Thanh Quang, RFA - 26.10.2011
Trong khi thể chế độc tài “trường phái Thế kỷ 20” của Gaddafi sụp
đổ thì những chế độc độc tài “kiểu Thế kỷ 21”, trong đó có VN, đang ra
sức duy trì sự sống còn qua một phương cách tinh vi hơn.
Cai trị kiểu thế kỷ 21
Tính cho tới giờ thì Phong trào Cách mạng Ả Rập đã loại 3 nhà độc tài
là Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia, Hosni Mubarak của Ai Cập và,
mới đây, Moammar Gaddafi của Libya. Từ Maxcơva, nhà báo Nguyễn Minh Cần
nhận xét:
"Đối với nhân dân Ả Rập thì tôi thấy cái chết của Gaddafi là một hình
thức chấp cánh cho phong trào đòi thay đổi của nhân dân Ả Rập, và càng
chấp cánh cho phong trào đòi quét sạch những chế độ độc tài Ả Rập. Do đó
tôi nghĩ chúng ta cần phải hoan nghênh việc kết thúc chế độ độc tài ở
Libya."
Nói tới thể chế độc tài, tờ Washington Post số hôm Chủ Nhật vừa rồi
có bài tựa đề tạm hiểu là “Giai đoạn cáo chung của một kẻ độc tài”, qua
đó, ký giả William J. Dobson đề cập đến di sản của Gaddafi, một trong
những nhà độc tài sau cùng thuộc “trường phái cũ” của thế kỷ 20, với
cung cách lập dị, với lối cai trị tàn bạo đẫm máu, với nhà nước cảnh sát
trị bất dung mọi bất đồng chính kiến, bóp nghẹt tự do báo chí, xã hội
dân sự, củng cố bộ máy an ninh dầy đặc có số nhân viên chiếm tới 20% dân
số Libya...
Theo bài báo thì một thời gian lâu trước khi diễn ra Muà Xuân Ả Rập,
trước khi cái xác của nhà lãnh đạo Gaddafi từng ví như “con chó điên bên
bờ Địa Trung Hải” bị kéo lê trên đường trước khi đưa lên xe cứu thương,
thì lối cai trị độc tài của Gaddafi tương phản với cách cai trị của
những lãnh đạo hay giới lãnh đạo chuyên chế Thế kỷ 21 – dù ở châu Mỹ La
Tinh, châu Âu hay châu Á: Những nhà độc tài tinh ranh ấy ý thức kiểu độc
tài của Gaddafi gây quá nhiều tốn kém và lắm rủi ro, nên quay sang dùng
bình phong dân chủ để che giấu hành động chuyên chế.
Đối với nhân dân Ả Rập thì tôi thấy cái chết của Gaddafi là một hình thức chấp cánh cho phong trào đòi thay đổi của nhân dân Ả Rập, và càng chấp cánh cho phong trào đòi quét sạch những chế độ độc tài Ả Rập.
Ô. Nguyễn Minh Cần
Bài báo viện dẫn trường hợp ông Vladimir Putin ở Nga không “bám trụ”
mãi ở Điện Kremlin, mà chấp hành Hiến pháp là chỉ làm tổng thống 2 nhiệm
kỳ thôi, rồi chọn thuộc cấp thân tín thay thế để thực hiện kế hoạch
quay lại Điện Kremlin nắm quyền lực tuyệt đối như cũ – và dài lâu.
Hay trường hợp ông Hugo Chavez ở Venezuela bên châu Mỹ La Tinh cũng
bày ra những cuộc tranh cử rầm rộ của nhiều chính đảng nhưng cùng phe
thân tín hình thành phương cách khống chế tiến trình bầu phiếu để kết
quả sau cùng có lợi cho ông ta.
Hoặc đảng CSTQ, dù đàn áp bất đồng chính kiến, tự do, dân chủ, nhưng cũng bề ngoài nới lỏng phần nào “bàn tay sắt” cho có tự do cá nhân, cho việc cải thiện sinh kế của người dân.
