Nguyễn Nhơn
Các
bạn trẻ trong nước thường khinh miệt gọi bọn trùm VC là Bầy Cá Tra
(BCT) 14 con tra già. Từ ngày Trùm VC Trọng Lú sang Tàu “cầu phong” về
rồi sai bộ hạ đính thêm ngôi sao vào lá cờ Tàu, tỏ ý muốn làm thái thú
“khu tự trị phương Nam”, thời tôi hạ bọn
chúng xuống một nấc nữa là bầy cá chốt rỉa phân, bởi vì cá tra xem ra
còn tí óc dù là “óc cá” còn như cá chốt óc chỉ bằng hạt cát! Vì sao mà
ví von thậm tệ như vậy? Bởi vì chúng không phải là giống người, không
còn chút máu Việt tộc nào nên mới trơ tráo, vô liêm sỉ đến độ vô cô, vô
cớ đem đất nước tổ tiên dâng hiến cho Tàu làm Quận, huyện! Trong khi cả
và thế giới đang lo “GIẢI THỰC TÀU” chúng lại đần độn xáp lại ôm khúc gổ
mục Tàu phù nên mới nói là cá chốt lội ngược dòng.
PHONG TRÀO GIẢI THỰC TÀU GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Hiện tại có ba dân tộc bị nạn xâm thực Tàu hầu như bị đồng hóa mà vẫn kiên trì tranh đấu giải thực Tàu:
NỘI MÔNG: Bị Tàu đô hộ từ thời Nhà Thanh,
trong số dân non 24 triệu hiện nay, bọn chệt Tàu tràn ngập chiếm tới
79% trong khi dân Mông cổ bản địa chỉ còn có 17%. Vậy mà người Mông cổ
vẫn thừa cơ nổi dậy. Mới đây đã có hàng ngàn người biểu tình, gây chú ý
trong dư luận Quốc tế, nhất là nhóm người Mông ly khai ở New York lại
vận động khuyếch trương:
“Hai ngày 23 và 24-5, hơn 100 người chăn
nuôi gia súc biểu tình trước trụ sở chính quyền minh Tích Lâm Quách Lặc,
sau đó bị giải tán. Hôm sau, hơn 2.000 học sinh biểu tình trước trụ sở
trên. Sang ngày 26-5, hơn 2.000 người biểu tình ở ba kỳ Tây Ô Châu Mục
Thấm, Chính Tương Hoàng và Đông Ô Châu Mục Thấm (ảnh: epochtimes.com).
Đến ngày 27-5, hơn 300 học sinh và người chăn nuôi biểu tình ở kỳ Chính
Tương Hoàng.
Biểu tình xuất phát từ cái chết của người
chăn nuôi Mạc Nhật Căn ở kỳ Tây Ô Châu Mục Thấm. Anh này cùng một số
người đã biểu tình phản đối mỏ than gây ô nhiễm đồng cỏ, phá hại môi
trường chăn nuôi. Một chiếc xe chở than do hai người dân tộc Hán điều
khiển đâm vào Mạc Nhật Căn và kéo lê 150 m. Nạn nhân chết tại chỗ. Hai
người gây tai nạn bị bắt về tội cố ý giết người. Mỏ than bồi thường cho gia đình nạn nhân 560.000 nhân dân tệ (1,77 tỉ đồng VN) nhưng người dân vẫn phẫn nộ.”
TÂN CƯƠNG: Tân Cương nghĩa là ‘biên cương mới’, tên gọi này được đặt từ thời nhà Thanh.[1] Khu tự trị là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, các dân tộc chính có thể kể tới là Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), Hán, Kazakh, Hồi, Kyrgyz và Mông Cổ. Do một số nguyên nhân, Tân Cương là nơi diễn ra nhiều vụ xung đột sắc tộc. Tân Cương được chia thành Bồn địa Dzungarian ở phía bắc và Bồn địa Tarim ở phía nam.
Dân số ngót 20 triệu nhưng người Uyghur
bản địa chỉ chiếm 45% trong khi bọn di dân xâm thực Tàu chiếm tới 41%.
