Sáng 25/11/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội.
1. * Về chủ trương của Chính phủ bảo đảm chủ quyền ở Biển Đông, bảo đảm ngư dân đánh bắt cá:
Quán triệt đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia của Đảng và Nhà nước ta và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982 LHQ, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông - DOC đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc, căn cứ vào thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên mà ta và Trung Quốc ký mới đây trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc.
Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Căn cứ chủ trương, đường lối nguyên tắc nêu trên, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên Biển Đông như sau:
Thứ nhất, đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Trong Vịnh Bắc Bộ, sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận, phân định ranh giới năm 2000. Còn vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, nếu theo Công ước Luật biển 1982, thềm lục địa của chúng ta chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006, hai bên đã tiến hành đàm phán. Mãi đến 2009, hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường của hai bên rất khác xa nhau. Đến đầu 2010, hai bên thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau nhiều vòng đàm phán, như tôi trình bày, nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết trong dịp Tổng bí thư thăm Trung Quốc.
Ở đây, Thủ tướng tái khẳng định, trước sau như một, chúng ta sẽ tuân thủ nguyên tắc thỏa thuận đã được ký trong chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng đã phân tích quá đủ các văn bản được ký kết của ông Trọng".
Về phần mình tôi cũng từng bày tỏ "suy nghĩ về việc ký kết thỏa thuận trên biển Đông" một lần rồi. Có thể nói, về mặt câu chữ, tuyên bố của Thủ tướng trước Quốc hội, một lần nữa tái khẳng định vai trò và hiệu quả thực hiện các cam kết mà ông Trọng đã ký trong việc giải quyết các vấn đề trên biển Đông sắp tới.
Đây là điểm quan trọng, đáng để chú ý trong phát biểu của Thủ tướng đối với tôi.
Và với những tuyên bố như trên, thì.. thật đáng lo, cá nhân tôi nghĩ vậy.
Thủ tướng phát biểu tiếp:
2. Thứ hai, chúng ta phải giải quyết khẳng định chủ quyền, đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa.
Thưa các vị đại biểu, Việt Nam khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào. Và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình, nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo.
Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài gòn, tức chính quyền VN cộng hòa, chính quyền đã lên án việc làm này và đề nghị LHQ can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố khẳng định hành vi chiếm đóng này.
Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp Hiến chương LHQ, Công ước luật biển, Tuyên bố DOC.
Với tôi, đây là điểm tiến bộ trong việc công khai thừa nhận nỗ lực gìn giữ Hoàng Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 trước toàn dân thiên hạ của Thủ tướng.
Đây là điều nên làm và phải làm, và tôi tin rằng, với phát biểu của Thủ tướng hôm nay, thì ở những dịp tới, nếu có tổ chức tri ân các chiến sỹ Hoàng Sa, những người có trách nhiệm tổ chức hãy nhớ lấy điều này.
Thủ tướng nói tiếp: 3. Ý kiến thứ ba về căn cứ đề nghị xây dựng Luật Biểu tình, thái độ, chủ trương của Chính phủ khi dân bày tỏ lòng yêu nước.
Căn cứ mà Chính phủ đề nghị QH đưa vào chương trình xây dựng Luật biểu tình, có mấy căn cứ Chính phủ thảo luận, đề nghị:
Thứ nhất, thực hiện Hiến pháp. Hiến pháp điều 69 quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Nhưng chúng ta chưa có luật biểu tình. Như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu xây dựng luật biểu tình. Tôi muốn nói ngắn gọn là căn cứ thực hiện Hiến pháp.
Thứ hai, trên thực tế, các vị đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc thấy rõ một thực tế trong cuộc sống của chúng ta đã có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu tình, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với chính quyền. Có thực tế như thế. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý, điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền mà được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Đã khó như vậy sẽ nảy sinh những lúng túng trong quản lý, từ đó xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, đã xuất hiện những việc lợi dụng để kích động xuyên tạc gây phương hại xã hội.
Thứ ba, trước thực trạng như thế, Chính phủ đã có báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa trước, Quốc hội khóa trước đã ban hành nghị định để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này. Chính phủ đã ban hành nghị định số 38 để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này nhưng Nghị định của chính phủ hiệu lực thấp chưa đáp ứng yêu cầu, tầm vóc như hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra.
Chính phủ mới thấy phải kiến nghị đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có bộ luật, một luật biểu tình. Luật đó phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật, đồng thời luật đó có yêu cầu ngăn chặn những việc làm, hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, nhân dân.
Với tinh thần đó, chúng tôi đề nghị Quốc hội xem xét ý kiến của Chính phủ.
