Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 137 (15-12-2011)
Hôm
10-12 mới rồi, toàn thể thế giới đã kỷ niệm 63 năm Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (1948), một văn kiện quan trọng khẳng định
rằng các quyền Dân sự, Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (vốn sẽ
được khai triển và trình bày chi tiết trong hai Công ước Quốc tế Nhân
quyền năm 1966) là biểu trưng đích thật của văn minh nhân loại hiện
thời, bổn phận cấp thiết mà các chính quyền phải thực thi và là thành
tựu chủ yếu mà các quốc gia phải nỗ lực đạt cho được.
Quả vậy, Tuyên
ngôn khẳng định trong phần mở đầu rằng “Mọi thành viên trong gia đình
nhân loại đều có nhân cách, có quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng. Sự
công nhận nhân cách và các quyền này là nền tảng của tự do, công chính
và hoà bình trên thế giới” và rằng “mọi sự coi thường và khinh thị nhân
quyền đều đưa đến những hành động dã man, xúc phạm đến lương tâm nhân
loại và ước vọng về một thế giới mà mọi người đều được hưởng tự do ngôn
luận, tín ngưỡng và không bị đe dọa, bởi đã được tuyên cáo đó là khát
vọng cao cả nhất của loài người”.
Tuyên
ngôn là sự kết hợp tính nhân bản và nhân đạo của nhiều nền văn hóa và
tôn giáo trên thế giới, từ ý niệm nhân phẩm, nhân vị của phương Đông đến
ý niệm nhân quyền và dân quyền được trình bày trong nhiều văn kiện
phương Tây trước đó như : Habeas Corpus của Anh quốc năm 1679, Tuyên
ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của
Cách mạng Pháp năm 1789.
Trong số 50 quốc gia thành
viên Liên Hiệp Quốc thời ấy, 40 quốc gia bỏ phiếu thuận, 8 quốc gia bỏ
phiếu trắng và 2 nước vắng mặt là Honduras và Yemen. Tám quốc gia bỏ
phiếu trắng gồm có 6 nước Cộng sản, Ả Rập Sauđi và Nam Phi. Ả Rập Sauđi
phiếu trắng vì đang duy trì chế độ đa thê và độc tôn Hồi giáo, Nam Phi
phiếu trắng vì đang do người da trắng cai trị với chủ trương phân biệt
chủng tộc, còn 6 nước CS bỏ phiếu trắng vì theo chế độ vừa độc tài độc
đảng, vừa duy vật phi nhân, từ khước tôn trọng nhân phẩm cũng như các
nhân quyền cơ bản.
Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuy có tham gia hai Công ước Quốc tế về
Nhân quyền vào năm 1982, nhưng chỉ để kiếm chác sự giúp đỡ của các nước
dân chủ giàu có (vì lúc ấy Việt Nam đang đứng bên bờ vực thẳm do kinh tế
kiệt quệ) và lừa gạt thế giới theo quan niệm gian trá của Cộng sản:
“Ngôn từ không để diễn tả sự vật mà là để mê hoặc lòng người”. Do đó cho
đến hôm nay, tại Việt Nam, dưới ách cai trị của Cộng đảng độc tài, các
quyền Dân sự bị chà đạp (điển hình là bi kịch của những dân oan), các
quyền Chính trị bị tước bỏ (điển hình là thảm nạn của những nhà đối
kháng), các quyền Kinh tế bị thao túng (điển hình là sự tung hoành của
những doanh nghiệp nhà nước), các quyền Xã hội bị khinh khi (điển hình
là sự tồi tệ của nền y tế) và các quyền Văn hóa bị xem nhẹ (điển hình là
sự sa sút của nền giáo dục). Tình trạng này đã khiến Việt Nam thành một
nhà tù lớn giam nhốt toàn dân (trong cảnh bất an, nghèo đói, khống chế,
vô định…) và có vô số nhà tù nhỏ giam nhốt các tù nhân chính trị và tôn
giáo, tức các tù nhân lương tâm vốn đã can đảm và nỗ lực khôi phục
những quyền nói trên cho đồng bào và Dân tộc.
