Dustin Roasa -Trần Quốc Việt (danlambao) dịch
Thành phố Hồ Chí Minh
- Ở quán cà phê thời thượng trong trung tâm thương mại Saigon Centre,
nơi giới mới giàu lên thích đến để nhìn và để được thiên hạ nhìn, Nguyễn
Ngọc Quang hồi tưởng lúc anh trực diện với mặt trái đen tối hơn của
phép lạ kinh tế Việt Nam từng được ca ngợi rất nhiều. Anh kể những người
công an thuê đã lái xe máy tông anh té xuống đất rồi cán qua người
anh. Lời nhắn thẳng thừng cho nhà bất đồng chính kiến và Dustin Roasa và những thành viên khối 8406 đang tỵ nạn tại Bangkok, Thailand, nhà hoạt động
dân chủ trên mạng này là: hãy dừng lại ngay nếu không liệu hồn.
Nhưng
con người này, trước đây làm nghề trang trí nội thất, 49 tuổi, khuôn
mặt hằn những vết sẹo từ vụ tấn công vào hồi tháng Chín, vẫn không khuất
phục. "Tôi nhất định không lùi bước," anh nói. "Chính quyền đang ra
sức ngăn chặn chúng tôi chỉ vì chúng tôi nói lên sự thật. Họ đã nói láo
với nhân dân suốt bao nhiều năm nay rồi."
Nguyễn
Ngọc Quang, mới vừa mãn án tù ba năm về tội bất đồng chính kiến, là
thành viên trong nhóm ngày càng lớn mạnh của những người Việt Nam đang
công khai lên tiếng thách thức quyền lực của đảng Cộng sản, vốn đã cai
trị nước này kể từ khi thống nhất vào năm 1975 và không cho phép đối lập
chính trị. Qua những bài viết trên các blog và mạng xã hội về các vi
phạm nhân quyền, tham nhũng, và hạn chế tự do ngôn luận các nhà hoạt
động dân chủ đã thu hút lượng độc giả ngày càng tăng.
Nhưng
khi nhà cầm quyền chuẩn bị cho đại hội toàn quốc đảng Cộng sản vào
ngày mai, kỳ họp rất quan trọng nhằm phác thảo ra đường hướng quốc gia
và nhân sự lãnh đạo cho năm năm tới, chính quyền đã tìm cách khẳng định
quyền lực của mình qua hành động trấn áp những người lên tiếng chỉ
trích như Nguyễn Ngọc Quang. Năm qua, hàng chục nhà bất đồng chính kiến
đã bị bắt và giam giữ, chưa kể còn biết bao nhiêu người khác đã bị
công an sách nhiễu và theo dõi. Năm ngoái, trong công điện ngoại giao
mật gởi đi từ đại sứ quán tại Hà Nội, đại sứ Mỹ đã đề cập đến việc "xử
dụng bạo lực quá đáng" để đàn áp một cuộc biểu tình, điều đó ông nói
"thật đáng lo ngại và chứng tỏ chính phủ Việt Nam gia tăng trấn áp nhân
quyền nhiều hơn trước đại hội đảng vào tháng Giêng năm 2011."
Căng
thẳng gia tăng trong lúc tầng lớp lãnh đạo chuẩn bị bắt đầu giải quyết
các vấn đề đối nội ở đại hội Đảng trong đó bao gồm nền kinh tế hoạt
động yếu kém và sự chỉ trích công khai các mối quan hệ kinh tế ngày
càng mật thiết với kẻ thù truyền thống Trung Quốc. Hôm thứ tư, công an
thành phố Huế ở miền trung đã hành hung nhà ngoại giao Mỹ khi ông cố
gắng đến thăm cha Nguyễn Văn Lý, vị linh mục Công giáo bất đồng chinh
kiến đang bị quản thúc tại gia sau khi được thả ra khỏi tù vì lý do sức
khoẻ. Nhà cầm quyền cũng đang ngăn chặn Facebook, công cụ liên lạc rất
quan trọng đối với các nhà hoạt động dân chủ, riêng người phóng viên
viết bài này thì bị công an chìm theo dõi trong những lần gặp gỡ các
nhà hoạt động dân chủ tại nhiều nơi trong thành phố.
