Song Chi
Những ngày qua, báo chí thế giới đã bình luận nhiều về cái chết của nhà độc tài, cựu lãnh đạo Lybia, đại tá Muammar Gaddafi. Trừ một số ít phản ứng trái chiều của một vài lãnh đạo của các quốc gia độc tài khác, nhìn chung từ nhân dân Lybia cho đến dư luận thế giới đều cho rằng chính đại tá Muammar Gaddafi đã tự gây ra cái kết cục bi thảm đó cho mình. Nói theo nhà Phật là gieo nhân nào, gặt quả nấy.
Khi còn ở trên đỉnh cao quyền lực thì tham lam, tàn ác, độc tài vô độ, khi thời cuộc đã xoay chuyển, thì không thức thời, không chấp nhận từ bỏ quyền lực mà cố thủ đến cùng, bất chấp tất cả. Rốt cuộc là một cái chết thê thảm, nhục nhã, vợ con gia đình người bị giết người phải tha hương, tài sản rồi cũng phải hoàn trả lại cho nhân dân.
Từ cái chết của nhà độc tài Muammar Gaddafi và hàng loạt những nhà độc tài khét tiếng trong lịch sử nhân loại trước đó như Thủ tướng Đức quốc xã Adolf Hitler, Thủ tướng Ý Benito Mussolini, nhà độc tài cộng sản Romania, Nicolae Ceausescu, Tổng thống Iraq Saddam Hussein …những bài học cũng đã được dư luận rút ra cho những nhà độc tài và những chế độ độc tài nói chung. Rằng mọi kẻ độc tài, mọi chế độ độc tài trước sau gì cũng sẽ bị lật đổ, tiêu diệt. (Vấn đề là những kẻ/chế độ độc tài còn lại trên thế giới có học được bài học đó hay lại đối phó bằng cách ngược lại, tiếp tục tự bịt mắt mình và bưng tai bịt mắt nhân dân, thi hành mọi biện pháp có thể để kéo dài tuổi thọ của mình/của chế độ?)
Mọi cá nhân/chế độ độc tài đều duy trì quyền lực và cai trị nhân dân theo những cung cách giống nhau, cứ như thể họ/các chế độ ấy học tập lẫn nhau. Đó là áp dụng chính sách ngu dân, bưng bít thông tin, kiểm soát từng suy nghĩ hành vi của con người, thâu tóm quyền lực và triệt tiêu từ trong trứng nước mọi mầm mống đối kháng, sử dụng sự sợ hãi, dối trá, và bạo lực để tồn tại. Con đường đi giống nhau. Điểm kết thúc cũng sẽ như nhau-dù sớm dù muộn, với quốc gia này hay quốc gia khác.
Chỉ có điều là những kẻ/chế độ độc tài thường thức tỉnh rất chậm, và càng khó khăn hơn để họ chấp nhận rút lui, từ bỏ quyền lực. Bởi khi đã nắm trọn quyền lực trong tay, đã kiểm soát, khống chế được người dân bằng những vũ khí như vừa nêu, lại không phải chịu sức ép từ một lực lượng đối lập nào, thì việc gì họ/chế độ độc tài ấy lại phải rút lui?
Sự chậm chạp, trì hoãn của họ hay của một chế độ độc tài, không chỉ dẫn đến cái kết cục tệ hơn cho chính họ/cho chế độ mà còn cho cả dân tộc, cả quốc gia ấy.
Với trường hợp của Saddam Hussein hay Muammar Gaddafi chẳng hạn, nếu họ chịu rút lui sớm, không thách thức phương Tây, thách thức cả thế giới, thì người dân Iraq, Lybia đã không phải chịu đựng những cuộc chiến tranh tàn phá quê hương, thêm nhiều người dân vô tội phải hy sinh, đồng thời càng làm sâu sắc thêm mối hận thù giữa các phe.