Những hình thức “cai trị kiểu thế kỷ 21” đó của giới lãnh đạo độc
đoán hiện nay tương phản với nền độc tài kiểu cũ thời thế kỷ 20 của
Gaddafi bắt nguồn từ việc họ ý thức cái giá quá đắc của chủ trương
chuyên chế thuần tuý. Và cái bình phong dân chủ như vừa nói với những
phương cách tinh vi vẫn giúp họ đạt được mục tiêu tối hậu là sự sống còn
của chế độ độc tài – khác với nhà nước công an trị hoang tưởng, độc
đoán của Gaddafi, và cả thể chế bốc đồng, khép kín Kim Jong-il ở Bắc
Hàn.
Tức nước vỡ bờ
Về lối cai trị độc tài nhưng núp dưới bình phong dân chủ ấy, nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Mascơva nhận xét như sau:
Vẫn theo nhà báo Nguyễn Minh Cần, thì sự khôn khéo đó của CNXH ở TQ và VN bắt nguồn từ sự “run sợ’ của giới cầm quyền về số phận bi thảm như Gaddafi có thể xãy đến cho chính họ, một ngày nào đó:
"Riêng về Tổng thống Hugo Chavez của xứ Venezuela thì ông này coi
việc lãnh đạo độc tài Gaddafi chết như một hình thức “tử đạo”.
Đây là thái độ rất trâng tráo. Riêng các nước có chế độc độc tài như
TQ, VN, thì chúng ta thấy TQ có phản ứng khôn khéo hơn, nhưng vẫn không
che giấu được sự sợ hãi. Riêng VN thì tỏ ra chậm chạp, hầu như không
muốn lên tiếng. Điều này chứng tỏ rằng những người lãnh đạo VN run sợ
trước cái chết của Gaddafi, và thấy rằng nếu không thay đổi thì tương
lai của mình cũng sẽ có một kết thúc như vậy."
Nhà báo Nguyễn Minh Cần nhân tiện lưu ý rằng cái chết của Gaddafi vưà
qua là một cảnh báo rất nghiêm trọng cho những ai còn muốn duy trì
đường lối độc tài của mình:
"Theo tôi thì điều đó cảnh báo những nhà lãnh đạo chuyên chế, những
nước hiện còn chế độ độc tài nên suy nghĩ. Vừa qua chúng ta thấy phản
ứng của những nhà lãnh đạo trên thế giới rất rõ ràng là đại đa số đều
tán đồng việc làm của cuộc cách mạng ở Libya nổi dậy đánh đổ chế độ độc
tài Gaddafi."
Lên tiếng với phóng viên Ỷ Lan của Đài ACTD, từ Saigòn, Đại Lão Hoà
Thượng Thích Quang Độ, Tăng Thống GHPGVNTT, cũng lưu ý nhà cầm quyền VN
đừng coi thường người dân:
"Tình trạng Libya mới đây thôi, dân tộc Libya chịu khổ, bị áp bức đoạ
dày dưới sự thống trị của Gaddafi tới 42 năm trời. Họ đã nói nhiều mà
nhà nước không đếm xiả tới. Cho đến cùng thì họ không nói bằng lời nữa
mà họ xuống đường. Cho nên tôi nói với các nhà lãnh đạo VN là phải coi
chừng, đừng coi thường người dân. Dân hiền thì rất hiền, những khi đã
nổi cơn giận lên thì không có gì cản nỗi. Cái chết họ không sợ thì còn
sợ gì ? Súng đạn họ cũng không sợ nữa. Cứ trông gương ở Tunisia, Ai Cập
và Libya.
Dù độc tài của chế độ tư bản hay độc tài cộng sản đều có đặc tính chung là đàn áp, áp bức và bóc lột người dân đến cùng cực, làm cho lòng dân uất ức hoặc âm ỉ, mà đến lúc nào đó, tất yếu họ sẽ đứng lên lật đổ.
GS Nguyễn Thanh Giang
Từ VN, GS Nguyễn Thanh Giang cũng lưu ý rằng chế độ độc tài nào – dù
CS hay tư bản – sẽ làm cho lòng dân oán giận để sau cùng rồi họ đứng lên
lật đổ giới lãnh đạo độc tài:
"Dù độc tài của chế độ tư bản hay độc tài cộng sản đều có đặc tính
chung là đàn áp, áp bức và bóc lột người dân đến cùng cực, làm cho lòng
dân uất ức hoặc âm ỉ, mà đến lúc nào đó, tất yếu họ sẽ đứng lên lật đổ."