"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Dienstag, 25. Oktober 2011

Thương qúa bọn côn đồ Việt Nam

Bệnh viện Cộng Sản Việt Nam (BVCSVN) "Giai cấp" trở thành "Côn đồ" đập phá BV Năm Căn bị bắt

Gần đây báo trong nước thi nhau đăng tin: Bọn côn đồ mỗi ngày một táo tợn, tấn công vào lực lượng Công An, chúng nó đánh họ như cơm bửa, Công An chặn xe lại để kiểm tra, bọn côn đồ chẳng những không đứng lại, còn húc Công An bay lên nóc xe. Hình chiếu trên mạng, nhiều Công An nằm bẹp dí, ấp sấp trên nóc “capô” hai tay bám chặt vào cần gạt nước. Chỉ cần trích một cái tựa đề “chém Công An” với thời gian chừng một tuần lễ, chắc phải đầy vài ba trang giấy báo, cỡ 10 x 13 về những sự vụ nói trên. Trong số bọn nam giới côn đồ, không thiếu “bóng hồng” còn khá trẻ:


Trích tựa đề của báo Cộng Sản:

“Vào 5 Tháng Bảy 2011. Một cô gái còn khá trẻ, liên tục gào rú và tát liên tiếp vào mặt và đầu công an  giao thông giữa đường phố. Nguyên nhân ban đầu là do xe của …”

Không riêng Công An bị đánh, bị chém. Bác sĩ, y tá cũng bị côn đồ tấn công “hết sức dã man”. Côn đồ tràn vào bệnh viện tấn công hà rầm, đâm chém bạt tai, đá đít bác sĩ, y tá ngày một. Ngoài hình thức tấn công bằng bạo lực, côn đồ còn dùng chất, nguyên văn chữ Cộng Sản dùng,  là “Chất xú uế” y hệt những chất, đảng CSVN đã ném vào gia đình nhà văn Trần Khải Thanh Thủy trước đây. Từ địa đầu Cao Bắc Lạng, Móng Cái, cho đến tận cùng đất nước: Đầm Dơi, Sóc Trăng, Long Xuyên Cà Mau vv… Đều xảy ra như thế.

Đặc biệt ở Thái Bình có bác sĩ Giàu bị côn đồ giết, sau đó được phong lên….Liệt sĩ!

Hàng trăm tờ báo ca ngợi, ông Giàu là bác sĩ luôn luôn tận tâm với nghề nghiệp, có đạo đức cao, luôn tận tuỵ và yêu thương người nghèo khó, bất kể giờ nào, khi người ta kêu một tiếng là ông có mặt, kể cả lúc hết giờ làm việc, đang nghỉ ngơi tại nhà. Với đồng lương 5 triệu mỗi tháng, vợ phải làm nông,  bác sĩ Giàu sống rất khổ sở, nhưng không màng tiền bạc, sẵn lòng giúp người nghèo!? Đó là báo đảng nói.

Xin lắng nghe vài ý kiến từ trong nước, nhận định về lương y nước CHXHCNVN. Luôn làm theo lời dạy của “bác”

Trích:

Thảo 
Vụ gì mà đụng tới cán bộ nhà nước là báo chí, truyền hình ( cũng nhà nuớc quản lý) đưa tin bậy bạ, nói xấu hung thủ, đàn áp phía nguời dân. Xin thưa! Chúng tôi không phải trẻ con 3 tuổi, đừng chơi cái chiêu nói xấu (theo công an thì Dũng là một nguời ăn chơi, . . ., đầu xanh đầu đỏ). . . chúng tôi biết nhìn sự việc mà. Các cán bộ đừng nghĩ nguời dân chúng tôi ngu, nói gì cũng nghe. Xã hội mà nguời dân ai cũng căm phẫn, 100 ý kiến về vụ án này thì 99 vụ đều lên tiếng đồng cảm với việc BS coi thuờng mạng sống của nguời dân. Ai tới BV mà không có tiền thì đau lắm các Bạn ạ, lúc mình cần BS nhất, thì BS quay lưng với BN, dở ra cái thói đốn mạt mà những nguời thấp hèn nhất của xã hội cũng không bằng. Tại sao lại như vậy. Học hành thật nhiều vào để cuối cùng đào tạo ra con nguời không có nhân cách. Vụ bạn Dũng làm là sai, có thể BS Giàu không giống như các BS khác, nhưng nếu trong trường hợp của bạn Dũng, thì bao nhiêu nguời nhịn đuợc? Có thể không can đảm bằng bạn Dũng, nhưng trong lòng cũng đau và ấm ức, hận BS suốt đời đấy chứ. Nguyên nhân chính là do nhà nước thật sự không thương nguời dân, đụng tới cán bộ là la lối ầm ỉ, trong khi bao nhiêu vụ cán bộ đụng tới nhân dân thì “chìm xuồng”. Có bất công không quý vị?!!!!!!!!!

