"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Mittwoch, 26. Oktober 2011

ĐỔ LỆ TRƯỚC QUAN TÀI “ĐỒNG CHÍ” GADDAFI – VGCS ĐANG “SỜ TAY LÊN GÁY”

 
Tổng hợp thông tin và dư luận về cái chết của Gaddafi

(Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus ngày 23-10-2011)

Ngày 17-12-2010, người trẻ tuổi Tunisian Mohamed Bouazizi nổi lửa tự thiêu, làm bùng nổ Cách Mạng Hoa Nhài. Chỉ trong 28 ngày, cách mạng thành công. Nhà độc tài Ben Ali bỏ trốn. Giới quan sát quốc tế cũng như VietnamExodus ghi nhận cách mạng Tunisia có 3 đặc điểm: 


1/ Không bị một chủ nghĩa nào “định hướng”; 

2/ Không do một “đảng ta” nào “lãnh đạo”; 

3/ không báo trước ngòi nổ. 

Đáng lẽ không nên quên đặc điểm thứ tư: sự đóng góp hiệu quả của công nghệ thông tin, yếu tố bất ngờ, làm lệch cán cân so sánh lực lượng, tạo thuận lợi cho cách mạng. 

Dù sao, đánh đuổi được bạo quyền chỉ là giai đoạn đầu. Quốc dân Tunisian đoàn kết, nhường nhịn nhau, từng bước hoàn thành cách mạng. Ngày 24-10-2011, gần 80% dân Tunisia nô nức tham gia bầu cử tự do sau 42 năm bị độc tài đảng trị áp chế. Có đến hơn 80 đảng phái và cá nhân độc lập ra ứng cử, tranh 217 ghế dân biểu Quốc Hội Lập Hiến. Quốc Hội này sẽ soạn thảo Hiến Pháp, đem “trưng cầu dân ý”. Dựa trên Hiến Pháp đó, Quốc hội Lập Pháp sẽ được bầu ra. Tiếp theo, các cơ cấu công quyền sẽ hình thành. Bài bản “tiến trình dân chủ” là như thế. Chỉ có bọn “lú lẫn hết thuốc chữa” mới ngoan cố viện cớ “đa nguyên đa đảng là mất ổn định”, để ù lì “cố bám” độc quyền độc đảng. Từ khi bùng nổ cách mạng cho đến nay, quốc dân Tunisia phải mất 311 ngày mới đi con đường dân chủ được tới mức đó. Qua đếm phiếu sơ khởi, đảng Ennahda – Hồi Giáo ôn hòa từng bị Ben Ali cấm – tỏ ra dẫn đầu, với khoảng trên 40% phiếu; đảng Dân Chủ Cấp Tiến về nhì với chừng 17%; các đảng và cá nhân khác chiếm phần còn lại. Như thế, đảng nào muốn cầm quyền cũng phải tạo được đa số qua “liên minh” hay “liên hiệp”. Nói khác đi, sẽ không có đảng nào có cơ hội, nhân danh bất cứ điều gì – chẳng hạn như “sứ mệnh lịch sử” hay “có công giải phóng, thống nhất đất nước” –  để “ngồi lâu” cầm quyền qua “bầu cử giả cầy”. Đó là Dân Chủ Đại Nghị, khá phổ biến ở châu Âu.

Egypt hạ bệ nhà độc tài Mubarak mau hơn Tunisia – chỉ có 17 ngày, từ cuộc biểu tình “ngày phẫn nộ” 25-1-2011 đến ngày Mubarak tử chức, 11-2-2011 – nhưng tiến trình dân chủ nhiều trắc trở, vì các yếu tố văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, phức tạp hơn láng giềng Tunisia. Đặc biệt, nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo – Muslim Brotherhood – đang là đầu mối gây trở ngại lớn cho tiến trình dân chủ Egypt. Một phần của nhóm này bấy lâu thỏa hiệp với Mubarak làm “bù nhìn” trong “quốc hội giả cầy”; phần khác rút vào bí mật, cấu kết với quân khủng bố Hamas của Palestine, chủ trương “chống Do Thái đến cùng”; phần khác nữa liên hệ với Iran và Hezbollah của Lebanon, chui vào công đoàn, tìm cách đưa đấu tranh vào những “đòi hỏi quá lố”, tạo bế tắc và gây hiềm khích tôn giáo (giữa Hồi giáo, Ki-tô-giáo và Do Thái giáo). Vì thế, đã 9 tháng rồi, mà cách mạng ở Egypt chưa qua được giai đoạn chuyển tiếp. Ngày bầu cử bị hoãn, chưa biết đến bao giờ. Chính quyền chuyển tiếp do quân đội chịu trách nhiệm, luôn luôn bị “thách đố”.

