và các điều bất hạnh của xã hội, là những gì phát xuất từ đó làm cản trở hay trì trệ việc thăng tiến đích thực con người.

Đức Phaolo VI nhấn mạnh:
   - " Chúng ta không thể cứu lấy thế giới đứng ở bên ngoài, cần phải, như Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể làm người, đồng hoá mình với thế giới, trong một cách nào đó, trong cách sống của của những người mà chúng ta muốn đem sứ điệp của Chúa Ki Tô đến cho; chúng ta cần phải chia xẻ, mà không đặt khoản cách đặc ân hay lằn mức ngăn chận với ngôn từ không thể hiểu được " ( ĐGH Phaolồ VI, Ecclesiam suam, id., n. 198, p.273).

Chúng tôi nghĩ rằng đây là gia sản qúy báu nhứt là Đức Thánh Cha Phaolo VI, " ĐTC của đối thoại ",  để lại cho chúng ta: ý thức mà ngài chuyển lại cho Giao Hội  đó là muốn được trung thành với sứ điệp tôn giáo của ơn cứu rổi mà Chúa Ki Tô ủy thác cho Giáo Hội,Giáo Hội được mời gọi hãy tiếp tục như Người, đảm nhận lấy các vấn đề và hy vọng của con người.