"Đảng
Cộng sản muốn bóp nghẹt phê bình và bất ổn trước kỳ họp quan trọng
nhất của đảng," Sophie Richardson giám đốc Châu Á của tổ chức Human
Rights Watch cho biết. "Tình trạng đàn áp những người chỉ trích chính
phủ ôn hoà thật ra chẳng phải là điều gì mới mẻ tại Việt Nam, nhưng
ngay bây giờ chúng tôi thấy sự trấn áp đang tăng vọt đáng kể."
Khôi
phục niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam, mà đã bắt đầu chựng lại sau
nhiều năm phát triễn, sẽ là một trong những mục tiêu phấn đấu quan trọng
nhất của đảng. Tuần qua, công ty PwC tiên đoán rằng vào khoảng năm
2050 Việt Nam sẽ là nền kinh tế lớn thứ 14 trên thế giới, sự tăng triễn
chóng mặt cho quốc gia đã từng suýt lâm vào nạn đói mới gần đây vào
giữa thập niên 1980. Bằng chứng của phép lạ kinh tế này hiện diện khắp
nơi ở thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện qua các nhà chọc trời, trong đó
có toà nhà Bitexco Tower 68 tầng mới khai trương vào tháng Mười, qua
cảnh các đại lộ đông nghẹt những xe gắn máy và xe hơi.
Sự
thay đổi hoàn toàn này đa phần nhờ chính sách Đổi Mới được đưa ra vào
thập nhiên 1990, qua đó dần dần cởi trói nền kinh tế trong khi vẫn duy
trì kiểm soát chính trị tuyệt đối rất giống như những gì diễn ra ở
Trung Quốc.
Nhưng
càng ngày càng phát sinh ra nhiều vấn đề. Lạm phát rất cao ảnh hưởng
nặng nề đến người nghèo. Sự phát triễn mau lẹ đã đuổi nông dân ra khỏi
ruộng vườn của họ. Các cuộc đình công ngày càng gia tăng tại những nhà
máy xuất khẩu ở trong nước và bao mối lo về ô nhiễm công nghiệp.
Dù
tầng lớp lãnh đạo nhiều lần công khai cam kết đẩy mạnh cải cách nền
kinh tế kế hoạch tập trung, nhưng khu vực do nhà nước quản lý tuy hoạt
động kém vẫn tiếp tục nhận được trợ cấp đáng kể.
Nhà
máy đóng tàu Vinashin, một trong những công ty quốc doanh lớn nhất
trong nước, đã trở thành điển hình cho sự quản lý kinh tế tồi tệ của
chính quyền. Công ty này gần như phá sản với số nợ 4.5 tỷ đô la, nhưng
chính quyền vẫn cố tiếp sức duy trì nó.
"Trường
hợp Vinashin chứng minh phát triễn kinh tế hầu như chỉ làm lợi cho
chính quyền và cho những ai có các mối quan hệ. Còn đa số người dân đều
không thấy lợi ích gì. Giá cả thì tăng vọt còn người dân lại mất việc."
Lê Trần Luật, luật sư viết về nhân quyền và biện hộ cho những người
bất đồng chính kiến tại toà, phát biểu.
Theo
lời Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam ở Học viện Quốc phòng Úc,
người ta đoán điểm nổi bật nhất ở kỳ đại hội kéo dài cả tuần lễ này là
sự kình địch trong nội bộ đảng giữa hai phe phái tranh nhau nắm các
chức vụ lãnh đạo. Phe bảo thủ trong đảng coi Trung Quốc là mẫu mực, e
ngại sự cởi mở tiếp tục ở trong nước cho nên có lẽ ra lệnh trấn áp các
nhà bất đồng chính kiến nhằm cảnh cáo phe cải cách trong đảng, ông
Thayer nhận định. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chính trị gia quyền lực
nhất nước, có thể được ban thêm nhiệm kỳ năm năm.
Vào
năm 2008, chính quyền Việt Nam đã nhượng đất cho một công ty Trung
Quốc khai thác mỏ bauxite trị giá hàng tỷ đô la ở cao nguyên trung phần
Việt Nam. Các nhà hoạt động tranh đấu dân chủ đã thu hút được sụ ủng
hộ chưa từng có từ tầng lớp tinh hoa ở đô thị và từ trong nội bộ đảng
- trong đó có cả anh hùng giành độc lập tướng Võ Nguyên Giáp - qua chỉ
trich việc khai thác mỏ và thái độ ngày càng lấn lướt của Trung Quốc
tại biển Đông, nơi có nhiều đảo có nhiều tiềm năng khoáng sản mà cả hai
nước đều tuyên bố chủ quyền.