Vì vậy các vụ xung đột sắc tộc là không tránh khỏi bởi vì đây chỉ là
hình thái tranh đấu giành lại quyền tự quyết cho sắc dân bản địa Uyghur.
TÂY TẠNG: Khi Tàu cộng nói về Tây Tạng, có
nghĩa là họ nói về Khu tự trị Tây Tạng (viết tắt là TTTT), đơn vị tương
đương với một tỉnh mà theo công nhận của Tàu cộng về lãnh thổ sẽ bao
gồm Arunachal Pradesh. Một số người Trung Hoa có thể cũng thêm vào vùng
đó là Sikkim, Bhutan, and Ladakh. Thực tế, TTTT chỉ có các vùng nguyên
là tỉnh Ü-Tsang và miền Tây của tỉnh Kham, trong khi Amdo và miền Đông
của Kham đã được sát nhập vào các tỉnh hiện nay của Trung Quốc là Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam và Tứ Xuyên.
Việc đưa ra tỷ lệ người Trung Quốc gốc Hán ở Tây Tạng là một vấn đề chính trị nhạy cảm. Trong những năm từ thập niên 1960 đến thập niên 1980, nhiều tù nhân (trên 1 triệu, theo Harry Wu) đã được đưa vào các trại cải tạo ở Amdo (Thanh Hải)
và họ đã ở lại sau khi được trả tự do. Từ những năm 1980, sự tự do hóa
kinh tế ngày càng tăng và những thay đổi bên trong khu vực đã tạo ra một
luồng di cư của nhiều người Hán tới Tây Tạng để tìm kiếm việc làm hay định cư, mặc dù con số thực của việc di cư dân số này vẫn là điều gây tranh cãi. Chính quyền Tây Tạng lưu vong
ước tính con số này là 7,5 triệu (đối lại chỉ có 6 triệu người Tạng),
coi điều này như là kết quả của chính sách tích cực trong việc làm mất
bản sắc dân tộc của người Tạng và thu nhỏ bất kỳ cơ hội nào của về độc
lập chính trị của Tây Tạng, và như thế đã vi phạm Công ước Geneva năm 1946
là ngăn cấm việc định cư của các lực lượng chiếm đóng. Chính quyền Tây
Tạng lưu vong đặt dấu hỏi trên mọi con số thống kê được đưa ra bởi Trung
cộng, bởi vì họ đã không tính đến các thành viên của Giải phóng quân nhân dân đồn trú ở Tây Tạng (hoặc gia đình họ), hoặc một lượng lớn dân di cư không đăng ký. Tuyến đường sắt Thanh-Tạng (Tây Ninh tới Lhasa) cũng là sự quan ngại lớn, vì họ cho rằng nó sẽ làm thuận tiện hơn cho việc di dân.
Và đây là hình ảnh mới nhất về công cuộc tranh đấu giành lại độc lập của người Tây Tạng:
PHONG TRÀO DÂN CHỦ HÓA GIẢI THỰC TÀU
Các nước đang phát triển và vừa thiết lập Chánh quyền mới đều nhất loạt từ chối ĐẦU TƯ của Trung cộng:
Cuối tháng 9/2011, tổng thống Thein Sein
của Miến Điện (Myanmar) tuyên bố ngừng xây đập Myitsone trong chương
trình hợp tác xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất nước với Trung Quốc ở
vùng cực bắc tỉnh Kachin. Điều này đã khiến Bắc Kinh bất bình và yêu cầu
tổng thống Miến Điện tôn trọng những hiệp ước đã ký kết.
