Dân Làm Báo - Ngày 16/12/2010, VietNamNet đã đăng tin “cải chính và cáo lỗi”, kèm theo thông báo “kiểm điểm nghiêm khắc”, sau khi tờ báo này đăng tải bản tin tựa đề “Cảnh sát đứng đầu bảng về tham nhũng”.
Bài báo trích đăng nguồn tin từ khảo sát của Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế, theo đó : cảnh sát được cho là ngành đứng đầu tham nhũng ở Việt Nam – với 82% số người được hỏi đồng ý. Bài báo sau đó bị xóa trong vòng chưa đầy 24 tiếng
Tác giả bài báo là Phóng viên Linh Thư bị kỷ luật cảnh cáo và sẽ không được cấp thẻ nhà báo trong đợt tới.
Hai người trong ban biên tập VietNamNet là TBT Nguyễn Anh Tuấn và một Thư ký xuất bản cùng nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Thông báo của VietNamNet còn ghi rõ “Trong bản tin này có đưa một số chi tiết liên quan đến một số cơ quan Việt Nam chưa được kiểm chứng”
Trái lại, theo BBC, giám đốc Tổ chức Hướng Tới Minh bạch tại VN là bà Nguyễn Thị Kiều Viễn cho biết, chính phủ VN đánh giá cuộc khảo sát này là “khách quan”.
Có vẻ như, việc đăng thông tin cảnh sát “đội sổ” tham nhũng đã đụng chạm đến một vài nhân vật trong chính phủ, vốn có xuất thân và quyền lực gắn liền với ngành công an.
Đây không đơn thuần là một hành xử từ ban Tuyên giáo TW với cách làm thường thấy là “lệnh miệng” xóa bài. Việc cả dàn biên tập VietNamNet bị kỷ luật càng gây nghi ngờ hơn về về thông tin tờ báo này đang bị “trả thù”.
Mới đây, trong phiên họp HDND TP.HCM, ĐB Phạm Minh Trí đã khẳng định : việc CSGT đòi mãi lộ thì “nhắm mắt cũng thấy có”.
Sự việc trù dập và bưng bít thông tin tham nhũng như trên cho thấy, quyết tâm chống tham nhũng của VN ngày càng gây sự nghi ngờ, nhất là đối với ngành công an – nơi được giao nhiệm vụ điều tra các vụ tham nhũng.
...........................
Công an và Cá tra
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI): Cảnh sát đứng đầu bảng về tham nhũng
Danlambao – Bài viết này được đăng trên Vietnamnet tại: http://www51.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/3029/ti–canh-sat-dung-dau-bang-ve-tham-nhung.html. Cảnh sát được cho là ngành đứng đầu bảng về tham nhũng ở Việt Nam, hơn cả giáo dục hay hành chính công… Tuy nhiên, bài đã bị ra lệnh gỡ xuống. Thay vào đó, một bài viết của “một độc giả” đã được đăng lên so sánh chuyện xếp hạng công an và cá tra. Sao kỳ vậy ta!? Công an – Cá tra, Cá tra – Công an !!! Xin mời các bạn danlambao đọc và góp ý.
*
(VietNamNet) – Cảnh sát được cho là ngành đứng đầu bảng về tham nhũng ở Việt Nam, hơn cả giáo dục hay hành chính công – theo kết quả khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) năm 2010.
Cảnh sát được cho là ngành đứng đầu bảng về tham nhũng ở Việt Nam, hơn cả giáo dục hay hành chính công. Song người dân tin tưởng khá mạnh mẽ vào các thể chế chính trị (đặc biệt là Quốc hội và Đảng) trong chống tham nhũng – theo kết quả khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) năm 2010.
Tổ chức Hướng tới Minh bạch, cơ quan đầu mối của TI tại Việt Nam sáng nay công bố kết quả khảo sát “Phong vũ biểu Toàn cầu 2010″, một khảo sát ý kiến người dân trên phạm vi toàn thế giới về tham nhũng của TI thực hiện tại 86 quốc gia/vùng lãnh thổ.
