Lữ Giang
Trong
một cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn Asianews hôm 5.5.2011, Linh
mục Rafik Greich, trưởng phòng báo chí kiêm phát ngôn viên của 7 Giáo
hội Công giáo tại Ai cập, cho rằng tổ chức "Huynh Đệ Hồi Giáo" (Muslim
Brotherhood) còn nguy hiểm hơn cả Osama bin Laden.
Nhóm
Huynh Đệ Hồi Giáo đang áp dụng chiến thuật của Mỹ là dùng chiêu bài đòi
hỏi “dân chủ và nhân quyền” để lật đổ các chính quyền độc tài và quân
phiệt do Mỹ thiết lập để bảo vệ các quyền lợi của Mỹ ở Trung Đông và Bắc
Phi, và hình thành những quốc gia Hồi Giáo.
Tại
Ai-cập nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo đang bám chặt chiêu bài này nên đã trở
thành một mối lo lớn của Bộ Ngoại Giao và cơ quan CIA của Hoa Kỳ. Nếu sự
chỉ đạo bầu cử và thi hành không khôn khéo, nhóm này có thể sẽ chiếm
chính quyền sau các cuộc bầu đang diễn ra và sẽ diễn ra, và điều này có
nghĩa là sự lãnh đạo và ảnh hưởng của Mỹ sẽ bị đẩy ra khỏi Ai-cập.
CON ĐƯỜNG ĐI CỦA MỸ
Muhammad
Hosni Sayyid Mubarak, thường được gọi là Hosni Mubarak, sinh ngày
4.5.1928, là Tổng thống Ai Cập từ ngày 6.10.1981 đến ngày 11.2.2011.
Trong 30 năm tại chức, Tổng Thống Mubark là người bảo vệ quyền lợi của
Mỹ ở Trung Đông và được coi là con cưng của Mỹ. Chính ông đã đứng ra ký
hiệp ước hoà bình với Israel năm 1979, lúc ông còn là Phó Tổng Thống của
Tổng thống Anwar Sadat, người bị ám sát năm 1981 và ông lên thay.
Vì
đi theo Mỹ và Tây phương, ông là mục tiêu tấn công của các tổ chức Hồi
Giáo. Năm 1995, ông đã bị 6 vụ âm mưu ám sát và thoát chết trong đường
tơ kẻ tóc khi ông đến thăm thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.
Trong
những năm gần cuối đời, ông đã không đi theo sự chỉ đạo của Mỹ nữa, thế
nhưng sau 5 nhiệm kỳ liên tục, ông lại có dự định tiếp tục lãnh đạo Ai
Cập thêm nhiệm kỳ thứ 6, trong lúc sức khoẻ của ông càng ngày càng xấu
đi, nên Mỹ đã tìm cách loại ông.
Tờ
Telegraph ở London cho biết chính phủ Mỹ đã bí mật hậu thuẫn các thành
phần lãnh đạo đứng sau vụ nổi dậy ở Ai Cập, chuẩn bị cho việc “thay đổi
chế độ”. Tòa Đại Sứ Mỹ ở Cairo giúp một nhân vật tranh đấu trẻ sang New
York để huấn luyện. Khi trở về vào tháng 12 năm 2008, người này thông
báo cho các nhà ngoại giao Mỹ biết một liên minh của các nhóm chống đối
đã soạn ra kế hoạch nhằm lật đổ Mubarak. Sau đó, bà Margaret Scobey, Đại
sứ Mỹ ở Cairo, nói rằng kế hoạch cho việc “thay đổi chế độ” sẽ xảy ra
trước ngày có cuộc bầu cử tổng thống, dự trù diễn ra
vào tháng 9 năm 2011.
Các
công điện do WikiLeaks tiết lộ cho thấy nhân viên tòa Đại Sứ Mỹ thường
xuyên liên lạc với các nhà tranh đấu trong khoảng thời gian 2008 và
2009. Tuy nhiên, khi thấy các
nhóm chống đối này không thu hút được quần chúng, tổ chức thiếu chặt chẽ
và hành động thiếu phương pháp, không thể lật đổ Muabarak được, Hoa Kỳ
đã phải liên kết với nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo, một nhóm có trên một triệu
đoàn viên và đươc tổ chức chặt chẽ để hạ Mubarak. Tài liệu cho biết
Hoa Kỳ đã tiếp xúc với nhóm này từ năm 2006 mặc dầu nhóm này đang bị
Tổng Thống Mubarak cấm hoạt động. Hai Đảng Tự Do và Công Lý của tổ chức
Huynh Đệ Hồi Giáo đã ra tay khiến Mubarak không thể đứng lại được.