Trong dự án này, tập đoàn Vân
Đầu (đầu tư Vân Nam) sẽ bỏ ra khoảng 3,6 tỷ USD để xây dựng đập nước và
hệ thống hạ tầng từ biên giới Trung Quốc đến tỉnh Kachin. Bù lại, Miến
Điện sẽ dành cho doanh nhân Trung Quốc mọi dễ dãi để khai thác tài
nguyên lâm sản và khoáng sản trong tỉnh Kachin. Thêm vào đó, Trung Quốc
được quyền xây dựng một ống dẫn dầu dài hơn 2000 km từ vịnh Bengal đến
tỉnh Vân Nam. Công nhân Trung Quốc đã gần như tràn ngập vào tỉnh Kachin
xây nhà lập chợ, bất chấp sự bất mãn của người Shan bản địa. Những thỏa
thuận này đã được ký kết dưới thời chính quyền quân phiệt của tướng Than
Shwe.
Ngay sau khi lên cầm quyền, tổng
thống Thein Sein ra lệnh đình chỉ những hợp đồng đã ký với doanh nhân
Trung Quốc. Ông cho rằng công trình xây dựng đập Myitsone gây thiệt hại
cho môi trường và đời sống của các sắc tộc bản địa (Kachin và Shan), đặc
biệt là làm cạn kiệt nguồn nước sông Irrawaddy khiến vùng hạ lưu bị
nhiễm mặn. Tổng thống Thein Sein cũng tố cáo doanh nhân Trung Quốc áp
dụng thủ thuật hối lộ hủ hóa các cấp chính quyền địa phương để thu về
những hợp đồng bất lợi cho nhân dân Miến Điện. Dư luận Miến Điện cho
biết sau khi hội kiến và trả tự do cho bà Aung San Sưu Ky, tổng thống
Thein Sein đã thay đổi hẳn thái độ đối với Trung Quốc.
Vân Đầu hiện nay là tổ hợp làm
ăn bê bối có nợ khó đòi cao nhất nước (tương đương với 60% ngân sách
tỉnh Vân Nam). Cũng nên biết tổng số nợ khó đòi hiện nay của các chính
quyền địa phương Trung Quốc lên đến 1330 tỷ USD, nếu cộng thêm số nợ khó
đòi của các công ty quốc doanh địa phương hơn 500 triệu USD, tổng số nợ
khó đòi, nghĩa là mất trắng, của Trung Quốc năm 2010 lên đến 1 830 tỷ
USD, tương đương 30% GDP. Điều này cho thấy giới hạn của sức mạnh kinh
tế của Trung Quốc. Hiện tượng này tiếp tục lây lan ra ngoài Trung Quốc.
Ngoài Miến Điện, các chính quyền
Lào ở châu Á và Libya, Zambia, Nam Sudan ở châu Phi cũng đang đòi duyệt
xét lại những hợp đồng do các chính quyền trước đã ký kết với Trung
Quốc. Ngay sau khi chế độ độc tài Gadafi bị sụp đổ, dân chúng Libya mới
khám phá ra những cấu kết giữa Qadafi và Trung Quốc như thế nào trong
viec khai thác tài nguyên dầu mỏ. Chính quyền mới tại Sudan, phía đông
lục địa châu Phi, cũng đang duyệt xét lại những hợp đồng đã ký với Trung
Quốc và sự hiện đông đảo người Trung Quốc trên lãnh thổ của họ. Cuối
tháng 9 vừa qua, Michael Sata, lãnh tụ đảng Mặt Trận Ái Quốc nổi tiếng
chống Trung Quốc vừa lên làm tổng thống mới của Zambia, cho biết sẽ xét
lại các hợp đồng khai thác tài nguyên thiên nhiên đã ký với Trung Quốc
trị giá hơn 2 tỷ USD. Ông nói giới đầu tư của Trung Quốc không hề chú ý
đến đời sống của thường dân Zambia.(Theo Kiêm Hương)
CÁ CHỐT VC LỘI NGƯỢC DÒNG
Đang khi các dân tộc Mông Cổ, Uyghur dù bị Tàu đô hộ hằng thế kỷ vẫn bền gan tranh đấu, đòi lại quyền Dân tộc Tự quyết,
Đang khi dân tộc Tây Tạng, trước nguy cơ Hán hóa, cương quyết vùng lên đòi lại Độc lập, Tự chủ,
Đang khi các nước Phi Châu vừa thoát ách độc tài liền quay lưng cắt đứt các ký kết có tính cách xâm thực của Tàu cộng,
Ngay cả Miến Điện vừa mới mở rộng tự do,
dân chủ cũng đã lập tức ngưng thi hành các dự án ký kết với Tàu cộng bất
lợi cho đời sống và mội trường của dân Yanmar.
