VRNs - Sài Gòn vào đông thật mát mẻ, dễ chịu, cái lạnh se se buổi
sớm nhưng không giá buốt và tê tái rét như cái lạnh của miền Bắc nên khi
nắng lên chỉ có cảm giác mát và ấm. Từ sớm mai của ngày thứ bảy, ngày
10.12.2011, Truyền thông Chúa Cứu Thế gồm 13 thành viên cùng hai Cha
Giuse Đinh Hữu Thoại và Cha Antôn Lê Ngọc Thanh từ nhà thờ Đức Mẹ Hằng
Cứu Giúp Sài Gòn lên đường về giáo điểm Đồng Hòa, Cần Giờ tĩnh tâm Mùa
Vọng.
Giáo điểm Đồng Hòa là giáo điểm thuộc DCCT tại miền Duyên Hải Cần Giờ, khu vực có nhiều cây xanh là rừng sác nên khí hậu mát mẻ, thuần khiết đồng quê. Giáo điểm khá rộng và sạch sẽ, nhà nguyện nhỏ có sức chứa khoảng 50 người cùng dâng Thánh Lễ nhưng phải đứng sát vào nhau. Trong khuôn viên giáo điểm có các chòi lá làm từ cây chà là và lá dừa nước. Cha Giuse Phạm Cao Thanh Sơn phụ trách giáo điểm Đồng Hòa này. Cha ân cần chuẩn bị sẵn cho nhóm một số võng để nghỉ lưng trong giờ giải lao. Khu trung tâm giáo điểm là một hồ nước
Giáo điểm Đồng Hòa là giáo điểm thuộc DCCT tại miền Duyên Hải Cần Giờ, khu vực có nhiều cây xanh là rừng sác nên khí hậu mát mẻ, thuần khiết đồng quê. Giáo điểm khá rộng và sạch sẽ, nhà nguyện nhỏ có sức chứa khoảng 50 người cùng dâng Thánh Lễ nhưng phải đứng sát vào nhau. Trong khuôn viên giáo điểm có các chòi lá làm từ cây chà là và lá dừa nước. Cha Giuse Phạm Cao Thanh Sơn phụ trách giáo điểm Đồng Hòa này. Cha ân cần chuẩn bị sẵn cho nhóm một số võng để nghỉ lưng trong giờ giải lao. Khu trung tâm giáo điểm là một hồ nước
thiên nhiên với nhiều cây đước quanh hồ,
giữa hồ có đền thờ Đức Mẹ La Vang, bắc qua hồ có cầu bêtông và một số
cầu khỉ có tay vịn làm ta gợi nhớ về miền quê VN của nhiều năm trước.
Trước đây, cứ vào hè là gia đình tôi có
dịp đi Cần Giờ cho con cháu được tung tăng “tắm bùn” vì nước biển Cần
Giờ khá đục như màu nước sông đầy ắp phù sa miền sông Hậu. Ngày trước,
đi từ Sài Gòn xuống Cần Giờ là con đường đất đỏ nhỏ nhắn, gồ ghề và
thấp, nên những khi có triều cường là mặt lộ đầy nước, hoặc khi nắng
nóng gay gắt của mùa hè thì bụi tung mù trời. Nếu là người chạy xe phía
sau thì có cơ hội hốt bụi đầy người bởi xe trước, nông vào trong mắt
phải dừng xe vài ba chặp để “thổi bụi”. Nay con đường đã được làm xong
thông thoáng hơn, tuy chất lượng chỉ ở tầm chấp vá nhiều chỗ, đường thô
không lán nhựa ở giữa, hai bên gần lề đường thì toàn là đá mi ngổn ngang
tứ phía. Dẫu sao cũng là “thiên đường” mơ ước của bao dân nghèo miền
Duyên Hải. Thực tế, dân địa phương “sướng” vì được đi đứng có đường xá
đàng hoàng tử tế hơn trước nhưng họ đâu biết được là con đường này được
thực hiện bằng dự án vay vốn ODA của nước ngoài, là gánh nợ mà con cháu
họ bao đời sau sẽ oằn lưng ra trả vừa là vốn thi công công trình, vừa là
khoản tham nhũng không nhỏ của những “quan thầy” trong ban quản lý dự
án và các cấp “lãnh đạo” bên trên khác.
Dọc hai bên đường trước đây có khá nhiều bông cỏ lau, phía sau là các cánh rừng đước với
những “cánh tay” bám sâu vào đất để giữ
cho đất không trôi, sạt lở giờ được thay bằng những ruộng tôm, vuông tôm
san sát nhau, diện tích rừng bị cắt xẻ và thu hẹp đáng kể. “Nếu một
ngày nào đó ở đây không còn rừng thì lá phổi thành phố sẽ ra sao, dân
thành phố lấy gì mà thở?” là trăn trở của các thành viên trong nhóm
chúng tôi.
Cha An Thanh hướng dẫn nhóm tĩnh tâm Mùa Vọng. Trong buổi chia sẻ, Cha kể cho nhóm nghe về Một câu chuyện thật xảy ra ở Trung Quốc vào
năm 2008 đã làm cư dân mạng xôn xao một thời. Chuyện rằng: vào ngày nọ
có một chiếc xe buýt chở 13 hành khách trên đường đồi là một cô gái. Xe
đang chạy có 3 thanh niên giở trò, lôi cô gái vào bụi rậm dọc đường “vui
vẻ” dù cô gái đã phản ứng quyết liệt và có sự can ngăn của duy nhất một
người đàn ông gầy yếu và cũng bị 3 thanh niên du côn này nện một trận
ra trò. Sau khi 3 thanh niên “xong việc” cùng cô gái trở lại xe, cô gái
không còn hình dạng của một con người đúng nghĩa. Cô gái đã yêu cầu
người đàn ông đã lên tiếng ngăn cản 3 tên côn đồ này phải xuống xe thì
cô gái mới chịu lái xe đi tiếp. Tất cả hành khách còn lại cũng đồng hất
hủi, xua đuổi người này xuống xe, thậm chí tặng cho anh ta nhiều vết bầm
thâm trên thân thể gầy còm. Sau khi anh đã xuống xe, cô gái đã cho xe
phóng nhanh trên triền đồi, lao thẳng xuống vực sâu mang theo 12 hành
khách và cô vào cõi vĩnh hằng ở dọc đường vắng ngắt.