hạnh 

Bạn Thảo! Tôi đồng ý với ý kiến của bạn. Hay lắm, đúng lắm. Nhà báo đưa thông tin sai sự thật. Bạn Dũng ơi! Tôi xin chia xẻ với bạn. Tất cả mọi người đều hiểu bạn mà. Nhà báo đừng tiếp tục làm kiểu con nít vậy nữa. là con người với nhau mà sao lại không công bằng như thế. À, trách sao được, cùng là con người nhưng nhà báo là của nhà nước, còn chúng tôi là người dân mà. Hổ thẹn không quý vị (cán bộ, nhà báo, . . . tất tần tật con nguời thuộc nhà nước), dân không thương là cũng có lý do của dân, đừng trách nhân dân chúng tôi.

- Ngưng trích -
 
Tại Cà Mau một bệnh nhân, thiếu nữ Dương thi Thu Hiền bị hiếp dâm, đưa vào bệnh viện Năm Căn, bị bác sĩ làm ngơ quyết không chữa trị. Bà ngoại, cô dì chú bác và cha mẹ của nạn nhân, quỳ trước mặt bác sĩ kêu gào, lạy lục xin cứu mạng cho con em của họ, nhưng bác sĩ vẫn lạnh lùng quay lưng, vì gia cảnh của nạn nhân sống dưới mức nghèo khó! Sau đó cháu Hiền chết, gia đình đã trở thành côn đồ, xóm làng trở thành đồng bọn tấn công bệnh viện.

 Tóm lại, hễ người dân tấn công vào “người của nhà nước,” bị báo chí của đảng ghép cho hai tiếng côn đồ. Nhưng người đọc báo, hoặc nghe đài, xem tivi của đảng, họ không căm phẩn bọn côn đồ và đồng bọn, họ chỉ nhắm hướng hận thù, uất ức và khinh bỉ vào kẻ bị tấn công, tức là người của nhà nước, đang bị nguyền rủa từ nhân dân. Họ sướng cái bụng khi bọn côn đồ dũng cảm tấn công người của nhà nước. Thiệt hại càng lớn, càng sướng, bọn côn đồ đáng thương, đáng nễ.

Người dân mới chỉ tức cảnh sinh thù, chứ chưa nghĩ sâu xa tới việc đảng này cướp chính quyền bằng luận điệu “chiến đấu vì quyền lợi giai cấp!!” sau 1975 bọn CSVN cực lực lên án chuyện người ở đợ, hay người giúp việc nhà, cấm tiệt và rêu rao rằng: XHCN không có cảnh ở đợ, không có chuyện người bóc lột người. Hiện thực trước mắt trả lời sao? Dân nghèo bị bỏ chết, người không còn ở đợ, nhưng làm nô lệ thì được, nô lệ trong nước và nô lệ xuất khẩu, nô lệ cả tình dục tràn trề. Từ Phong Kiến đến Tây đô hộ, chưa bao giờ người dân Việt bị thảm cảnh, bị nhục nhã, như dưới thời đại Hồ Chí Minh và đảng CSVN, cai trị.