Hoa
Kỳ, dưới chính quyền Obama tìm cách tái xác lập ảnh hưởng ở đông nam Á
như đối trọng trong vùng với Trung Quốc, đã nhận ra cơ hội. Bộ trưởng
ngoại giao Hillary Clinton đến Hà Nội hai lần trong năm 2010, và trong
lần viếng thăm vào tháng Bảy bà tuyên bố Hoa Kỳ có "quyền lợi quốc gia"
trong sự tự do hàng hải ở biển Đông.
Phe
bảo thủ trong đảng, bị dồn vào chân tường trước làn sóng giận dữ trong
dân chúng về vấn đề Trung Quốc, đã tìm cách dập tắt cuộc tranh luận
bằng cách ngăn chặn và đánh phá các trang mạng và bắt giữ những người
viết blog chống Trung Quốc.
Bất
chấp những rủi ro này, các trí thức đô thị vẫn tiếp tục gia nhập vào
đội ngũ những nhà hoạt động dân chủ. Nguyễn Thu Trâm, 33 tuổi, mới tham
gia vào Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, nhóm tự nguyện gồm những nhà báo
nghiệp dư đăng những bài viết trên mạng về những cảnh bất công đời
thường tại các thành phố họ sống và qua đó tạo ra hình thức báo chí mới
cùng hiện diện với báo chí quốc doanh bị kiểm duyệt nặng nề. Nguyễn
Thu Trâm phải thoát ly gia đình vì sợ gây nguy hiểm cho người thân, và
chị cho biết chị thường xuyên bị công an tra vấn.
"Tôi
vẫn tiếp tục đi ra ngoài để nói chuyện với mọi người, và để tường
thuật những gì đang xảy ra trong cuộc sống của họ." Chị nói. "Nhưng ở
Việt Nam xử dụng internet là cả một sự liều lĩnh. Thỉnh thoảng tôi
tưởng đâu nửa người của mình đã ở trong tù rồi."
Bản tiếng Việt: Trần Quốc Việt (danlambao)
Tựa
đề của người dịch, nguyên tác tiếng Anh "Vietnam cracks down on online
critics ahead of Communist congress", tờ Guardian, Anh số ra ngày
10/1/2011.
-----------------------------------------
PHÓNG VIÊN TỰ DO NGƯỜI MỸ VỪA BỊ TRỤC XUẤT KHỎI VIỆT NAM
Trần Quốc Việt (danlambao)
Kính thưa quý vị,
- Sáng hôm nay, ngày 25/10/2011, Tờ báo Guardian thuộc loại hàng đầu của Anh , đã cho biết mới đây
Kính thưa quý vị,
- Sáng hôm nay, ngày 25/10/2011, Tờ báo Guardian thuộc loại hàng đầu của Anh , đã cho biết mới đây
phóng viên tự do người Mỹ Dustin Roasa, khi trở lại
Việt Nam, đã bị bắt và giữ suốt đêm ở phi trường Tân Sơn Nhất và bị trục
xuất khỏi Việt Nam vào ngày hôm sau. Họ nói với Dustin Roasa: "Vi các lý do an ninh chúng tôi không hoan nghênh anh ở Việt Nam."
Xin nhắc lại Dustin Roasa là nhà báo tự do tại Cambodia viết về các vấn
đề nhân quyền và phát triển ở Đông Nam Á. Ông đã sống ở Việt Nam từ năm
2004 đến 2005 và thường quay trở lại Việt Nam.
Vào năm ngoái Dustin Roasa đã đến Việt Nam và viết bài về sự trấn áp gia
tăng của công an trước đại hội Đảng. Trong bài đó ông đã phỏng vấn các
anh Nguyễn Ngọc Quang, Lê Trần Luật và chị Nguyễn Thu Trâm tại một quán
cà phê ở trung tâm Sài gòn. Theo tờ Guardian anh Nguyễn Ngọc Quang và
chị Nguyễn Thu Trâm phải trốn qua Thái Lan vì sợ bị bắt sau khi trả lời
phỏng vấn của Dustin Roasa. Hai bài của Dustin Roasa đã được dịch ra tiếng Việt:
Dustin Roasa và cô Thu Trâm