Nhìn lại những quốc gia châu Phi có các nhà lãnh đạo độc tài vừa bị lật đổ, tiêu diệt trong phong trào cách mạng hoa nhài vừa qua, ông nào cũng ngồi trên ghế vài chục năm không chịu xuống-Tổng thống Tunisia Zine al-Abidine Ben Ali 23 năm, Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak 29 năm, lãnh tụ của Lybia, đại tá Muammar Gaddafi 42 năm, chưa kể các quốc gia đang có những biến chuyển tương tự như Yemen với Tổng thống Ali Abdullah Saleh 31 năm (từ năm 1978), Syria với Tổng Thống Bashar al-Assad, cũng đã 10 năm, (nối nghiệp cha từ từ ngày 17/7/2000) …
Với các quốc gia độc tài có đảng cộng sản lãnh đạo còn lại trên thế giới như Cuba, Bắc Hàn, Trung Quốc hay Việt Nam, trong lúc Cuba và Bắc Hàn vẫn còn chế độ lãnh tụ muôn đời cộng thêm xu hướng “gia đình trị”, quyền lực được duy trì cha truyền con nối hoặc qua liên hệ gia đình, Trung Quốc hay Việt Nam có cả một bộ sậu lãnh đạo tập thể là Bộ chính trị và cũng bày trò cứ năm năm lại bầu cử một lần, chỉ là đổi ghế cho nhau nhưng cũng ra vẻ có thay đổi. Cái “phương thức” này có vẻ khôn ngoan hơn cái thời chỉ có một lãnh tụ được thần thánh hóa như Lênin, Stalin của Liên Xô, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình của TQ, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn của VN… vì đó là một kiểu “vua tập thể”, không một cá nhân nào chịu trách nhiệm cụ thể về những cái sai lầm, tệ hại mà chế độ đã gây ra, đồng thời tránh được mũi dùi chĩa vào một cá nhân từ lòng căm hận của nhân dân.
Mặc dù vậy, đã là độc tài thì bản chất đều giống nhau, dù là một cá nhân hay một đảng phái. Cái giống lớn nhất là muốn độc quyền chiếm giữ quyền lực vĩnh viễn và không thức thời, tỉnh táo nhận ra sự sai lầm của học thuyết/con đường đang theo đuổi cũng như dòng chảy chung của nhân loại và ý nguyện của nhân dân.
Cho đến nay, Đảng cộng sản VN cầm quyền đã hơn 66 năm. Trong 66 năm ấy, vì sự ích kỷ, tham quyền cố vị, vì tầm nhìn ngắn, đảng cộng sản đã khiến cho đất nước VN ngày càng lội ngược dòng với thế giới tiến bộ đồng thời bỏ qua rất nhiều cơ hội để sửa sai, để hòa cùng những biến chuyển, thay đổi của thời đại, lột xác trở thành một quốc gia tự do dân chủ, phát triển về mọi mặt, ít nhất là bắt kịp các quốc gia khác trong khu vực.
Riêng VN, hậu quả của sự chậm chạp, ích kỷ của đảng và nhà nước cộng sản càng nặng nề hơn rất nhiều lần bởi nó còn liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ, đến chủ quyền của đất nước. Và nguy cơ đứng trước mối họa ngoại xâm trong một tương lai gần.
Nhưng cũng chẳng khác nào một cá nhân ông Zine al-Abidine Ben Ali, ông Hosni Mubarak hay Muammar Gaddafi, đảng cộng sản VN hay các đảng cộng sản còn lại, có lẽ, cũng chỉ chịu rút lui trước sức mạnh quật khởi của nhân dân mà thôi.
Cách đây hơn hai thập kỷ, phong trào cách mạng nhung lật đổ chế độ cộng sản ở Liên Xô và các quốc gia ở Đông Âu đã đưa đến một sự thay đổi tốt đẹp hơn với một thể chế dân chủ hơn ở các quốc gia này (tuy mức độ thay đổi, phát triển có khác nhau giữa nước này và nước khác). Còn với phong trào cách mạng hoa nhài ở một số nước Bắc Phi lần này, còn quá sớm để biết được tương lai của các quốc gia này sẽ ra sao.
Nhưng dù sao, nhân dân ở các nước Bắc Phi cũng đã làm được một điều lớn nhất-vượt qua sự sợ hãi, đứng dậy để lật đổ các chế độ độc tài, giành lại quyền tự do.
Còn hơn các dân tộc đang chịu đựng một thể chế độc tài mà vẫn chưa nhận thức được rõ ràng điều đó.