Việc Mỹ dùng Phật Giáo để lật đổ ông Diệm và đưa người của Mỹ lên, đã gây ra thảm họa như thế nào tại miền Nam Việt Nam trước 1975, điều đó cũng đang diễn ra tại Ai-cập.
TÍNH BẦU CỬ MÁNH MUNG
Mặc
dầu đi đâu Mỹ cũng dùng chiêu bài dân chủ và nhân quyền, nhưng tại các
nước ở vùng Trung Đông và Bắc Phi do những thành phần theo Mỹ lãnh đạo,
không nước nào có dân chủ và tôn trọng nhân quyền, đó là các nước sau
đây: Ai-Cập, Vương quốc Bahrain, Arabia Saudia, Kuwait, Tiểu Vương Quốc
A-rập Thống Nhất, Jordan, Qata, Oman và Yemen. Tại các nước này, các nhà
độc tài hay quân phiệt thường dùng bầu cử mánh mung để giữa vững địa
vị.
Tại
Ai-cập, sau khi Tổng Thống Mubarak từ chức, Hội Đồng Tối Cao Quân Lực
(HĐTCQL) đã đứng ra lãnh đạo quốc gia. Thống Tướng Hussein Tantawi được
bầu làm Chủ Tịch Hội Đồng. Hội Đồng cũng đã chỉ định ông Kamal Ganzouri
làm Thủ Tướng. Mọi nỗ lực đều nhằm đưa một tướng khác lên thay Mubarak.
Theo
thời biểu ban đầu của HĐTCQL, một tân quốc hội sẽ được hình thành, từ
đó chọn ra 100 thành viên hội đồng hiến pháp để soạn thảo một tân hiến
phán trong vòng sáu tháng. Sau đó, một cuộc trưng cầu dân ý
sẽ được tổ chức để thông qua văn bản này trước khi tiến hành bầu cử
tổng thống. Điều đó có nghĩa là quân đội sẽ vẫn nắm quyền lực cho đến
cuối năm 2012 hoặc đầu năm 2013.
Tuy
nhiên, nhiều cuộc biểu tình lớn đã nổi lên đòi phải tổ chức bầu tổng
thống ngay sau khi bầu cử quốc hội. Trước áp lực của đường phố, HĐTCQL
đã chấp thuận chuyển giao quyền lực cho dân sự vào tháng 7 năm 2012, sau
một cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra một tháng trước đó. Tuy nhiên,
nhiều người Ai Cập lo sợ rằng quân đội sẽ cố nắm giữ quyền lực bất kể
kết quả cuộc bầu cử ra sao.
Luật
lệ bầu cử do HĐTCQL đặt ra khá phức tạp. Trước tiên là bầu cử Hạ Viện,
hay còn goi là Hội Đồng Nhân Dân, bắt đầu với các cuộc bỏ phiếu trong
nhiều giai đoạn kéo dài 6 tuần lễ, và kết quả được dựï trù sẽ công bố
vào ngày 13.1.2012. Sau đó, cuộc bầu cử Thượng Viện, hay còn gọi là Hội
Đồng Shura, cũng sẽ kéo dài trong 6 tuần lễ, bắt đầu vào ngày 29.1.2012,
và kết thúc vào giữa tháng ba. Bầu xong Hạ Viện và Thượng Viện, Quốc
hội Ai Cập sẽ soạn một hiến pháp mới.
Nhìn
vào lối bầu cử phức tạp này, nhiều người tin rằng CIA và các tướng lãnh
Ai-cập đang cố gắng dùng mánh mung để một tướng thân Mỹ được bầu làm
tổng thống và nhiều đại diện thân Mỹ sẽ lọt vào quốc hội. Thời Mubarak,
chuyện này thực hiện rất dễ dàng, nhưng sau khi “ngọn gió dân chủ” được Mỹ thổi vào để lật đổ Mubarak, mọi nghi vấn đều có thể biến thành những cuộc bạo loạn trên đường phố.
HUYNH ĐỆ HỒI GIÁO VẬN ĐỘNG MẠNH
Hiện nay có bốn Liên Minh được hình thành để tranh cử.
Nhóm
thứ nhất là Liên minh Dân Chủ vì Ai Cập được thành lập vào tháng 6 năm
2011. Đây là tổ chức mạnh nhất, gồm hai đảng Đảng Tự Do và Công Lý của
tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo và 5 nhóm khác.
Nhóm thứ hai là Liên minh Hồi giáo mới được lập vào tháng 9 vừa qua, do đảng Salafi al-Nour cầm đầu kết hợp với 2 nhóm khác.
Nhóm
thứ ba là Khối Ai Cập mới được nhóm al-Tagammu thành lập vào tháng 8.
