BBC
Trong nỗ lực để duy trì thị phần trên thị trường toàn cầu sau khi Việt Nam phá giá tiền đồng, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Pornthiva Nakasai đã đưa ra ba biện pháp nhằm cạnh tranh với giá hàng rẻ hơn từ Việt Nam.
Thứ hai là khuyến khích giảm chi phí hậu cần cho doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan, và biện pháp còn lại là tăng cường tổ chức các chuyến đi khuếch trương, triển lãm hàng hoá ở các nước nhập khẩu hàng hóa chủ chốt của Thái.
Trong khi đó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Prasarn Trairatvorakul được truyền thông Thái trích dẫn nói xuất khẩu của Thái Lan sẽ bị ảnh hưởng nhẹ sau đợt phá giá tiền đồng cuối tuần qua của Hà Nội.
Với quyết định phá giá tiền đồng ở mức lớn nhất kể từ năm 1993, hiện cũng có lo ngại từ phia Thái Lan rằng Việt Nam có thể vượt qua Thái Lan trong xuất khẩu gạo trong bối cảnh Hà Nội vào năm ngoái đã có thể xuất khẩu gần 7 triệu tấn gạo, thu về hơn 3.2 tỷ đôla, đạt kỷ lục mới cả về số số lượng và doanh thu.
Nhập siêu
Việt Nam đứng thứ chín trong số các nước nhập khẩu lớn nhất của hàng xuất khẩu của Thái Lan.
Trong năm 2010, hàng hoá xuất khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam lên tới 5.84 tỷ đôla, tăng 25 phần trăm so với năm 2009, và điều này có nghĩa là Việt Nam vẫn bị nhập siêu khi buôn bán với Thái Lan, với khoản thâm hụt là mậu dịch 3.29 tỷ đôla.
Các mặt hàng Thái Lan xuất chính sang Việt Nam gồm sản phẩm dầu, hạt nhựa, sản phẩm sắt và thép, sản phẩm hóa chất, ô tô và phụ tùng thay thế, các sản phẩm cao su, máy điều hòa xe gắn máy và phụ tùng xe máy.
Kể từ khi là thành viên của tổ chức WTO, Việt Nam phải giảm thuế quan với một số cách mặt hàng và phải đối mặt với những thách thức, cạnh mạnh từ các nước thành viên ngay tại ASEAN khác, chẳng hạn như hàng nông sản từ Trung Quốc và Thái Lan.