Những ngày qua, báo chí thế giới đã bình luận nhiều về cái chết của nhà độc tài, cựu lãnh đạo Lybia, đại tá Muammar Gaddafi. Trừ một số ít phản ứng trái chiều của một vài lãnh đạo của các quốc gia độc tài khác, nhìn chung từ nhân dân Lybia cho đến dư luận thế giới đều cho rằng chính đại tá Muammar Gaddafi đã tự gây ra cái kết cục bi thảm đó cho mình. Nói theo nhà Phật là gieo nhân nào, gặt quả nấy.
Khi còn ở trên đỉnh cao quyền lực thì tham lam, tàn ác, độc tài vô độ, khi thời cuộc đã xoay chuyển, thì không thức thời, không chấp nhận từ bỏ quyền lực mà cố thủ đến cùng, bất chấp tất cả. Rốt cuộc là một cái chết thê thảm, nhục nhã, vợ con gia đình người bị giết người phải tha hương, tài sản rồi cũng phải hoàn trả lại cho nhân dân.
Từ cái chết của nhà độc tài Muammar Gaddafi và hàng loạt những nhà độc tài khét tiếng trong lịch sử nhân loại trước đó như Thủ tướng Đức quốc xã Adolf Hitler, Thủ tướng Ý Benito Mussolini, nhà độc tài cộng sản Romania, Nicolae Ceausescu, Tổng thống Iraq Saddam Hussein …những bài học cũng đã được dư luận rút ra cho những nhà độc tài và những chế độ độc tài nói chung. Rằng mọi kẻ độc tài, mọi chế độ độc tài trước sau gì cũng sẽ bị lật đổ, tiêu diệt. (Vấn đề là những kẻ/chế độ độc tài còn lại trên thế giới có học được bài học đó hay lại đối phó bằng cách ngược lại, tiếp tục tự bịt mắt mình và bưng tai bịt mắt nhân dân, thi hành mọi biện pháp có thể để kéo dài tuổi thọ của mình/của chế độ?)
Mọi cá nhân/chế độ độc tài đều duy trì quyền lực và cai trị nhân dân theo những cung cách giống nhau, cứ như thể họ/các chế độ ấy học tập lẫn nhau. Đó là áp dụng chính sách ngu dân, bưng bít thông tin, kiểm soát từng suy nghĩ hành vi của con người, thâu tóm quyền lực và triệt tiêu từ trong trứng nước mọi mầm mống đối kháng, sử dụng sự sợ hãi, dối trá, và bạo lực để tồn tại. Con đường đi giống nhau. Điểm kết thúc cũng sẽ như nhau-dù sớm dù muộn, với quốc gia này hay quốc gia khác.
Chỉ có điều là những kẻ/chế độ độc tài thường thức tỉnh rất chậm, và càng khó khăn hơn để họ chấp nhận rút lui, từ bỏ quyền lực. Bởi khi đã nắm trọn quyền lực trong tay, đã kiểm soát, khống chế được người dân bằng những vũ khí như vừa nêu, lại không phải chịu sức ép từ một lực lượng đối lập nào, thì việc gì họ/chế độ độc tài ấy lại phải rút lui?
Sự chậm chạp, trì hoãn của họ hay của một chế độ độc tài, không chỉ dẫn đến cái kết cục tệ hơn cho chính họ/cho chế độ mà còn cho cả dân tộc, cả quốc gia ấy.
Với trường hợp của Saddam Hussein hay Muammar Gaddafi chẳng hạn, nếu họ chịu rút lui sớm, không thách thức phương Tây, thách thức cả thế giới, thì người dân Iraq, Lybia đã không phải chịu đựng những cuộc chiến tranh tàn phá quê hương, thêm nhiều người dân vô tội phải hy sinh, đồng thời càng làm sâu sắc thêm mối hận thù giữa các phe.