Không biết do “liên tưởng ngẫu nhiên” hay có hậu ý gì, ngay khi Cách Mạng Hoa Nhài xảy ra ở Tunisia và Egypt, ngày 30-1-2011 trên tập san Forbes xuất hiện bài của Gordon Chang, có tựa đề, nêu câu hỏi : “Egypt is The Next Tunisia, What Is The Next Egypt ?” – “Ai Cập Theo Sau Tunisia, Nước Nào Theo Sau Ai Cập ?”. Hỏi xong, Gordon Chang trả lời ngay : “… đó là nước Tàu”. Mười năm trước, năm 2001, Chang đã xuất bản cuốn sách “The Coming Collapse Of China” – “Sự Sụp Đổ Sắp Đến Của Nước Tàu” – gây bàn tán sôi nổi. (Chúng ta sẽ đi sâu vào đề tài này trong một dịp khác).

Trước Chang, trên báo National Post ngày 22-1-2011, Lawrence Solomon viết bài “China’s Coming Fall” – “Sự Suy Vong Sắp Đến Của Nước Tàu”, nói y như Chang, nhưng căn cứ vào những điều “tai nghe mắt thấy”, quả quyết rằng Tàu sẽ “tiêu tùng cái rầm” – As A Bang – khác hẳn Liên Xô, “tiêu ma không một tiếng rên”. Quái ác hơn, Solomon còn vạch trần kế hoạch “tung hê tháo chạy” của chẳng những bọn chóp bu cộng sản Tàu, mà luôn cả bọn “lâu la cộng sản” ở châu Á.
            
Liên tưởng “hơi bị vội” (theo cách nói của người Hà Nội): sau Egypt không phải là nước Tàu, mà là Libya với Muammar Gaddafi, “con chó điên Trung Đông” (câu “rủa” của tổng thống Mỹ Ronald Reagan). Sau một buổi lễ cầu nguyện Hồi Giáo, ngày 15-2-2011, hàng ngàn người Libya xuống đường biểu tình bất bạo động, đòi truất phế nhà độc tài Gaddafi. Khí thế đấu tranh ở Libya chẳng những mạnh hơn, mà còn quy mô hơn cả Tunisia lẫn Egypt, khiến khắp thế giới ồn lên rằng Cách Mạng Hoa Nhài đã tràn sang Libya, và có cơ lan ra khắp vùng. 

Bạo quyền Gaddafi “đối phó” y chang “bài bản” vừa “xã hội chủ nghĩa” giống Liên Xô, vừa “có màu sắc nhân dân” giống Tàu. (Ngày 1-9-1969, trung úy Gaddafi đảo chính cướp quyền, đặt tên nước là Cộng Hòa Ả Rập Li-bi. Ngày 2-3-1977, y đổi tên nước thành Gia-ma-hi-ri-a A-rập Li-bi Nhân Dân Xã Hội Chủ Nghĩa Vĩ Đại – thông tin và cách phiên âm lấy từ Trang Nhà sứ quán CHXHCN/VN tại Tripoli, Libya). Nào là “quần chúng tự phát”, nào là “công an mặc thường phục”, nào là “chó nghiệp vụ gái” đem con nít ra vu vạ người biểu tình. Thậm chí có cả “nhân dân tự nguyện” từ sa mạc nào đâu, cỡi lạc đà về thủ đô giúp “nhà-nước ta” dẹp biểu tình. Càng dẹp, biểu tình càng lan ra khắp nước. Đến mức Gaddafi phải dùng tàu bay, xe tăng, đại pháo và hỏa tiễn bắn thẳng vào dân để dẹp biểu tình, thì tính chính đáng cai trị – legitimacy to rule – của y đã mất hết, và quốc tế có chính nghĩa để can thiệp. 

