Biểu tình phản đối tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh chụp ngày 14/10/2011
REUTERS/Handout
Phong trào đấu tranh chống độc tài bắt nguồn từ Tunisia rồi
lan rộng trong thế giới Ả Rập đã là một nguồn cảm hứng cho giới đấu
tranh cho dân chủ và nhân quyền tại nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên,
phong trào này cũng đã thúc đẩy nhiều chế độ độc đoán tăng cường biện
pháp đàn áp để triệt hạ các mưu toan đấu tranh, lấy cảm hứng từ «Mùa xuân Ả Rập».
Trên đây là kết luận rút ra từ một bản báo cáo của Đài Quan sát
về việc bảo vệ giới đấu tranh cho quyền con người - một cơ chế do Liên
đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn phối
hợp thành lập. Bản báo cáo được công bố hôm qua, 24/10/2011, tại trụ sở
Liên Hiệp Quốc ở New York.
Theo bản báo cáo, "Mùa xuân Ả Rập" đã dẫn đến việc xiết chặt hơn nữa quyền tự do ngôn luận và báo chí tại các nước như Bangladesh, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran, Lào, Malaysia, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Văn kiện này nói rõ: «Mọi biện pháp đều được áp dụng nhằm giám sát xã hội dân sự và các phương tiện truyền thông».
Trong lời tựa cho bản báo cáo, giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đối lập Miến Điện, đã nêu bật tình hình Trung Quốc, với việc chính phủ đã triển khai một lực lượng an ninh hùng hậu để ngăn chặn bất kỳ một cuộc tụ tập nào theo tinh thần Cách mạng Hoa nhài, tên của phong trào đã lật đổ chế độ của Tổng thống Ben Ali ở Tunisia. Thậm chí, chính quyền Bắc Kinh còn cho kiểm duyệt từ "hoa nhài" trên Internet.
Theo bản báo cáo, để ngăn ngừa những cuộc nổi dậy làm rung chuyển cả thế giới Ả Rập, chính quyền Djibouti đã cấm mọi cuộc biểu tình, trong khi các nhà chức trách tại Eritrea và Guinea Xích đạo đã hạn chế các thông tin về «Mùa xuân Ả Rập». Còn Angola và Zimbabwe, thì đã thực hiện chủ trương bắt bớ dự phòng.
Theo bản báo cáo, "Mùa xuân Ả Rập" đã dẫn đến việc xiết chặt hơn nữa quyền tự do ngôn luận và báo chí tại các nước như Bangladesh, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran, Lào, Malaysia, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Văn kiện này nói rõ: «Mọi biện pháp đều được áp dụng nhằm giám sát xã hội dân sự và các phương tiện truyền thông».
Trong lời tựa cho bản báo cáo, giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đối lập Miến Điện, đã nêu bật tình hình Trung Quốc, với việc chính phủ đã triển khai một lực lượng an ninh hùng hậu để ngăn chặn bất kỳ một cuộc tụ tập nào theo tinh thần Cách mạng Hoa nhài, tên của phong trào đã lật đổ chế độ của Tổng thống Ben Ali ở Tunisia. Thậm chí, chính quyền Bắc Kinh còn cho kiểm duyệt từ "hoa nhài" trên Internet.
Theo bản báo cáo, để ngăn ngừa những cuộc nổi dậy làm rung chuyển cả thế giới Ả Rập, chính quyền Djibouti đã cấm mọi cuộc biểu tình, trong khi các nhà chức trách tại Eritrea và Guinea Xích đạo đã hạn chế các thông tin về «Mùa xuân Ả Rập». Còn Angola và Zimbabwe, thì đã thực hiện chủ trương bắt bớ dự phòng.