Việc cài đặt một giám mục thụ phong hợp pháp làm chủ tịch một tổ chức không được chấp thuận của Tòa Thánh Vatican lại là một biểu trương lực lượng khác nữa của các quan chức cộng sản. Động thái này nhằm tạo tín hiệu cho thấy Bắc Kinh, chứ không phải Rome, là “ông chủ của Giáo Hội,” ngài nói.
Rome, Italy ( CNA / EWTN News ) .- Cha Bernardo Cervellera, một quan sát viên lâu năm về quan hệ Trung Quốc -Vatican đã bị chấn động nặng nề bởi động thái gần đây của nhà cầm quyền cộng sản của Trung Quốc.
Cha Bernardo Cervellera
Cha Cervellera trong nhiều năm qua là một nhà phê bình sắc bén về chế độ ở Bắc Kinh và là một tiếng nói thận trọng về quan hệ của Giáo Hội với chế độ này. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 9 tháng 12 với CNA, ngài cho biết các diễn biến gần đây chẳng mang lại lý do gì nhiều để lạc quan.
Các rắc rối khởi đầu từ ngày 20 tháng 11 khi chính quyền cộng sản bổ nhiệm Cha Guo Jincai làm giám mục (tấn phong bất hợp pháp, bất chấp sự chống đối của Tòa Thánh Vatican), đã thách thức mong muốn của Vatican và không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng. Trong một cử chỉ gây thêm sự phẫn nộ từ Vatican, chính quyền đã ép buộc ít nhất tám giám mục trung thành với Rome tham gia vào việc tấn phong gian trá này (rogue).
Tuần này, các quan chức cộng sản một lần nữa buộc các giám mục trung thành với Rome tham gia vào cuộc bầu cử của Hiệp Hội Công giáo Yêu Nước do Nhà Nước điều khiển và Hội Đồng Giám mục của Giáo Hội Công Giáo.
Không một tổ chức nào trong cả hai này được công nhận bởi Vatican.
Trong khi những người khác nhìn thấy sự phát triển gần đây phản ánh một hành động chính trị cân bằng tế nhị hơn bởi cả hai bên, Cha Cervellera tin rằng đa số người trong Giáo Hội đang bị rơi vào tình trạng lạc quan quá đáng về những ý định của chính quyền cộng sản ở Bắc Kinh.
Cha. Cervellera cho biết các quan chức Trung Quốc đang gửi một thông điệp rõ ràng rằng Đảng cộng sản – và không phải là Vatican – có toàn quyền trên Giáo Hội Trung Quốc.
Ngài nói rằng các cuộc bầu cử gần đây của Hiệp hội Yêu nước và cái gọi là Hội đồng Giám mục đã nhằm ý định “gây thương tích cho Vatican” và lập ra các trở ngại cho sự hiệp nhất trong Giáo Hội.
Các cuộc bầu cử đã cài đặt một giám mục – được tấn phong không có phép của giáo hoàng – làm chủ tịch để dẫn dắt Hội Đồng Giám Mục. Một giám mục trung thành với Rome được bầu để dẫn đầu Hiệp Hội Yêu Nước. Cả hai giám mục đều là những ứng cử viên duy nhất được đề cử để tranh cử cho các chức vụ này.
Việc cài đặt một giám mục thụ phong hợp pháp làm chủ tịch một tổ chức không được chấp thuận của Tòa Thánh Vatican lại là một biểu trương lực lượng khác nữa của các quan chức cộng sản. Động thái này nhằm tạo tín hiệu cho thấy Bắc Kinh, chứ không phải Rome, là “ông chủ của Giáo Hội,” ngài nói.
Cha Cervellera, người đã từng là giáo sư tại đại học ở Bắc Kinh trong một thời gian và là cựu giám đốc cơ quan thông tin truyền giáo của Vatican, Fides, đang phục vụ như một cố vấn không chính thức của Vatican về các vấn đề Trung Quốc.