Đại biểu muốn hỏi về thái độ và chủ trương của Chính phủ về việc người dân biểu thị lòng yêu nước, chủ quyền. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và chính phủ là luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với tất cả hoạt động, việc làm của mọi người dân thực sự vì mục tiêu yêu nước, thực sự vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu, mục đích đó đều được hoan nghênh và khen thưởng thích đáng. Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh và buộc phải xử nghiêm theo pháp luật với những hoạt động, hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, lợi dụng danh nghĩa bảo vệ chủ quyền để thực hiện mục tiêu, mục đích gây phương hại cho đất nước và xã hội. Tôi nghĩ với chủ trương nhất quán như vậy, đồng bào cử tri cả nước sẽ ủng hộ. Nhiều người bày tỏ thái độ vui mừng trước phát biểu này của Thủ tướng.Tôi nghĩ, chuyện này không phải ngẫu nhiên. Bởi đây là "thời điểm phát ngôn" thích hợp, và Thủ tướng đã lựa chọn đúng thời điểm.
Cá nhân tôi không ủng hộ Thủ tướng, và tôi biết mình cũng chẳng thể phản đối, bởi đây là một "thủ đoạn chính trị" có chọn lọc.
Người ta khó có thể ủng hộ một thứ mà mình không biết rõ ràng chính xác là nó tốt hay xấu. Trong khi mặc nhiên Hiến pháp quy định biểu tình là quyền của con người.
Sau bao nhiêu lần né tránh gọi đúng tên hiện tượng bằng các cụm từ như : "tụ tập", "đi ngang qua", "đám đông tụ tập tự phát".... thì nhà nước buộc phải thừa nhận hành động "biểu tình" bằng hình thức tuyên bố sẽ có luật biểu tình để quản lý.
Tuy nhiên với việc sử dụng "kế sách nói về luật biểu tình" ở thời điểm này với những lời lẽ hùng hồn như trên, Thủ tướng đã hướng dư luận tập trung vào điểm này khá thành công,
Một điểm cần chú ý nữa là phát ngôn về việc Kiểm soát xuất khẩu khoáng sản ngay từ dự án của Thủ tướng, không thấy nhắc đến bauxite.Và hình như, cũng không mấy ai chú ý đến vấn đề này, sau 3 điểm tôi vừa đề cập bên trên.
Đừng tin những gì Thủ tướng nói, hãy xem cách Thủ tướng làm - mỗi người sẽ rút ra được câu trả lời cho câu hỏi "Thấy gì qua những phát ngôn?"
Bài học Vinashin vẫn còn đó!
Nguồn trích dẫn từ VietNamNet
1. * Về chủ trương của Chính phủ bảo đảm chủ quyền ở Biển Đông, bảo đảm ngư dân đánh bắt cá:
Quán triệt đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia của Đảng và Nhà nước ta và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982 LHQ, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông - DOC đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc, căn cứ vào thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên mà ta và Trung Quốc ký mới đây trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc.
Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Căn cứ chủ trương, đường lối nguyên tắc nêu trên, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên Biển Đông như sau:
Thứ nhất, đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Trong Vịnh Bắc Bộ, sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận, phân định ranh giới năm 2000. Còn vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, nếu theo Công ước Luật biển 1982, thềm lục địa của chúng ta chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006, hai bên đã tiến hành đàm phán. Mãi đến 2009, hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường của hai bên rất khác xa nhau. Đến đầu 2010, hai bên thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau nhiều vòng đàm phán, như tôi trình bày, nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết trong dịp Tổng bí thư thăm Trung Quốc.
Ở đây, Thủ tướng tái khẳng định, trước sau như một, chúng ta sẽ tuân thủ nguyên tắc thỏa thuận đã được ký trong chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng đã phân tích quá đủ các văn bản được ký kết của ông Trọng".
Về phần mình tôi cũng từng bày tỏ "suy nghĩ về việc ký kết thỏa thuận trên biển Đông" một lần rồi. Có thể nói, về mặt câu chữ, tuyên bố của Thủ tướng trước Quốc hội, một lần nữa tái khẳng định vai trò và hiệu quả thực hiện các cam kết mà ông Trọng đã ký trong việc giải quyết các vấn đề trên biển Đông sắp tới.
Đây là điểm quan trọng, đáng để chú ý trong phát biểu của Thủ tướng đối với tôi.
Và với những tuyên bố như trên, thì.. thật đáng lo, cá nhân tôi nghĩ vậy.
Thủ tướng phát biểu tiếp:
2. Thứ hai, chúng ta phải giải quyết khẳng định chủ quyền, đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa.
Thưa các vị đại biểu, Việt Nam khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào. Và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình, nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo.
Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài gòn, tức chính quyền VN cộng hòa, chính quyền đã lên án việc làm này và đề nghị LHQ can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố khẳng định hành vi chiếm đóng này.
Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp Hiến chương LHQ, Công ước luật biển, Tuyên bố DOC.
