"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Montag, 7. Februar 2011

Điều gì rút ra trước việc đưa tin tào lao của 2 tờ báo lớn

Phúc Lộc Thọ – Năm ngoái Báo Điện tử ĐCSVN đã thản nhiên đưa tin “ khách quan “, không bình luận trước việc hải quân Trung Quốc vào tập trận trong vùng biển Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam; Và đầu năm nay, Báo Nhân Dân lại vinh danh một viện sĩ được bầu bán bằng tiền túi của người được vinh danh từ một cơ quan học thuật rởm của Hoa Kỳ?

Vậy điều gì ẩn chứa đằng sau 2 sự cố đáng phê phán không chỉ về mặt nghiệp vụ báo chí mà cả về phương diện lập trường quan điểm được điều lệ Đảng quy định và tôn chỉ mục đích được Luận Báo chí và các văn bản dưới luật quy định rất chi tiết, cụ thể, đượcghi vào trong giấy phép xuất bản báo?

Xin lưu ý, báo chí Việt Nam đặt dưới quyền quản lý trực tiếp, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo điện tử ĐCSVN là cơ quan ngôn luận của Ban Tuyên giáo, cơ quan chuyên trách của BCHTW Đảng được giao trực tiếp chuyên trách theo dõi và định hướng hoạt động tuyên truyền giáo dục mà báo chí là công cụ hàng đầu; Còn Báo Nhân Dân thì chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư ? Đứng đầu Ban Tuyên giáo là 1 ủy viên Bộ Chính trị còn Tổng Biên tập Báo Nhân Dân là một ủy viên trung ương Đảng?

Một thực tế đang xảy ra: 2 tờ báo này hiện nay không phải là những tờ báo có số bạn đọc đông, hàng đầu trong đời sống thông tin báo chí, nguyên nhân chủ yếu: xuất phạt từ cung cách quản lý đưa tin của chính tờ báo này. Nếu ai chú ý theo dõi hay có dịp đôi ba lần cộng tác với 2 tờ báo này đều thấy: 2 tờ báo này đưa tin rất thận trọng, thường chỉ đưa tin những gì được các cơ quan chuyên trách ( TTXVN hoặc các cơ quan chính thống của Đảng và nhà nước) sàng lọc cung cấp…

Hai tờ báo này ít khi sử dụng tin bài do chính phóng viên của bản báo tự đi điều tra, thu thập đưa ra về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội đang nóng được bạn đọc quan tâm…Có thể nói, đội ngũ cán bộ làm báo của 2 tờ báo này xuất thân họ không phải là những nhà báo kém năng lực, càng không thể nghi ngờ lập trường quan điểm thế nhưng tại sao họ lại vấp phải những lỗi nặng, đáng tiếc như đã nêu ?

Thứ nhất do họ bị đào luyện lâu ngày trong cái lò bao cấp về tư tưởng, về nghề nghiệp đưa tin-báo chí nên họ dần trở nên xơ cứng, mất dần đi cái phản ứng nhạy bén tự nhiên của nghề báo: phát hiện thông tin, xử lý thông tin, sàng lọc, lựa chọn, kiểm chứng những thông tin mang tính dự báo, cảnh báo…

Sự riết róng của thao tác quản lý tại các tờ báo này tưởng là chặt chẽ, thận trọng hóa ra lại làm cho đội ngũ làm báo ở đây rất dễ trở thành những “ con gà công nghiệp “ khi đụng vào những thông tin nhạy cảm, nóng. Do đó, họ hoặc họ bị tụt hậu, hoặc chỉ đưa những chuyện an toàn, cả làng đã biết, đã quen nghe mà loại thông tin này thường là vô thưởng vô phạt . Các nhà báo ở đây thường mang bản năng: quen phục tùng cấp trên, họ quen nô lệ nhãn mác, họ quen chiều thuận mà thế nên họ dễ lóa, họ dễ bị lơ ngơ…

Không ai nghi ngờ Tổng Biên tập báo điện tử ĐCSVN có quan hề gì đó mờ ám với Trung Quốc; không ai đặt vấn đề nghi ngờ chuyện đưa tin cái ông viện sĩ bỏ tiền ra mua danh là có chuyện móc ngoặc, tư túi gì đó giữa đội ngũ biên tập viên của bản báo với ông Viện sĩ rởm kia ? Mà ở đây dù có “ hồng “ bao nhiêu nhưng do thiếu thông tin, không có thói quen nghề nghiệp; kiểm chứng, lật đi lật lại vấn đề mỗi khi quyết định đưa tin viết bài đưa lên mặt báo…Họ tin vào ông viện sĩ kia, họ cả tin vào mạng Hoàn Cầu, họ cả tin vào những lời nói xã giao của các ông lớn quen nói một đằng làm một nẻo, do đó mà họ quên rằng quan hệ Việt-Trung hiện nay đã có nhiều biến động và thay đổi về bản chất!

