VOA- 7/2/2011 * Hôm qua, các trận đụng độ giữa binh sĩ Thái Lan và Kampuchia đã trở nên ác liệt hơn trong khi nhiều ngàn cư dân Thái bỏ Lan chạy khỏi những ngôi làng gần khu vực đền Preah Vihear đang có tranh chấp. Thủ tướng Kampuchia Hun Sen đã gửi thư tới Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) yêu cầu mở cuộc họp khẩn cấp nhằm chấm dứt cuộc giao tranh, theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Willliam Ide tại Washington.
Tối hôm qua, cư dân trong 3 ngôi làng của Thái Lan gần khu vực biên giới có tranh chấp đã bắt đầu di chuyển những khu lều tạm trú để tránh cuộc pháo kích.
Những dân làng này cho biết cuộc giao tranh này là cuộc chiến tệ hại nhất mà họ chứng kiến trong nhiều năm.
Một phụ nữ cao tuổi ngồi chen chúc với ngót một chục người khác phía sau một chiếc xe tải cho biết bà thấy nhiều đạn đại bác và đạn xẹt lửa bay qua làng nên bà bỏ chạy. Bà nói rằng đây là lần thứ nhì bà phải rời khỏi làng trong vòng 3 ngày.
Từ hôm thứ Sáu, binh sĩ biên phòng Thái Lan và Kampuchia đã tấn công nhau bằng súng, rocket và xe tăng ngang qua khu vực đang trong vòng tranh chấp chung quanh một ngôi đền Ấn giáo được xây từ thế kỷ thứ 11.
Theo lời một phát ngôn viên quân đội Thái Lan thì cuộc giao tranh hôm qua làm cho khoảng 10 binh sĩ bị thương. Thủ tướng Kampuchia Hun Sen cho biết các cuộc đụng độ gây nhiều thương vong và thiệt hại hơn.
Trong một bức thư gửi tới Hội đồng bảo an LHQ ngày hôm qua, ông Hun Sen tố cáo Thái Lan đã tiến hành điều ông gọi là “một cuộc xâm lược có vũ trang với qui mô toàn diện nhắm vào Kampuchia.” Ông nói Thái Lan đã bắn đại bác vào ngôi đền Preah Vihear và các khu vực lân cận. Chính phủ Kampuchia cho biết một phần của ngôi đền đã sụp đổ vì cuộc pháo kích này.
Thủ tướng Kampuchia nói rằng Thái Lan đã các quả đạn đại bác của Thái Lan đã rớt xuống khu vực sâu trong lãnh thổ Kampuchia đến 20 kilomét. Giới hữu trách Thái thì nói họ chỉ đáp lại cuộc pháo kích của Kampuchia.
Một phán quyết năm 1962 của Tòa án Quốc tế đã xác định ngôi đền Preah Vihear thuộc chủ quyền của Kampuchea. Nhưng quyết định này đã không giải quyết chủ quyền của khu đất quanh khu đền này.
Cuộc tranh chấp về khu vực đó đã bùng lên hồi năm 2008, khi UNESCO tuyên bố ngôi đền này là một di sản của thế giới. Kể từ đó đã xảy ra nhiều cuộc đụng độ nhỏ giữa quan đội hai nước.
Trong một cuộc biểu tình tại Bangkok hôm thứ Bảy, người biểu tình thuộc phong trào Liên minh Dân tộc tranh đấu cho Dân chủ đãõ đòi Thủ tướng Abhisit Vejjajiva từ chức. Họ yêu cầu chính phủ Thái có lập trường cứng rắn hơn đối với Kampuchia liên quan đến vấn đến ngôi đền đang trong vòng tranh chấp.
Hoa Kỳ kêu gọi cả hai nước tự chế. Hiệp hội các nước Ðông Nam Á, tức ASEAN, nói rằng tình hình ngày càng xấu hơn này tác hại tới niềm tin và có thể ảnh hưởng tới công cuộc phục hồi kinh tế trong khu vực.
Tối hôm qua, cư dân trong 3 ngôi làng của Thái Lan gần khu vực biên giới có tranh chấp đã bắt đầu di chuyển những khu lều tạm trú để tránh cuộc pháo kích.
Những dân làng này cho biết cuộc giao tranh này là cuộc chiến tệ hại nhất mà họ chứng kiến trong nhiều năm.
Một phụ nữ cao tuổi ngồi chen chúc với ngót một chục người khác phía sau một chiếc xe tải cho biết bà thấy nhiều đạn đại bác và đạn xẹt lửa bay qua làng nên bà bỏ chạy. Bà nói rằng đây là lần thứ nhì bà phải rời khỏi làng trong vòng 3 ngày.
Từ hôm thứ Sáu, binh sĩ biên phòng Thái Lan và Kampuchia đã tấn công nhau bằng súng, rocket và xe tăng ngang qua khu vực đang trong vòng tranh chấp chung quanh một ngôi đền Ấn giáo được xây từ thế kỷ thứ 11.
Theo lời một phát ngôn viên quân đội Thái Lan thì cuộc giao tranh hôm qua làm cho khoảng 10 binh sĩ bị thương. Thủ tướng Kampuchia Hun Sen cho biết các cuộc đụng độ gây nhiều thương vong và thiệt hại hơn.
Trong một bức thư gửi tới Hội đồng bảo an LHQ ngày hôm qua, ông Hun Sen tố cáo Thái Lan đã tiến hành điều ông gọi là “một cuộc xâm lược có vũ trang với qui mô toàn diện nhắm vào Kampuchia.” Ông nói Thái Lan đã bắn đại bác vào ngôi đền Preah Vihear và các khu vực lân cận. Chính phủ Kampuchia cho biết một phần của ngôi đền đã sụp đổ vì cuộc pháo kích này.
Thủ tướng Kampuchia nói rằng Thái Lan đã các quả đạn đại bác của Thái Lan đã rớt xuống khu vực sâu trong lãnh thổ Kampuchia đến 20 kilomét. Giới hữu trách Thái thì nói họ chỉ đáp lại cuộc pháo kích của Kampuchia.
Một phán quyết năm 1962 của Tòa án Quốc tế đã xác định ngôi đền Preah Vihear thuộc chủ quyền của Kampuchea. Nhưng quyết định này đã không giải quyết chủ quyền của khu đất quanh khu đền này.
Cuộc tranh chấp về khu vực đó đã bùng lên hồi năm 2008, khi UNESCO tuyên bố ngôi đền này là một di sản của thế giới. Kể từ đó đã xảy ra nhiều cuộc đụng độ nhỏ giữa quan đội hai nước.
Trong một cuộc biểu tình tại Bangkok hôm thứ Bảy, người biểu tình thuộc phong trào Liên minh Dân tộc tranh đấu cho Dân chủ đãõ đòi Thủ tướng Abhisit Vejjajiva từ chức. Họ yêu cầu chính phủ Thái có lập trường cứng rắn hơn đối với Kampuchia liên quan đến vấn đến ngôi đền đang trong vòng tranh chấp.
Hoa Kỳ kêu gọi cả hai nước tự chế. Hiệp hội các nước Ðông Nam Á, tức ASEAN, nói rằng tình hình ngày càng xấu hơn này tác hại tới niềm tin và có thể ảnh hưởng tới công cuộc phục hồi kinh tế trong khu vực.