Cơ may trời cho:

Hai tháng trước, ông ngoại của các cháu nhà này, vì tuổi cao sức yếu, vì bịnh đột qụy từ 5 năm trước tái phát. Ngày nào ông cũng đòi gọi 911, đưa ông vào nhà thương, gia đình thấy có triệu chứng tâm lý thất thường, nên không theo ý. Một hôm ông đòi qúa lắm, nghĩ rằng chiều người già một tý cho vui! Hơn nữa đòi đi bệnh viện, chứ phải đi shoping đâu mà sợ, tôi và cậu em đưa ông vào bệnh viện, đến khu cấp cứu, trình giấy tờ và khai bịnh đàng hoàng. Văn phòng bệnh viện hẹn thứ Ba tuần tới sẽ khám, sau đó tôi chở ông đi lòng vòng giải khuây, qua những con đường 16 năm trước, cha con từng đi bộ ra chợ Trip Town, chở về thăm khu appartement, nơi ở đầu đời, định cư xứ tự do…

 Không kịp với cú hẹn ngày thứ Ba của bệnh viện, chỉ vài hôm sau ông bịnh thật, theo lời diễn tả của mấy em, qua điện thoại, tôi nói cứ bấm 911, rồi anh tới ngay, lưu ý mấy em dẹp xe đậu trước nhà hẳn gọi, vì xe cấp cứu tới cấp kỳ đó. Thật tình như vậy, bấm 911 nói vài tiếng, trả lời vài câu hỏi thông thường, gác phone, hút chưa tàn điếu thuốc đã nghe còi hụ, đèn chớp sáng ngời trước nhà. Một đoàn người bước xuống khỏi xe cấp cứu, với đầy đủ dụng cụ Y Khoa, gọn nhẹ. Họ khám rất kỹ, xét tất cả thuốc men ông đã dùng trước đó, một ông Mỹ trắng to con như hộ pháp, thình lình vỗ tay nghe cái đốp, cả nhà chúng tôi, cùng đoàn của ông gồm 6 người, hướng về tiếng vỗ tay, ông sè bàn tay to bè, một con muỗi tí tẹo chết bẹp dúm! Tất thảy đều cười, ông ta cũng cười theo, tôi nói: Chính ông là người mở cửa cho muỗi vào, ông đập nó là phải rồi, ông ta nỡ nụ cười rất tươi.

Sau hơn nửa tiếng đồng hồ khám bệnh, người ta hỏi gia đình có quyết định, đưa ông vào bệnh viện không?

Đáp: Chúng tôi phó thác cho đoàn, chẩn đoán bệnh thế nào, và tự đưa ra quyết định, còn gia đình chỉ biết lắng nghe, và thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và y tá. Họ bảo: Nên đưa vào bệnh viện, lúc 11 giờ 45′ đêm 25/9/2011 ông ngoại của các cháu nhà này, nhập bệnh viện Dekalb. Khỏi phải nói bệnh viện ở đây sạch bóng láng, lối đi chính hai bên tường, phòng tiếp tân được lát đá men, loại có hoa vân như đá Non Nước Đà Nẵng, sự bài trí và sạch sẽ của nó, không thua kém bất cứ một khách sạn hạng sang nào, tọa lạc trên một khu đất rất lớn tiếp giáp vuông vức với 4 con đường:

1/ N. Decatur Rd 2/ Winn way 3/ Bill Thrasher Dr 4/ Church St.

Phòng tiếp tân bệnh viện quận Dekalb, Georgia.
Khoa Phụ Sản BV Dekalb
Sân thượng để nghỉ ngơi, bên dưới sân thượng là khu khám
bác sĩ, y tá chăm sóc
tập thể dục
y tá rửa mặt bịnh nhân
Lối đi trong bệnh viện Dekalb
Y tá cho bệnh nhân ăn uống
Cha Phê Rô Trần Quốc Tuấn quản nhiệm giáo xứ CTTĐVN làm phép xức dầu

Khu điều dưỡng Golden Living Center
Phònh khách Golden Living Center
Phòng ăn Golden Living Center


Bước vào khuôn viên bệnh viện, không được hút thuốc, muốn phì phà phải ra ngoài rìa những bốn con đường nói trên.