Ngay cả nước nhỏ bé Lào cũng có thái độ xét lại các dự án có tính cách xâm thực Tàu,
DUY CHỈ LŨ TRÙM ÓC CÁ CHỐT VC LÀ LÀM NGƯỢC LẠI
Vì sao nên nỗi!!!
Miến Điện là chế độ Độc tài quân phiệt,
nhưng hàng tướng lãnh vẫn được đào tạo từ Tây phương, nhất là họ vẫn
theo truyền thống Phật giáo Miến Điện nên tình tự Dân tộc vẫn có đó. Một
khi họ thức tỉnh, gạt bỏ tham vọng cá nhân, phe nhóm là quay về được
với Chánh nghĩa Dân tộc.
Còn bọn trùm VC?
Chúng cả đời chỉ biết tổ duy vật Mác-Lê
nin, sống và hành xử theo biện chứng duy vật: Mạnh được, Yếu thua. Hai
danh từ TỔ QUỐC và DÂNTỘC vốn không có trong kinh điển Mác xít.Cho nên
đầu óc chúng chỉ chạy theo một chiều, không cải sửa được.
Nói theo kiểu bình dân, chúng là bọn óc
cá, lại thêm lòng ruột tanh hôi, chẳng có chút huyết sắc Việt nào nên
mới trơ tráo làm việc phản thiên, nghịch địa là dâng đất nước, dân tộc
cho xâm thực Tàu làm “ An Nam đô hộ phủ”. “ Tội ác nầy, Trời không dung,
Đất không tha”.
Trước tình cảnh ấy, Dân tộc Việt Nam ngày
nay chỉ còn một con đường sinh tồn: Tiến hành CÁCH MẠNG DÂN TỘC lật đổ
ách ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ VC.
VIỆT NAM DÂN CHỦ HÓA GIẢI THỤC TÀU
Có người nói rằng: Muốn làm cách mạng ở VN phải có một tổ chức lớn, có lãnh đạo, có kế hoạch hoàn bị và tài chánh đầy đủ.
Tôi thì nghĩ rằng: Dù cho các tổ chức
cách mạng lớn lao thế nào chăng nửa cũng không bì được với hệ thống an
ninh-tình báo VC, tiền bạc ê hề, nhân lực giăng giăng, trang bị máy móc,
khí cụ tinh vi. Nhất là hiện nay VC đã tổ chức xong “Ban Chỉ Đạo” phòng
chống biểu tình từ các Tỉnh, Thành xuống đến Quận, Huyện.
Để đối phó, thiết tưởng những người vận
động tranh đấu cần phân tán thành nhiều nhóm nhỏ để tránh việc bọn
ANBVCT giăng lưới hốt gọn. Hơn thế nửa, mỗi người cần hành động như một
cán bộ “Tuyên truyền -Dân vận”. Mỗi nhóm hành động biệt lập theo hoàn
cảnh thích hợp và phương thức riêng để bọn an ninh không dò biết được
tập quán sinh hoạt và hành động .
Nói chung, làm cách mạng quần chúng là
phải dựa vào sức mạnh đám đông. Chừng nào huy động được đám đông áp đảo
khiền lực lượng chống biểu tình bị tràn ngập thì khi đó mới có cơ thành
công.
Trong giai đoạn hiện tại, công tác tuyên truyền -vận đông quần chúng là yếu tố quyết định.
Nói cho cùng, trên thế giới ngày nay, các chế độ độc tài dù cá nhân hay tập thể không làm sao còn tồn tại được nữa!
Ngày hôm nay, thân xác tên độc tài hung bạo Gadhafi đã bị kéo lê trên đường phố quê hương Sirte của y!
Nguyễn Nhơn