Mặc Lâm, RFA, 2011-11-29
Theo tin báo chí cho biết liên tiếp từ ngày 16/11 cho đến rạng sáng ngày
28/11, dưới lòng đất vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2 phía Bắc Trà
My thuộc tỉnh Quảng Nam, đã 3 lần xuất hiện tiếng nổ lớn.
Phỏng đoán ban đầu
Những tiếng nổ ngầm phát ra khiến người dân toàn
khu vực này đang sống trong nỗi sợ hãi là đập thủy điện Sông Tranh 2 có thể bị
vỡ và cơn hồng thủy sẽ nhấn chìm toàn khu vực. Ban Việt ngữ chúng tôi liên lạc
với TS Lê Huy Minh, Viện Phó Trung tâm Cảnh báo Động đất Sóng thần để tìm hiểu
thêm chi tiết, trước tiên TS Lê Huy Minh cho biết:
“Hoạt động động đất gần thủy điện Sông Tranh 2, nói chung những động đất mà chúng tôi ghi nhận được ở đấy là những động đất cỡ nhỏ chỉ khoảng độ 3 hoặc dưới 3 độ Richter thuộc vào loại yếu. Chúng tôi xác định là chấm tiêu động đất ấy ở độ sâu không lớn lắm chỉ xấp xỉ 3 km hoặc hơn một chút. Chúng tôi có thể cho rằng đấy là do những công trình thủy điện nó gây động đất kích thích ỡ những khu vực đó. Tuy nhiên đấy chỉ là phỏng đoán ban đầu thôi.
Động đất nhỏ như thế thì trước đây chúng tôi cũng đã quan sát được cho thấy rất ít. Tiếng nổ phát ra thường thì xảy ra ở các trận động đất có chấm tiêu nông do đó động đất sẽ kèm theo tiếng nổ.
Chúng tôi xác định là chấm tiêu động đất ấy ở độ sâu không lớn lắm chỉ xấp xỉ 3 km hoặc hơn một chút. Chúng tôi có thể cho rằng đấy là do những công trình thủy điện nó gây động đất kích thích ỡ những khu vực đó.
Thật ra Việt Nam mình những hiện tượng như
thế đã xảy ra nhiều lần ở miền Bắc. Một hai năm trước đây ở khu vực Hà Quảng,
Cao Bằng nó cũng gây ra tiếng nổ tương tự như thế. Khu vực Hà Quảng có
tiếng nổ lớn hơn ở Sông Tranh 2 vừa rồi.”
Khi được hỏi những dấu hiệu về động đất đang xảy ra tại khu vực rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến đập thủy điện Sông Tranh 2 và sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho tỉnh Quảng Nam, TS Nguyễn Huy Minh cho biết Viện Vật Lý Địa Cầu là cơ quan khảo sát địa chấn trước đây cho thủy điện Sông Tranh 2 do đó cơ quan này đang xem xét lại tài liệu khảo cứu nhằm đưa ra những kết luận, ông nói:
“Khi xây dựng đập thì tỉnh người ta mời Viện Vật Lý Địa Cầu khảo sát và đánh giá mức độ động đất ở đấy như thế nào. Chúng tôi đã làm từ giai đoạn trước khi xây dựng thủy điện. Thế còn về sau này khi xây dựng người ta chống động đất cấp như thế nào thì là việc của địa phương. Hiện nay chúng tôi đang xem xét lại những khoản mà chúng tôi làm trước đây, xem hồi xưa mình đã đánh giá động đất như thế nào, bao nhiêu mà bây giờ động đất xảy ra như vậy thì liệu nó có ảnh hưởng gì không. Chúng tôi đang xem lại việc đó”
Theo báo chí thì điều đáng lo là trước những tiếng nổ như vậy hàng nghìn đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các vùng tái định cư thủy điện Sông Tranh 2, do lo sợ động đất họ sẽ bỏ nhà di cư sâu vào rừng và sẽ phá rừng tự nhiên đầu nguồn để canh tác. Điều này sẽ khiến tình trạng lũ lụt xảy ra thường xuyên và nguy hiểm hơn.
Theo dòng thời sự:
- Vỡ đập thủy điện ở Lâm Đồng, 5 người thiệt mạng
- Có nên xây dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A?
- Các hồ thuỷ lợi tại Miền trung đã quá đầy
- Thực trạng của một số công trình thủy điện
- ĐB quốc hội yêu cầu ngừng xây thêm đập thủy điện
- Thủy điện lấy đất rừng
- Lợi hại của thủy điện Việt Nam
- World Bank hỗ trợ nhà máy thủy điện cho Việt Nam
- Các dự án thuỷ điện vùng cao có thể gây thiệt hại lớn
- Phản đối việc xây đập thủy điện trên thượng nguồn Mêkong