Quần chúng nổi lên cướp chính quyền, trước ở vùng xa, lần lượt ngày càng gần thủ đô. Từ bất bạo động biến thành bạo động, người biểu tình biến thành “quân nổi loạn”, còn gọi là “quân phiến loạn”, hay “phiến quân”. Nhiều nơi, chính quyền tự tan rã, và công dân phải lập ra một thứ “chính quyền tự quản”. 

Liên Đoàn Ả Rập, (một định chế mà Gaddafi có lúc từng là chủ tịch) đem vấn đề ra Liên Hiệp Quốc, nhờ can thiệp  với danh nghĩa “cứu thường dân tay không bị cường quyền bắn giết”. LHQ đã phải ra nhiều Nghị Quyết cho Libya, trước hết là phong tỏa tài sản của bạo quyền ở nước ngoài. Kế đó, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế xử Gaddafi và đồng bọn tội “chống nhân loại”, ra lệnh truy nã. Trong khi đó, vẫn kêu gọi Gaddafi “rời bỏ quyền bính”. Y vẫn ngoan cố, phản ứng mọi mặt y như thời còn “Chiến Tranh Lạnh”; “thế giới chia làm hai phe”, và y “đứng vào phe các nước dân chủ tiến bộ chống đế quốc”. 

Phe của y ở đâu không thấy, chỉ thấy Liên Bang Nga cũng như Tàu Cộng có phiếu phủ quyết ở Hội Đồng Bảo An, (có thể dùng chống lại việc “can thiệp”, nếu muốn “vào phe” với Gaddafi) đã không dùng phiếu ấy, chọn thái độ “tọa sơn quan hổ đấu”, chỉ tỏ ý “dè dặt” chiếu lệ, và chê bai sự can thiệp quốc tế bằng “tuyên truyền”. Trong thực tế, Tàu bị “lộ tẩy” chơi trò “ném đá giấu tay”, bị tố giác có bằng cớ, đã lén lút giao dịch tiếp tục “bán vũ khí cho Gaddafi”. Tàu phải lên tiếng biện bạch rằng đó là thương vụ “chưa thành” của một công ty buôn vũ khí, và “vũ khí chưa giao”. Giữa lúc Gaddafi còn “lên gân xuống tấn”, qua truyền hình thách thức thế giới, dọa dùng “chiến tranh nhân dân” biến “Libya thành một Việt Nam thứ hai”, thì truyền thông VGCS phụ họa, “cổ võ” sự “kiên cường” của “người hùng sa mạc”. Báo Nhân Dân Điện Tử ngày 21-3-2011 giật tít: Phía sau những hành động quân sự khoác áo “bảo vệ nhân quyền”, có những đoạn (trích) như sau:
            
“Vào lúc 16 giờ 45 phút GMT (23 giờ 45 phút Hà Nội) ngày 19-3 Mỹ cùng các nước Anh, Pháp, Canada và I-ta-li-a đã mở chiến dịch “Bình Minh Odyssey” tiến công Li-bi. Đây là chiến dịch quân sự lớn nhất do liên quân tiến hành kể từ sau cuộc chiến tranh I-rắc năm 2003 …”
            
“… Tổng Thống Vê-nê-xu-ê-la U.Cha-vết cùng các lãnh đạo các nước Cu-ba, Bô-li-vi-a, Ni-ca-ra-goa cho rằng các chiến dịch quân sự chống Li-bi của Mỹ và đồng minh phương Tây là để giành nguồn tài nguyên dầu mỏ của nước này. I-ran cảnh báo, chiến dịch quân sự của liên quân là nhằm kiểm soát kiểu “thực dân mới” đối với nguồn dầu mỏ ở đất nước giàu dầu mỏ thứ ba châu Phi…” 