Ông nhập viện, tháng ngày khí hậu còn qúa đẹp, bầu trời lúc nào cũng trong xanh, những áng mây trắng bàng bạc tuốt trên cao, dưới chân thảm cỏ mượt mà, hai hàng cây thông, mấy cây sồi ven đường, đậm sắc màu diệp lục tố sung sức.

Hằng ngày ít ra 4 bác sĩ thay phiên khám bệnh, mỗi bác sĩ một chuyên môn khác nhau: Thần kinh, đường ruột, xương, tổng quát trị liệu. Y tá, chuyên viên, cứ hơn một giờ đến kiểm tra, thay tả lót, thay ra, bón thức ăn, cho uống thuốc. Bệnh của tuổi già rất mau suy kiệt, mới trước ngày nhập viện, ông còn có thể đi lựng chựng, còn có thể nói chuyện bình thường, sau một đêm trong bệnh viện, hoàn toàn khác, không cử động được nữa, nói năng không chính xác, nhiều lúc nói như mê sãng…

Đặc biệt tinh thần làm việc của bệnh viện nói chung, từ người y công, y tá  đến bác sĩ, lúc nào cũng tỏ ra hài hòa, thương yêu bệnh nhân, phục vụ hết mình, họ làm việc rất tự nhiên, vô tư, không gướm giếc với những chất thải, thối tha từ bệnh nhân, có điều gì cần biết, họ giải thích từ tốn, vui vẻ. Mỗi bịnh nhân nằm một phòng, thân nhân nuôi bịnh được nằm cái giường nhỏ và thấp hơn. Những dụng cụ khác như sô nhổ nước bọt, bô tiểu tiện vv… Lúc nào cũng sạch bóng, giấy lau tay, lau mặt trắng tinh, xài loại tốt, còn hơn ở nhà mình nữa, găng tay plastic lúc nào cũng dư thừa bên cạnh, kem đánh răng, nước sát trùng miệng, bàn chải đánh răng hai ba loại, để ngăn nắp trong nhà vệ sinh. Mỗi buổi sáng y công, y tá đến đánh răng, rửa mặt cho bệnh nhân. Người nhà nói tiếng “nuôi bịnh,” nhưng xớ rớ bên cạnh bệnh nhân cho vui, kỳ thực không đụng đến cái móng tay!

Một tuần sau, bệnh tình của ba tôi (bố vợ) có phần thuyên giảm, được chuyển về khu điều dưỡng người già, có tên: Golden Living Center, trên đường Glen Wood Rd, cũng thuộc quân hạt Dekalb, trải qua 3 tuần nằm tại đây, gia đình chúng tôi cũng gặp những ân nhân độ lượng, đầy tình người như ở bệnh viện Dekalb, chúng tôi ra vào thường xuyên, nên tự nhiên nảy sinh một tình cảm như “người nhà” lúc nào cũng được chào hỏi vui vẻ, như người thân từ bao đời! Sự chăm sóc của họ với bệnh nhân, cả trăm người nhà cộng lại cũng không thể nào bằng, nhân viên ở đây. Không nề hà, không tỏ ra cực nhọc, bực tức khi bị bệnh nhân hành hạ. Người già hóa trẻ con, đôi người nằm buồn qúa, giựt dây báo động, làm cho đèn nháy lên, chuông reo tít tít, mục đích để y tá trực vào, nói ba điều bốn chuyện cho vui! Thực chất không có nhu cầu gì hết, trong khi đó nhân viên phục vụ luôn tay không ngơi nghỉ.