Trong khảo sát lần đầu tiên tiến hành đầy đủ ở Việt Nam, TI tiến hành nghiên cứu tại 5 thành phố lớn, gồm : Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải phòng và Cần Thơ. Cảm nhận chung của đại đa số người dân đô thị ở Việt Nam, theo TI, đó là tham nhũng đang gia tăng trong 3 năm qua, trong đó tham nhũng gia tăng được cảm nhận nhiều hơn ở phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội.
Một trong những kết quả chính theo khảo sát đó là cảnh sát được cho là ngành đứng đầu bảng về tham nhũng ở Việt Nam (82%), hơn cả giáo dục hay hành chính công. Không chỉ ở Việt Nam, tại nhiều nước ở Trung Đông, Bắc Phi, Châu Mỹ La tinh, ở các quốc gia mới độc lập, hay một số nước châu Á – Thái Bình Dương, cảnh sát/công an cũng bị “ghi danh” là cơ quan nhận hối lộ nhiều nhất.
Ngành/lĩnh vực có tham nhũng ở Việt Nam xếp sau cảnh sát đó là hệ thống giáo dục (67%), cán bộ nhà nước/nhân viên hành chính công (61%). Tiếp đến là tư pháp, giới kinh doanh. Với giáo dục, 86% người ở Hà Nội cảm nhận có tham nhũng.
Cảm nhận về tham nhũng song người dân tin tưởng khá mạnh mẽ vào các thể chế chính trị (đặc biệt là Quốc hội và Đảng) trong chống tham nhũng, tin tưởng ở xã hội như giới truyền thông, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo…
Cũng theo khảo sát của TI, hối lộ nhỏ tăng đáng kể tại hơn 20 quốc gia. Số người báo cáo đưa hối lộ nhiều nhất năm 2010 ở Afghanistan, Campuchia, Cameroon, Ấn Độ, Iraq, Liberia, Nigeria, Palestine, Senegal, Sierra Leone và Uganda với tỉ lệ 50% người trả lời có đưa hối lộ trong vòng 1 năm qua.
Trong khi đó, tại Việt Nam, tình trạng hối lộ diễn ra ở các đô thị với 84% cho rằng nhằm để “đẩy nhanh công việc” và có một thực trạng đó là người Việt Nam phải đưa hối lộ nhiều hơn so với người dân ở các nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan, Indonesia… nhưng lại nhận định tích cực hơn về nỗ lực của Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng so với nhận định của người dân các nước láng giềng.
TI đưa ra một số khuyến nghị, trong đó nhấn mạnh Việt Nam tiếp tục tăng cường hơn nữa sự tham gia của những thể chế chính trị/cơ quan được tin cậy như Quốc hội, Đảng, xã hội (truyền thông, tổ chức phi chính phủ, người dân) cũng như các nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Chính phủ nhằm khắc phục các thách thức, tồn tại. Bên cạnh đó cần tập trung nỗ lực phòng, chống tham nhũng vào các ngành/khu vực có nguy cơ và tồn tại tham nhũng cao như ngành cảnh sát, giáo dục…
Linh Thư
Nguồn nguyên thủy: http://www51.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/3029/ti–canh-sat-dung-dau-bang-ve-tham-nhung.html
............................................
TinHamburg:
Thực ra Vietnamnet và BBC đã cố tình sử dụng từ ngữ "Cảnh sát" để làm lạc tâm cảnh người đọc. Trên thực tế, cảnh sát chỉ là một bộ phận nhỏ không đáng kể trong ngành CÔNG AN (tiếng Đức là Staatssicherheit, gọi tắt là STASI) là tổ chức bảo vệ Đảng và chính quyền. Chính cái đám Công An mới là một lũ khốn nạn. Hiện nay ở Đức, những người nào có dính dáng đến Stasi trong thời DDR mà bị phanh phui ra thì đừng hòng mà được làm bất kỳ chức vụ công quyền nào! Đừng lầm lẫn cảnh sát với công an!