Nhóm này chủ trương một chế độ dân chủ dân sự, tách tôn giáo ra khỏi
chính trị.
Nhóm
thứ tư là Liên minh Hoàn tất Cách mạng do những người trẻ thành lập vào
tháng 10. Nhóm này theo khuynh hướng xã hội và Hồi Giáo Hồi giáo ôn
hòa.
Nhìn loại, nhóm Liên minh Dân Chủ vì Ai Cập của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo là có tổ chức hoàn chỉnh và mạnh nhất hiện nay.
Tổ
chức "Huynh Đệ Hồi Giáo" (HĐHG) được Hassan al-Banna thành lập từ năm
1928 tại Ai Cập. Chủ trương của nhóm này được xác định như sau:
- Hồi giáo là giải pháp,
- Allah là Chúa của tôi,
- Hồi giáo là cuộc sống của tôi,
- Kinh Qur'an là hướng dẫn của tôi,
- Tiên tri (Muhammad) là mẫu gương của tôi,
- Sunnah (cách sống của người Hồi Giáo) là thực hành của tôi,
- Thánh chiến là tinh thần của tôi...
Đây
là một tổ chức hoạt động bí mật, bị cấm hoạt động tại nhiều quốc gia
A-rập và Bắc Phi, nên rất khó biết được cơ cấu tổ chức của nhóm này.
Lãnh tụ của nhóm này hiện nay là Muhammad Badie, sinh năm 1943.
Mục tiêu của nhóm HĐHG lúc nào cũng như đã nói trên, nhưng
về chiến luợc và chiến thuật để tiến tới mục tiêu, HĐHG không ôm chặt
“Bốn Không” và làm mất nước như Tổng Thống Thiệu, họ luôn tùy cơ ứng
biến.
Lúc
đầu, nhóm này cũng chủ trương bạo động để đánh đuổi người Tây phương và
nền văn minh Thiên Chúa Giáo ra khỏi bán đảo A-rập và các quốc gia Hồi
Giáo. Như chúng tôi đã nói, năm 1982, nhóm HĐHG quyết định dùng bạo loạn
để cướp chính quyền tại Syria. Tổng Thống Hafez al-Assad đã dùng pháo
binh san bằng nhiều phần của thành phố Hama, nơi tập trung của nhóm
HĐHG, khiến từ 10.000 tới 25.000 người chết và bị thương. Sau đó, nhóm
HĐHG bị cấm hoạt động tại Syria.
Nhận
thấy rằng khó có thể dùng bạo động để chống lại các quốc gia Tây
phương, nhóm này đã thay đổi chiến thuật, quay lại thực hiện chiến lược
“diễn biến hoà bình”: Đòi “thực hiện dân chủ và bầu cử tự do” - một chiêu bài mà Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương thường đưa cao - để tiến tới nắm chính quyền ở các quốc gia Hồi Giáo. Họ tin rằng với các cuộc bầu cử tự do, nhóm họ chắc chắn sẽ
thắng.
Ai-cập
là nơi HĐHG có cơ sở lớn nhất. Mặc dầu trước đây nhóm bị Tổng Thống
Mubarak cầm hoạt động, nhưng nhóm vẫn có trên một triệu rưởi đoàn viên
và hiện đang kiểm soát nhiều bệnh viện, trường học và tổ chức từ thiện,
và đã từng chiếm được 88 ghế trong tổng số 454 ghế tại nghị viện. Lãnh
tụ Abdel Monem Abul Fotoh đã từng tuyên bố sẽ ra ứng cử Tổng Thống
Ai-cập.
Nhóm
cũng có nhiều tổ chức tại hải ngoại để vận động chính trị và kinh tài
cho nhóm, đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Nhóm này nhất quyết phải chiếm được
chính quyền trong cuộc bầu cử đang diễn ra. Ngày 30.11.2010, Mohammed
Mahdi Akef, lãnh tụ phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo, đã không ngần ngại nói
trên hệ thống truyền hình Na Uy:
“Giấc
mơ của Huynh Đệ Hồi Giáo là thành lập một quốc gia Hồi Giáo thống nhất.
Chúng tôi làm việc nhằm phô bầy tôn giáo này cho Âu Châu”.
Biết
rõ sức mạnh của nhóm này, Hoa Kỳ đã tìm cách móc nối để khi chính quyền
bị rơi vào tay nhóm này, Mỹ vẫn còn có chỗ đứng tại Ai-cập và lật lại
thế cờ, gióng như kiểu Mỹ liên kết với Gaddafi để diệt Gaddafi. Bản tin
hôm 30.6.2011 của hãng thông tấn xã Reuters cho biết Hoa Kỳ đã chính
thức thiết lập mối quan hệ với nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim
Brotherhood) ở Ai Cập.