Với tôi, đây là điểm tiến bộ trong việc công khai thừa nhận nỗ lực gìn giữ Hoàng Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 trước toàn dân thiên hạ của Thủ tướng.
Đây là điều nên làm và phải làm, và tôi tin rằng, với phát biểu của Thủ tướng hôm nay, thì ở những dịp tới, nếu có tổ chức tri ân các chiến sỹ Hoàng Sa, những người có trách nhiệm tổ chức hãy nhớ lấy điều này.
Thủ tướng nói tiếp: 3. Ý kiến thứ ba về căn cứ đề nghị xây dựng Luật Biểu tình, thái độ, chủ trương của Chính phủ khi dân bày tỏ lòng yêu nước.
Căn cứ mà Chính phủ đề nghị QH đưa vào chương trình xây dựng Luật biểu tình, có mấy căn cứ Chính phủ thảo luận, đề nghị:
Thứ nhất, thực hiện Hiến pháp. Hiến pháp điều 69 quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Nhưng chúng ta chưa có luật biểu tình. Như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu xây dựng luật biểu tình. Tôi muốn nói ngắn gọn là căn cứ thực hiện Hiến pháp.
Thứ hai, trên thực tế, các vị đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc thấy rõ một thực tế trong cuộc sống của chúng ta đã có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu tình, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với chính quyền. Có thực tế như thế. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý, điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền mà được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Đã khó như vậy sẽ nảy sinh những lúng túng trong quản lý, từ đó xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, đã xuất hiện những việc lợi dụng để kích động xuyên tạc gây phương hại xã hội.
Thứ ba, trước thực trạng như thế, Chính phủ đã có báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa trước, Quốc hội khóa trước đã ban hành nghị định để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này. Chính phủ đã ban hành nghị định số 38 để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này nhưng Nghị định của chính phủ hiệu lực thấp chưa đáp ứng yêu cầu, tầm vóc như hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra.
Chính phủ mới thấy phải kiến nghị đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có bộ luật, một luật biểu tình. Luật đó phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật, đồng thời luật đó có yêu cầu ngăn chặn những việc làm, hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, nhân dân.
Với tinh thần đó, chúng tôi đề nghị Quốc hội xem xét ý kiến của Chính phủ.
Đại biểu muốn hỏi về thái độ và chủ trương của Chính phủ về việc người dân biểu thị lòng yêu nước, chủ quyền. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và chính phủ là luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với tất cả hoạt động, việc làm của mọi người dân thực sự vì mục tiêu yêu nước, thực sự vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu, mục đích đó đều được hoan nghênh và khen thưởng thích đáng. Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh và buộc phải xử nghiêm theo pháp luật với những hoạt động, hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, lợi dụng danh nghĩa bảo vệ chủ quyền để thực hiện mục tiêu, mục đích gây phương hại cho đất nước và xã hội. Tôi nghĩ với chủ trương nhất quán như vậy, đồng bào cử tri cả nước sẽ ủng hộ. Nhiều người bày tỏ thái độ vui mừng trước phát biểu này của Thủ tướng.Tôi nghĩ, chuyện này không phải ngẫu nhiên. Bởi đây là "thời điểm phát ngôn" thích hợp, và Thủ tướng đã lựa chọn đúng thời điểm.
Cá nhân tôi không ủng hộ Thủ tướng, và tôi biết mình cũng chẳng thể phản đối, bởi đây là một "thủ đoạn chính trị" có chọn lọc.
Người ta khó có thể ủng hộ một thứ mà mình không biết rõ ràng chính xác là nó tốt hay xấu. Trong khi mặc nhiên Hiến pháp quy định biểu tình là quyền của con người.
Sau bao nhiêu lần né tránh gọi đúng tên hiện tượng bằng các cụm từ như : "tụ tập", "đi ngang qua", "đám đông tụ tập tự phát".... thì nhà nước buộc phải thừa nhận hành động "biểu tình" bằng hình thức tuyên bố sẽ có luật biểu tình để quản lý.
Tuy nhiên với việc sử dụng "kế sách nói về luật biểu tình" ở thời điểm này với những lời lẽ hùng hồn như trên, Thủ tướng đã hướng dư luận tập trung vào điểm này khá thành công,
Một điểm cần chú ý nữa là phát ngôn về việc Kiểm soát xuất khẩu khoáng sản ngay từ dự án của Thủ tướng, không thấy nhắc đến bauxite.Và hình như, cũng không mấy ai chú ý đến vấn đề này, sau 3 điểm tôi vừa đề cập bên trên.
Đừng tin những gì Thủ tướng nói, hãy xem cách Thủ tướng làm - mỗi người sẽ rút ra được câu trả lời cho câu hỏi "Thấy gì qua những phát ngôn?"
Bài học Vinashin vẫn còn đó!
Nguồn trích dẫn từ VietNamNet
Mẹ Nấm