 Qua 3 tuần ở đây, bệnh của ba tôi, có phần giảm nhiều, tập thể dục đều, tay chân cử động được,  nhưng sinh bịnh nói lãng. Có lần ông hỏi tôi: Sao tụi nó không “chuyển trại” cho tao, mọi người nó đưa đi hết, chỉ mình tao ở lại là sao? Nó muốn dở trò gì nữa với tao đây? Ông hỏi hoài, tôi đáp cho xuôi: Dạ để con tìm quản giáo hỏi thử. ông nói: Ừ con mau đi hỏi cho ba, cái thằng chột một mắt, thằng Công là quản giáo đó con, được con biết mà. Nội dung ông ta nói lãng, song chi tiết “thằng Công chột một mắt làm quản giáo”, lại chính xác 100%

Sáng nay ngày 21 tháng 10, lúc 9 giờ15′ cô Betty Morgan, cô có trách nhiệm Clinical Education gọi em tôi báo: Sức khỏe của ông già có vấn đề, yêu cầu gia đình đến gặp văn phòng.

10:40′ tôi đến văn phòng, nhưng không gặp cô Betty, hỏi chuyện gì xảy ra, văn phòng cho gọi tôi? Mấy cô y tá bảo vui lòng đợi cô Betty, lúc đó ba tôi đang ngồi trên xe lăn, trước văn phòng. Thấy thần sắc ông cũng bình thường, nhưng có điều nói lãng quá sức tưởng tượng. Nhìn tôi giây phút, rồi ông nói: Sao con đến trễ vậy, đến sớm một chút coi ba quậy đồn công an tưng bừng, khói lửa. Tụi nó chạy sạch hết, còn mỗi thằng phó phòng đứng trong xó kìa, cách cha con tôi chừng 3, 4 bước, có hai cô y tá đang đứng nói chuyện, ông chỉ họ và nói: Tụi nó đang trù tính thượng lượng gì với tau đây, không chừng nó bắt lén mình…Tụi nó một lũ hối lộ, hà hiếp nhân dân, tao phun nước miếng vào mặt nó, đứa nào cũng bị một mặt nước miếng, nhục qúa chừng. Thấy ông nói qúa lãng, tôi cũng không biết cách nào khuyên được, đưa ra vài vài câu hỏi, nhằm trắc nghiệm và để ông thôi nói xàm, câu thứ nhất: Hôm qua có ai đến thăm ba không? Trả lời đúng, từ sáng tới giờ y tá cho ba uống thuốc chưa? Mấy lần, trả lời đúng, từ sáng tới giờ ba ăn mấy bửa rồi, trả lời đúng, vì biết ông rất ngưỡng mộ cố TT Ngô Đình Diệm, tôi đem chuyện lễ tưởng niệm sắp tới trò chuyện, ông hỏi mời mấy trăm người, ai là diễn giả. Khi biết bà nha sĩ Chu Mỹ Dung và ông cựu trưởng ty CSThừa Thiên Huế về tham dự, ba tôi vui lắm. Cả tiếng đồng hồ sau, cô Betty mới trở lại phòng làm việc. Hôm nay cô chào tôi với vẻ thoáng buồn, cô vào đề ngay: Làm ơn hỏi bố vợ của anh rằng: Ai trong chúng tôi, đã làm gì để ông phiền lòng, hoặc từ một hình ảnh nào, khiến ông sáng nay giận dữ phun nước miếng vào chúng tôi, và cô kể những chuyện ba tôi “quậy” sáng nay, kể xong cô ta dục tôi ‘hỏi đi, hỏi đi”. Nếu cùng người Việt, tôi trả lời ngay, nhưng vốn tình Anh ngữ không nhiều, tôi phải quay sang phía ba tôi đang ngồi trên xe lăn, thuật lại những gì cô Betty vừa nói, và hỏi tại sao ba làm như vậy?