Ngài tin rằng các giám chức Vatican đã “có lẽ quá lạc quan” trong suy nghĩ cho rằng Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI nỗ lực vươn tới với người Công giáo Trung Quốc và các cơ quan chính phủ sẽ dẫn đến sự kính trọng mới cho Giáo Hội. Trong thực tế, ngài nói, có rất ít thay đổi kể từ khi Bức Thư lịch sử của Đức Giáo Hoàng gửi đến người Công giáo TQ từ năm 2007.
Một phần, Cha Cervellera tin rằng, các hành động khiêu khích của chính phủ đã được thúc đẩy bởi Hiệp Hội Yêu Nước TQ, cơ quan này cảm thấy bị đe dọa bởi bất cứ động thái nào nhằm tăng cường quan hệ giữa TQ với Rome. Ngài cho biết các thành viên Hiệp Hội Yêu Nước quan tâm rất sâu sắc đến việc bảo tồn quyền lực và từ đó công ăn việc làm của họ và sự kiểm soát tài chính của Giáo Hội.
“Vatican càng cố gắng để có một cuộc đối thoại với Chính quyền, thì Hiệp Hội Yêu Nước lại càng nghĩ rằng đó là con đường tiến đến sự kết thúc chung cục của Hiệp Hội này,” ngài nói.
Ngài cũng tin rằng chính phủ xem việc kiểm soát Giáo Hội như là một cách để duy trì quyền lực trên một dân số không hài lòng với việc lạm phát tăng cao và sự chênh lệch ngày một gia tăng giữa người giàu và người nghèo.
Sau đó, còn có vấn đề ý thức hệ cộng sản. “Tôi nghĩ rằng họ thực sự không thể hiểu được những gì có nghĩa là tự do tôn giáo, rằng có điều gì đó trong lương tâm của một con người, trong nhận thức của người đó không thuộc về các đảng hay nhà nước, nhưng chỉ thuộc về Thiên Chúa,” Cha Cevellera nói.
Công giáo tại Trung Quốc, ngài giải thích, chỉ có “tự do thờ phượng, nhưng không có tự do tôn giáo.” Tự do tôn giáo thực sự có nghĩa là Giáo Hội sẽ có quyền tự hành xử mà không cần sự can thiệp từ các quan chức chính phủ.
Tình hình hiện nay, ngài nói, thực là “khủng khiếp”. Quan chức Trung Quốc đã tạo ra “một vấn nạn về vấn đề hiệp thông của chúng ta từ quan điểm bí tích.”
Người Công giáo TQ trung thành với Rome đã bị đặt trong một vị trí khó khăn. Họ lo sợ rằng các giám mục không được chấp thuận bởi Rome từ nay sẽ chủ trì hoặc có mặt tại tất cả các tấn phong của các giám mục mới. Điều đó sẽ làm cho các cuộc tấn phong trở nên bất hợp pháp từ quan điểm Công giáo. Hậu quả sẽ là có một Giáo Hội dẫn đầu bằng các giám mục trên thực tế chỉ là những giám mục giả mạo chỉ có danh xưng giám mục.
Trong khi đó, cả hai dạng Giáo Hội “công khai” và dạng vẫn còn “hầm trú”, vì không muốn bị quy thuộc vào chính quyền cộng sản, vẫn tiếp tục được hiệp nhất, và một cách nghịch lý lại “được tăng sức mạnh” từ các cuộc đàn áp nhắm vào họ. Không có tự do cho dạng Giáo Hội nào cả trong cả hai dạng này, Cha Cervellera nói.
Hướng đế tương lai, ngài hy vọng rằng các sáng kiến khởi động của Đức Gíao Hoàng để mở cửa Giáo Hội tại Trung Quốc của gần sáu triệu người Công giáo sẽ không trở nên vô ích.
“Hy vọng của tôi là tất cả những việc đã làm cho sự hiệp nhất của Giáo Hội của ĐGH Gioan Phaolô II, Benedictô XVI và Giáo Hội tại Trung Quốc có thể tiếp tục,” ông nói.
Phạm Hương Sơn chuyển ý