Chính
vì thế mà trong lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập của mình (trùng ngày
Quốc tế Nhân quyền, tổ chức tại Little Saigon, Hoa Kỳ), Hội Ái hữu Tù
nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam (vốn có thành viên cả trong lẫn
ngoài nước) đã có sáng kiến thành lập “Ngày Tù nhân Lương tâm Việt Nam”
cũng vào đúng dịp này, để vinh danh những tù nhân chính trị, tôn giáo đã
đứng lên đấu tranh cho tự do, dân chủ kể từ ngày đất nước rơi vào tay
Cộng sản 30-4-1975. Bởi lẽ không gì làm cho các Nhân quyền được đề cao
sáng tỏ và vấn đề Nhân quyền được đặt ra cách gay gắt bằng chính thảm
trạng bị sách nhiễu, quản chế, tù ngục của những kẻ đã tranh đấu cho
Nhân quyền. Và ngay lập tức, sáng kiến này đã được sự hưởng ứng của hàng
trăm tổ chức, hội đoàn của người Việt quốc nội lẫn hải ngoại cũng như
sự ủng hộ của nhiều chính khách ngoại quốc, đặc biệt tại Hoa Kỳ. Lời
Tuyên bố của Hội Ái hữu (có chữ ký của hơn 100 tổ chức hội đoàn nói
trên) đưa ra ngày 09-12 khẳng định: “Ngày kỷ niệm Quốc tế Nhân quyền
10-12 hàng năm được chọn làm “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” để nêu
cao giá trị nhân bản cao đẹp của nhân loại, đồng thời vinh danh những
chiến sĩ dân chủ tự do đang đấu tranh cho nhân quyền và dân quyền trong
nước. “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” sẽ được tổ chức hàng năm để toàn
dân tưởng niệm, tri ân những anh hùng dân tộc đã hy sinh cho lý tưởng
tự do dân chủ ”.
Không
ai không biết kể từ sau biến cố đau thương “tháng thư đen 1975”, hàng
mấy trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng hòa đã bị CS xâm lăng giam
cầm để trả thù vì đã tự vệ chống lại chúng, trên 300 tù nhân đã bị CS
bất nhân xử tử để trừng phạt (trong đó có 2 linh mục và hai phụ nữ) và
gần cả trăm ngàn chết rũ tù nơi nước độc rừng thiêng. Rồi cho đến nay,
hàng ngàn tù nhân chính trị và tôn giáo bị Cộng sản vô thần và độc tài
tống ngục để bảo vệ chế độ toàn trị bất công, tiếp tục hành vi phản dân
hại nước và đeo đuổi chính sách đồng lõa với giặc Tàu cộng.
Không có vùng nào của đất
nước lại không thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của các ngục sĩ lương
tâm, không vang lên lời than đau thương, tiếng kêu uất hận của các tù
nhân chính trị cùng của gia đình họ. Ngay cả những dân oan đứng lên đòi
lại đất đai tài sản cũng bị giam cầm (như tại Bến Tre với các tù nhân
Dương Kim Khải, Trần Thị Thúy, Phạm Ngọc Hoa, Nguyễn Chí Thành…), thậm
chí bị bắn chết (như ông Lê Hữu Nam và em Lê Xuân Dũng tại Thanh Hóa);
những công nhân đứng lên đòi được trả lương xứng đáng, được hưởng những
quyền lao động hợp nhân phẩm cũng bị sách nhiễu, hành hung, tống ngục
(như ba thủ lãnh công nhân trẻ Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương,
Đỗ Thị Minh Hạnh); những tín đồ đứng lên đòi lại quyền tự do tôn giáo và
cơ sở Giáo hội bị tước đoạt cũng bị vu khống, thóa mạ, hành hung, lùa
về “Trại phục hồi nhân phẩm” (nơi giam giữ gái mãi dâm) để làm nhục (như
các linh mục và giáo dân Thái Hà), hoặc bị cầm tù (như linh mục Nguyễn
Văn Lý, mục sư Nguyễn Trung Tôn), phải lãnh những bản án bất công nặng
nề (như các ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân, hai tín đồ Hòa Hảo);
những công dân đứng lên bày tỏ lòng yêu nước, phản đối quân xâm lược, kể
cả để ủng hộ thủ tướng ra luật biểu tình, cũng bị hăm dọa, đấm đá, đạp
mặt, tước tài sản, phá gia cư, đưa vào nhà tù trá hình “cơ sở giáo dục”
(như bà Bùi Thị Minh Hằng); những công dân lên tiếng nhận định tình hình
đất nước, phân tích thời sự, phê phán chế độ trong tinh thần xây dựng
cũng bị lục soát nhà, tước phương tiện, cướp hiện kim, phạt những số
tiền khổng lồ (như gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn, cô Huỳnh Thục Vy). Thậm
chí nhiều tù nhân hình sự bị án oan vẫn có thể tiếp tục lãnh oan án vì
sự bao che tội phạm của giới cầm quyền (như hai nữ sinh vô tội Nguyễn
Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy tại Hà Giang) hay vì sự bao che sai
trái của giới tư pháp (như 3 thanh niên Nguyễn Đình Lợi, Nguyễn Đình
Tình, Nguyễn Đình Kiên trong vụ án hiếp dâm và cướp của tại Yên Nghĩa Hà
Đông [hồi năm 2000] mới đây đã bị Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân
Tối cao bác bỏ kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị
tuyên bố họ vô tội).