(Đoạn trích này cho thấy : 1/ Luận điệu tuyên truyền thời Chiến Tranh Lạnh còn “di căn” trong bộ máy tuyên truyển VGCS; 2/ Lộ mặt “phe xã hội chủ nghĩa” sống sót là những nước nào; 3/ VGCS “không khảo mà xưng”, thú nhận “vừa là đồng chí vừa là anh em” với Gaddafi). Trích tiếp:
           
“… Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Mát-xcơ-va “lấy làm tiếc” về sự can thiệp tại Li-bi được thông qua vội vã … Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối sử dụng vũ lực trong các mối quan hệ quốc tế…”

“ … Cuộc tiến công của lực lượng liên quân vào Li-bi đúng vào lúc tình hình ở Trung Đông và Bắc Phi diễn biến phức tạp, càng làm cho tình hình ở đây thêm mất ổn định … Dù với bất cứ lý do nào, việc dùng sức mạnh quân sự tiến công Li-bi là sự xâm phạm một quốc gia độc lập có chủ quyền. Đây là điều không thể chấp nhận được vì tạo tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế”.
            
Trái với mong đợi của bọn “cộng sản sống sót”, liên quân đã “không đổ bộ”, tránh mang tiếng “xâm lược”, và không thể “sa lầy” như ở Iraq hay Afghanistan. Nắm vững nguyên tắc “không ai làm cách mạng giùm cho ai”, liên quân đã giúp tối đa cho người Libya  tự nỗ lực “làm lịch sử” cho mình và con cháu mình, và đã thành công như ý muốn. Trước ngày “giải phóng thủ đô” Tripoli, một Chính Quyền Chuyển Tiếp đã thành hình, thể hiện “đoàn kết quốc dân” ngoạn mục. Trên 60 quốc gia có mặt để ủng hộ chính quyền này (gọi tắt là NTC). Tàu Cộng và VGCS đều vắng mặt. Mãi sau khi NTC chiếm xong thủ đô Tripoli, Gaddafi bỏ trốn, bạo quyền của y tan rã, Tàu Cộng mới muộn màng công nhận NTC. Ngày 15-9-2011, đài BBC Luân Đôn loan tin “Việt Nam công nhận chính quyền mới ở Libya”. Bản tin dẫn lời người phát ngôn VGCS Lương Thanh Nghị, rằng :”Việt Nam tôn trọng mọi quyết định của nhân dân Li-bi..”. Thử hỏi : khi bọn chóp bu VGCS “cổ võ Ngài Gaddafi” của chúng, thì “nhân dân Li-bi” ở đâu ? Cùng bản tin nói trên, BBC cho biết : “ Hôm nay, ngày 15-9, Trung Quốc là thành viên cuối cùng trong Hội Đồng Bảo An nói nước này ủng hộ NTC là đại diện cho Libya tại LHQ”.
            
Ngày 20-10-2011, thế giới được tin Gaddafi cố thủ ở quê nhà Sirte không nổi, cùng một đoàn xe bỏ chạy, bị không quân oanh kích, bị thương “chui vào ống cống” trốn, bị lôi cổ ra, rồi bị bắn chết, xác kéo lê trên đường phố cho dân chúng thấy, hò reo ăn mừng. Ba hôm sau, ngày 23-10-2011, từ thủ đô cách mạng Benghazi, NTC cùng toàn dân tuyên bố và ăn mừng Cách Mạng Thành Công. Ông Thủ Tướng Lâm Thời NTC Mahmoud Zibril đã từ chức ngay sau khi tin Gaddafi chết được xác nhận, không viện “công lao cách mạng”, ở đó tranh quyền “cố bám” khi “đại công cáo thành”. Cách mạng Libya – bây giờ gọi là Mùa Xuân Bắc Phi –  mất 8 tháng 7 ngày mới thành công,