Ba tôi đáp: Tụi nó láo, chữ nghĩa bao nhiêu mà y tá, tụi nó là công an, tụi nó buôn dân bán nước, hà hiếp nhân dân, y tá hồi nào? Ba tôi nói một hơi dài, rồi ông khóc. Lúc này tại văn phòng, ngoài cô Betty, còn có vài ba y tá nữa, họ rất sốt ruột, muốn biết nguyên nhân làm cho ba tôi “bức xúc” quậy phá phun nước miếng vào họ sáng nay. Trong lúc ba tôi khóc, vài người hối thúc tôi “nói đi, nói đi, vì sao, vì sao?…

 Tôi nói: Hiện tại trong trí não của ông, ông không nghĩ rằng đây là nước Mỹ, đây là Golden Living Center. Nhưng đây là cái đồn Công An bên Việt Nam! Những người sáng nay lảng vảng trước mặt ông, không phải y tá, bác sĩ mà là Công An Việt Nam! Rất tiếc tôi không đủ Anh ngữ để diễn đạt cho quý vị hiểu Công An Việt Nam khốn nạn đến mức nào!

Tôi hỏi quý vị có biết Chiến tranh Việt Nam không? Giữa Tự Do và Cộng Sản? Quý vị có biết 1975 CSVN đã chiếm miền Nam VN không?

Tất cả những người đang hiện diện, trả lời: Biết!

Tôi nói sau 1975 bọn Công An CSVN và cả chính quyền của nó, rất ác độc với chúng tôi,  hình ảnh ấy chìm sâu trong ký ức mỗi người. Sáng nay lại trở về và nảy sinh bằng hành động của ba tôi.

Tôi thành thật xin lỗi… Mọi người khoát tay nói: Mục đích tìm nguyên nhân để chữa trị, hoặc tìm ra, ai là người trong văn phòng, đã làm ba tôi tức tối phản đối, chứ không phải cần sự xin lỗi, tôi tiếp: Tôi không chắc những gì đã nghe, nói là đúng. Sau 5 giờ chiều nay, con tôi gặp quý vị, có lẽ tốt hơn. Văn phòng đồng ý, họ cần biết chính xác nguyên nhân để chữa trị. Cô Betty ngồi ở bàn làm việc vừa bóp trán vừa nói: Làm ơn hỏi ông ta: Y tá bác sĩ, nhân viên ở đây thế nào, chuyển dịch câu hỏi, ba tôi đáp:

Y tá, bác sĩ ở đây tuyệt vời, ơn nghĩa biết nói sao cho đặng!

Cô Betty hỏi tiếp: Thế sao hình ảnh xấu kia nó lại về trong trí ông?

Tôi cười và đáp: Câu trả lời này dành cho bác sĩ đó! Không khí trở lại vui tươi nơi văn phòng. Tôi rời khỏi Golden Living Center lúc gần 1 giờ chiều, trời đã vào Thu sâu đậm, tuy có hanh nắng nhưng nhạt nhòa và se lạnh, tôi chợt nghĩ sự sống ở Mỹ sao mà thiêng liêng, cao cả qúa. Một ông già 82 tuổi, chưa hề có một đóng góp gì cho quê hương này, đến Mỹ chỉ có mỗi một “nhiệm vụ” lãnh Foodstamp, Warfare, Medicare.  Thế mà họ thặng bọ, từng giây, từng phút trong tháng ngày còn lại của sự sống xứng đáng để quý hóa. Quả không sai với danh xưng “Golden Living Center”, sự sống bằng vàng, những tấm lòng nhân hậu ở đây còn cao quý hơn vàng bội phần.

Liên tưởng về bên kia quê nhà, ra đường nhan nhãn khẩu hiệu, nghe thơm phức mùi “nhân dân”. Nhưng bịnh không tiền bị bỏ chết, từ một hài nhi mới lọt lòng còn đỏ hõn, cho đến cụ già. Thân phận nghèo khổ, bị chính quyền, báo chí xem rẻ như bèo, còn tệ hơn con chó lác! Nghĩ thế mà thương qúa bọn Côn Đồ, xứ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (xin phép viết hoa hai chữ Côn Đồ)

Ông Bút.

(BVCSVN)

(BVCSVN) Nhà của BS Nguyễn Huy Tú tan hoang.
Hố chôn rác sơ sài. Máu tươi cùng nước chảy khắp khuôn viên bệnh viện
BVCSVN bãi rác khổng lồ cách bệnh viện vài bước chân