TƯƠNG LAI SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Có
hai giả thiết được đặt ra: Hoặc nhóm tướng lãnh theo Mỹ thắng hoặc nhóm
Huynh Đệ Hồi Giáo thắng. Nhưng dù nhóm nào thắng, tình trạng dân chủ và
nhân quyền tại Ai-Cập rồi sẽ không thể hơn dưới thời Mubarak, mà có thể
tệ hơn.
Bản
tin của hãng thông tấn Công Giáo Zenit ngày 11.10.2011 cho biết một
biến cố đẫm máu nhất kể từ cuộc cách mạng 25 tháng Giêng, dẫn đến sự xụp
đổ của chế độc tài Hosni Mubarak, đã làm 24 người chết và 212 người bị
thương.
Chúa
Nhật qua, một cuộc biểu tình ôn hòa của người Kitô Giáo Coptic bất bình
với cuộc tấn công vào một nhà thờ ở Assuan, nam Ai Cập, nhưng nhà cầm
quyền đã im hơi lặng tiếng. Họ kêu gọi thống đốc của tỉnh là Mustafa
As-Sayyed từ chức, vì cho rằng ông ta đã gây ra cuộc tấn công kia. Khi
đoàn biểu tình kéo tới trụ sở đài truyền hình quốc gia, một vài tên phá
hoại đã liệng đá và bắn vào đám đông. Người Coptic liệng đá trả lại. Lực
lượng an ninh và quân đội đã can thiệp bằng xe bọc thép và nổ súng với
kết quả bi thảm như đã nói trên. Linh mục Daoud cho hay ngài thấy xe
tăng cán lên 5 người biểu
tình.
Kể
từ khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ, những phần tử đạo Hồi quá
khích đã bắt đầu giết hại nhiều người theo Thiên Chúa Giáo và phá hủy
nhiều nhà thờ. Hơn 100.000 người theo Giáo hội Công Giáo Coptic Ai Cập
bị trục xuất trong chiến dịch thanh lọc tôn giáo.
Khoảng
8 triệu thành viên còn lại của Giáo hội này đang bị nhóm Huynh Đệ Hồi
Giáo xem là một mối đe dọa nguy hiểm đối với “đất nước Ai Cập”. Tổng
thống Obama và các tổ chức nhân quyền quốc tế vẫn im lặng.
Tổ
Chức Di Trú Quốc Tế (IOM) cho biết hiện có tới hơn 5,1 triệu người Iraq
phải rời bỏ quê hương để sống ở các nơi khác, trong đó có 2,4 triệu
người sống tỵ nạn ở nước ngoài, chủ yếu ở các nước láng giềng Syria và
Jordan. Riêng đối với người Thiên Chuá Giáo, Cơ Quan Tị Nạn Liên Hiệp
Quốc cho biết các tín đồ Công giáo Iraq “ồ ạt” rời khỏi Baghdad và Mosul
kể từ một vụ tấn công chết chóc nhắm vào một nhà thờ Công giáo tại thủ
đô và các vụ tấn công khác sau đó hồi tháng 10. Phát ngôn viên của cơ
quan này là Melissa Fleming, cho
biết khoảng 1.000 gia đình từ hai thành phố đó đã tới khu vực Kurdistan
và Nineveh kể từ đầu tháng 11.
Linh
mục Najim, người chịu trách nhiệm cho cộng đoàn Giáo Hội Công Giáo
Calder trên khắp Âu Châu, cho biết có ít nhất 65.000 tín hữu Công Giáo
Calder đã di cư qua Âu Châu trong vòng 8 năm qua. Nhiều người khác đã đi
qua Hoa Kỳ. Một viên chức Tòa Thánh nhận định: "Với sự đe dọa của chiến tranh, những người Công Giáo còn lại có lẽ phải nghĩ kỷ về chuyện cuốn gói ra đi".
Những
chế độ mà nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo muốn thiết lập sẽ đưa nhân loại trở về
thời kỳ man rợ ở thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau Công nguyên. Còn dân chủ và
nhân quyền mà Hoa Kỳ tuyên bố sẽ đem lại cho Iraq và Ai-cập thật đáng
buồn hơn dưới chế độ Sadam Hussein và Mubarak. Chuyên gia chính trị
Mustafa Al-Ani, Giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh tại Trung tâm Nghiên
cứu vùng Vịnh, nhận xét: “Những gì đã và đang xảy ra tại Iraq là sự sỉ nhục dân chủ”.
Ngày 29.11.2011
Lữ Giang