Cha Thanh chia mọi người thành hai nhóm,
hội thảo về những cái đúng, cái sai từ câu chuyện. Sau khi các nhóm hội
thảo xong, trình bày ý kiến thống nhất của nhóm thì Cha Thanh chia sẻ:
“Xã hội ngày nay có quá nhiều người vô cảm. Người thi công làm đường,
làm cầu, xây chợ, xây nhà, chung cư, bệnh viện,… ăn chặn tiền thầu là
vô cảm với nhân dân. Người chủ bớt xén, giam lương, tăng ca không thanh
toán sòng phẳng công lao động của người làm công là vô cảm với người làm
ra lợi ích cho mình. Người Trung Quốc với Nho giáo thường ý thức ân đền
oán trả. Cô gái xử lý như vậy là đúng với tinh thần của người Trung
Hoa, là một giải pháp “tốt” đối với người chưa biết Đức Giêsu Kitô trong
xã hội hiện giờ. Vì cô gái này là người chưa có Chúa, các anh thanh
niên côn đồ và những người hành khách đều chưa biết Chúa. Nếu như họ có
Chúa thì họ sẽ không vô cảm như vậy, nếu họ có Chúa thì họ sẽ có cách xử
lý khác đi. Đây là sự thật, là thực trạng đau lòng không riêng ở Trung
Quốc mà ở nhiều nước đặc biệt là các nước XHCN, con người sống vô cảm
quá nhiều, vô cảm ngay với người thân của mình. Vậy chúng ta là những
người làm truyền thông, chúng ta phải làm gì để cho xã hội bớt vô cảm,
sống tốt hơn, con người biết yêu thương và gần nhau hơn. Tiếng nói của
những người làm truyền thông đúng nghĩa là tiếng nói của sự thật, của
công lý, phản ánh đúng những gì chúng ta thấy, không sợ hãi trước những
bạo quyền bách hại. Xin Chúa đến và ban muôn ơn lành lên anh chị em, đặc
biệt là 15 thanh niên Công giáo hiện đang bị giam cầm”.
Sau buổi chia sẻ, cả nhóm cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Chúa do hai Cha đồng tế, xin Chúa
đến nâng đỡ, bảo vệ, che chở cho tất cả
mọi người đặc biệt là 15 thanh niên Công giáo đang bị nhà cầm quyền giam
cầm trái pháp luật sớm được trả tự do sum họp với gia đình. 15 thanh
niên này đa số là giáo dân Vinh, là những người làm truyền thông dám dấn
thân làm chứng cho Chúa nói lên sự thật, là những người yêu nước dám
đấu tranh cho lợi ích dân tộc đang trên đường lao dốc và rơi xuống vực sâu,
dám biểu tình chống Trung Quốc xâm hại biểm đảo VN. Hiện tại, các thanh
niên này bị nhà cầm quyền giam giữ để ép cho ra tội mà không đưa ra xét
xử công khai, minh bạch hóa tội trạng “chống phá nhà nước” như ghi
trong các sổ thăm nuôi của một số gia đình. Việc giam giữ người yêu nước
là chính quyền cũng vô cảm với nhân dân của mình, vô cảm với tầng lớp
từng cùng mình đấu tranh giành lại chính quyền thời kỳ VN còn là thuộc
địa, bán thuộc địa.
Giờ tĩnh tâm, mỗi người tự tìm nơi cho
mình trong khuôn viên Giáo điểm, âm thầm mời Chúa đến và tâm sự với
Chúa: “Lạy Chúa, xin Chúa đến trên mắt con, trên môi con, trên tai con,
trong hơi thở con, trong huyết quản và con tim nhỏ bé nơi con, xin Chúa
ngự trong não bộ, trong máu con, trong thịt con. Xin Chúa hãy làm điều
Chúa muốn nơi con để trần gian này được như ý Chúa” .
Chia tay Cha Sơn, chúng tôi ra về trong
hoàng hôn rừng đước, vẫn cái mát mẻ của không khí mùa Giáng Sinh nhưng
mỗi người như ý thức hơn về trách nhiệm nặng nề trước thềm năm mới “làm
gì cho xã hội bớt vô cảm”. Mặt trời tắt nắng nhanh và lặn sau rạng dừa
nước, tiếng côn trùng bắt đầu bài ca rỉ rả của mình, xa xa những ngôi
nhà bắt đầu “mở đèn”, ánh sáng đơn lẻ yếu ớt hắt ra ngoài hiên nhà.
Công lý, sự thật ở VN ví như ánh sáng
yếu ớt hắt ra sân nhà của người dân miền duyên hải Cần Giờ, nếu tất cả
cùng “mở đèn” và chụm ánh sáng ấy lại sẽ có được một luồng ánh sáng to
lớn và rực rỡ, sẽ là tiếng nói làm cho xã hội này bớt vô cảm, biết sống
vị tha và yêu thương nhau nhiều hơn.