Nhìn lại những quốc gia châu Phi có các nhà lãnh đạo độc tài vừa bị lật đổ, tiêu diệt trong phong trào cách mạng hoa nhài vừa qua, ông nào cũng ngồi trên ghế vài chục năm không chịu xuống-Tổng thống Tunisia Zine al-Abidine Ben Ali 23 năm, Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak 29 năm, lãnh tụ của Lybia, đại tá Muammar Gaddafi 42 năm, chưa kể các quốc gia đang có những biến chuyển tương tự như Yemen với Tổng thống Ali Abdullah Saleh 31 năm (từ năm 1978), Syria với Tổng Thống Bashar al-Assad, cũng đã 10 năm, (nối nghiệp cha từ từ ngày 17/7/2000) …
Với các quốc gia độc tài có đảng cộng sản lãnh đạo còn lại trên thế giới như Cuba, Bắc Hàn, Trung Quốc hay Việt Nam, trong lúc Cuba và Bắc Hàn vẫn còn chế độ lãnh tụ muôn đời cộng thêm xu hướng “gia đình trị”, quyền lực được duy trì cha truyền con nối hoặc qua liên hệ gia đình, Trung Quốc hay Việt Nam có cả một bộ sậu lãnh đạo tập thể là Bộ chính trị và cũng bày trò cứ năm năm lại bầu cử một lần, chỉ là đổi ghế cho nhau nhưng cũng ra vẻ có thay đổi. Cái “phương thức” này có vẻ khôn ngoan hơn cái thời chỉ có một lãnh tụ được thần thánh hóa như Lênin, Stalin của Liên Xô, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình của TQ, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn của VN… vì đó là một kiểu “vua tập thể”, không một cá nhân nào chịu trách nhiệm cụ thể về những cái sai lầm, tệ hại mà chế độ đã gây ra, đồng thời tránh được mũi dùi chĩa vào một cá nhân từ lòng căm hận của nhân dân.
Mặc dù vậy, đã là độc tài thì bản chất đều giống nhau, dù là một cá nhân hay một đảng phái. Cái giống lớn nhất là muốn độc quyền chiếm giữ quyền lực vĩnh viễn và không thức thời, tỉnh táo nhận ra sự sai lầm của học thuyết/con đường đang theo đuổi cũng như dòng chảy chung của nhân loại và ý nguyện của nhân dân.
Cho đến nay, Đảng cộng sản VN cầm quyền đã hơn 66 năm. Trong 66 năm ấy, vì sự ích kỷ, tham quyền cố vị, vì tầm nhìn ngắn, đảng cộng sản đã khiến cho đất nước VN ngày càng lội ngược dòng với thế giới tiến bộ đồng thời bỏ qua rất nhiều cơ hội để sửa sai, để hòa cùng những biến chuyển, thay đổi của thời đại, lột xác trở thành một quốc gia tự do dân chủ, phát triển về mọi mặt, ít nhất là bắt kịp các quốc gia khác trong khu vực.
Riêng VN, hậu quả của sự chậm chạp, ích kỷ của đảng và nhà nước cộng sản càng nặng nề hơn rất nhiều lần bởi nó còn liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ, đến chủ quyền của đất nước. Và nguy cơ đứng trước mối họa ngoại xâm trong một tương lai gần.
Nhưng cũng chẳng khác nào một cá nhân ông Zine al-Abidine Ben Ali, ông Hosni Mubarak hay Muammar Gaddafi, đảng cộng sản VN hay các đảng cộng sản còn lại, có lẽ, cũng chỉ chịu rút lui trước sức mạnh quật khởi của nhân dân mà thôi.
Cách đây hơn hai thập kỷ, phong trào cách mạng nhung lật đổ chế độ cộng sản ở Liên Xô và các quốc gia ở Đông Âu đã đưa đến một sự thay đổi tốt đẹp hơn với một thể chế dân chủ hơn ở các quốc gia này (tuy mức độ thay đổi, phát triển có khác nhau giữa nước này và nước khác). Còn với phong trào cách mạng hoa nhài ở một số nước Bắc Phi lần này, còn quá sớm để biết được tương lai của các quốc gia này sẽ ra sao.
Nhưng dù sao, nhân dân ở các nước Bắc Phi cũng đã làm được một điều lớn nhất-vượt qua sự sợ hãi, đứng dậy để lật đổ các chế độ độc tài, giành lại quyền tự do.
Còn hơn các dân tộc đang chịu đựng một thể chế độc tài mà vẫn chưa nhận thức được rõ ràng điều đó.