Do tính độc lập tương đối về nghề nghiệp làm báo của các phóng viên của các nhà báo trong 2 tờ báo trên yếu ớt; điều đó đã dẫn đến tin bài mà những tờ báo này đưa lên mặt báo đã không đáp ứng được nhu cầu bạn đọc và họ rất dễ lơ ngơ trước những thông tin tinh quái, bị thị trường lái, nhuộm ?

Nói cách khác, những nhà báo muốn trau dồi nghề nghiệp, muốn có một chút vốn liếng độc lập mang thuộc tính nghề nghiệp thì khó vào lọt cái “ khuôn vàng thước ngọc “ của những tờ báo như báo Nhân Dân…Điều đáng báo động là “ Cái khuôn vàng thước ngọc “ của 2 tờ báo này thực ra cũng đang được làm khuôn mẫu cho hàng trăm tờ báo “ lề phải “ khác noi theo; không ít các nhà báo hiện nay đang la lên là họ đang bị cung cách làm báo của  Báo Nhân Dân “ đồng hóa “…

Hiện nay chủ trương quản lý, điều chỉnh xã hội bằng thông tin báo chí, bằng văn hóa-nghệ thuật được coi là cách điều chỉnh văn minh nhất, nhân văn nhất đối với xã hội có thiết chế dân chủ, văn minh… Mà thông tin có đi trước thì mới có giá trị dẫn dắt, định hướng dư luận và góp phần vào công cuộc điều chỉnh, quản lý xã hội. Thông tin mà chạy theo, “ ăn theo, nói leo ” thì in, đưa ra làm gì cho tốn giấy mực… Còn như một xã hội cứ hễ có chuyện gì thì đưa dùi cui, súng lớn, súng nhỏ, vòi rồng, lựu đạn cay, nhà tù… ra để điều chỉnh các thành viên trong cộng đồng thì đó không còn là một xã hội dân sự truyền thống, thông tục…

Muốn biến những sản phẩm thông tin của báo chí, của văn hóa-nghệ thuật trở thành công cụ đắc lực điều chỉnh và giúp và việc quản lý, ổn định xã hội thì thông tin phải chứa đựng trong nó các hạt nhân có tính đặc trưng nghề nghiệp; khi thông tin không còn hàm chứa các giá trị khách quan, trung thực hoặc bị áp đặc, bị xuyên tạc, chụp mũ, bị dung tục, bị “chính trị hóa” thô thiển theo ý chí chủ quan…thì rất dễ đẩy xã hội vào tình trạng: loạn chuẩn các giá trị…Sự vấp váp của 2 tờ báo trên là bằng chứng nhãn tiền không thể thanh minh, chối cãi…về cái lỗi nói theo ngôn ngữ thời thượng là “ lỗi mang tính hệ thống “ ?!

Và như vậy cung cách làm báo, quản lý báo tưởng là giúp cho hoạt động định hướng tốt cho xã hội lại hóa ra làm mất phương hướng tệ hại hơn đối với xã hội. Điều này đã xảy ra tại ngay 2 tờ báo được liệt vào diện tốp đầu, nơi đào luyện ra những kẻ cầm bút ‘”chính chuyên“… nhất, không ngờ lại trở thành những anh đầu têu “ phá giới “…

Có lẽ đó những điều nhãn tiền, chua chát, khó nghe đối với các cơ quan đang hoạch định chính sách và các cơ quan được giao quản lý báo chí…mà Phúc Lộc Thọ buộc phải viết ra vào ngày đầu năm, đáng ra chí nói chuyện vui, đáng ra chỉ nên sử dụng những câu, lời chúc tụng, động viên nhau…

Thuốc đắng dã tật; Cần phải dùng thuốc thay cho việc “xức nước hoa” bừa bãi, tràn lan cho quá nhiều những chuyện tào lao trong đời sống báo chí nói riêng và xã hội nói chung !
Kể ra dùng blog để góp ý, tác động tới các đại gia trong làng báo chí, các “ông nhớn” miệng có gang có thép cũng là điều “sái, sượng“… nhưng biết làm sao được bởi ở cái “xứ mù đôi khi thằng chột làm vua” này ?!