Việc
tri ân những anh hùng liệt nữ của Dân tộc đã hy sinh trong công cuộc
bảo vệ tự do độc lập, đồng thời vinh danh những tù nhân lương tâm của
Đất nước đang dũng cảm đấu tranh giành dân chủ nhân quyền, chống lại nội
thù bán nước và ngoại thù cướp nước mang rất nhiều ý nghĩa. Đó là biểu
dương tinh thần bất khuất của con cháu Lạc Việt, đã hàng nghìn năm hạ bệ
những triều đại phản dân hại nước, những hôn quân bạo chúa áp bức dân
lành và chống lại những kẻ thù xâm lược từ Bắc phương hoặc Tây phương.
Đó là đề cao tinh thần nhân bản của dòng dõi Tiên Rồng, đã bao thế kỷ nỗ
lực xây dựng một đất nước yêu chuộng tự do độc lập, không chấp nhận ách
cai trị của loài ngoại chủng, một xã hội quý trọng nhân nghĩa ái hòa,
trong đó quan dân đoàn kết, xóm làng hòa hợp, các sắc tộc tương trợ sinh
tồn. Đó là tưởng nhớ công lao của bao người con ưu tú của Mẹ Việt đã
dâng hiến cả cuộc sống và cái chết, hy sinh cả bản thân và gia đình để
đề cao và giành lại các quyền tự do cho con người, cho đất nước, cho dân
tộc. Đó là tôn vinh những giá trị cao quý được đề ra trong Tuyên ngôn
lẫn Công ước hoàn vũ về nhân quyền và đã được các anh hùng liệt nữ lẫn
các tù nhân lương tâm can đảm cổ xúy và hy sinh bảo vệ. Đó là tố cáo
trước công luận thế giới cái chế độ mà công an nhiều hơn y tá, nhà tù
nhiều hơn trường học, thành tích phá hoại nhiều hơn kết quả xây dựng,
hành vi đàn áp nhân quyền nhiều hơn cử chỉ thăng tiến tự do, chính sách
độc tài toàn trị thay cho chủ trương tôn trọng đa nguyên đa đảng, mưu đồ
củng cố quyền lực dù mất nước thay cho đường lối bảo vệ sự vẹn toàn
lãnh thổ và sự tồn tại của Dân tộc.
Ðến
đây một câu hỏi được đặt ra là: vì sao nhà cầm quyền Việt Nam lại dám
thường xuyên chà đạp Tuyên ngôn Nhân quyền, không ngừng tạo ra các tù
nhân và nạn nhân của chế độ, thách thức công luận thế giới đến như vậy?
Theo thiển ý, đó là vì các điều khoản của Tuyên ngôn chỉ liệt kê các
nhân quyền mà không dự trù các biện pháp chế tài hữu hiệu. Trên thực tế,
các biện pháp chế tài đối với những nhà nước vi phạm nhân quyền thường
xuất phát từ các cường quốc có ảnh hưởng trên Liên Hiệp quốc hay trên
chính những nhà nước ấy. Tuy nhiên, vì bị giằng co giữa ba mục tiêu:
kinh tế, an ninh hay nhân quyền mà sự chế tài, áp lực này có hay không,
mạnh hay yếu tùy vào ý thức của giới lập pháp và nhất là đường lối của
giới hành pháp (chính phủ và bộ ngoại giao). Thành thử quốc tế vận của
đồng bào hải ngoại là tối quan trọng. Ngoài ra, còn một áp lực khác nữa,
đó là nhân dân sở tại.
Nếu tất cả các nạn nhân của
chế độ đều lên tiếng, tất cả những ai ý thức về nhân quyền đều đứng
dậy, tất cả các tập thể dân sự lẫn tôn giáo bị đàn áp đều xuống đường,
tất cả các lãnh đạo tinh thần (trí thức và chức sắc) đều nhập cuộc; nói
tóm là toàn thể nhân dân bị trị đang rên siết dưới ách của nhúm đảng
viên thống trị, biết vùng lên như các dân tộc Đông Âu trong các năm
1989-1991 vừa qua, thì mới chấm dứt nạn công dân Việt Nam lương thiện bị
giam cầm trong nhà tù lớn lẫn các nhà tù nhỏ.
BAN BIÊN TẬP