Xin
hân hạnh giới thiệu cùng các bạn một thành quả trong việc đấu tranh
chống bản đồ đường lưỡi bò (ĐLB). Đây là lá thư của một nhóm nhà khoa
học trong và ngoài nước, qua sự điều phối của Gs Phạm Quang Tuấn (anh
"bạn già" của tôi), gửi cho Tập san Science để phản đối tập san này đã đăng bản đồ ĐLB. Tôi cũng có một lá thư cho Science, nhưng họ chưa chịu đăng. Trước mắt xin giới thiệu lá thư của anh Phạm Quang Tuấn và bản (tạm) dịch của tôi.
Câu chuyện bắt đầu từ bài tổng quan về dân số và địa lí của X. Peng đăng trên Science vào ngàu 29/7/2011. Trong bài báo đó có in bản đồ của Trung Quốc và chèn vào bản đồ ĐLB. Tập san Science là loại tập san khoa học rất danh tiếng, có lẽ chỉ đứng sau Nature của Anh. Vì thế, sự kiện một bản đồ phi pháp như thế xuất hiện trên Sciencerất
đáng để chúng ta – bất cứ người Việt nào – quan tâm. Nhiều nhóm viết
thư phản đối. Trong đó có anh Phạm Quang Tuấn (giáo sư hoá học, Đại học
New South Wales) và tôi viết thư phản đối. Lá thư của nhóm anh Tuấn gửi
trước lá thư của tôi vài tuần.
Sau vài tuần gửi đi, Science trả lời rằng họ sẽ không đăng lá thư của chúng tôi. Thay vào đó, họ đăng một đính chính chung chung rằng Science
không nghiêng về phe nào trong tranh chấp! Chúng tôi không chấp nhận
kiểu trả lời đó. Anh Phạm Quang Tuấn viết thư phàn nàn và “đấu tranh”
đến cùng, và sau vài trao đổi Science đồng ý công bố lá thư trên
bản điện tử (nguyên văn lá thư có thể xem dưới đây). Khi tôi viết thư
phàn nàn, Science cũng chỉ trả lời chung chung rằng họ đã đính chính.
Từng làm editor nên tôi cũng biết “luật chơi” chút ít, tôi gọi điện
thoại thẳng cho ban biên tập, nhưng chẳng gặp ai; thay vào đó người thư
kí toà soạn nói sẽ chuyển quan tâm của tôi cho ban biên tập. Mấy tuần
qua vì quá bận bịu việc hội nghị nên tôi không theo đuổi sự việc.
Nhưng may mắn thay, Science đã công bố lá thư của nhóm anh Phạm Quang Tuấn. Một giáo sư bên Pháp nhận xét rằng “Science phải đăng thư này là một thắng lợi cho người Việt và cho cả cộng đồng khoa học quốc tế, theo tôi.”
Tôi cũng nghĩ thế. Tôi cho đó là một thắng lợi (ghét dùng chữ này,
nhưng sự thật là khó tìm chữ nào hay hơn) cho cộng đồng khoa học Việt
Nam. Lá thư là một chứng từ cho thấy giới khoa học Việt Nam không chấp
nhận bản đồ ĐLB. Chính quyền Trung Quốc thường rêu rao rằng từ ngày họ
công bố bản đồ ĐLB không ai phản đối, và đó là một sự đồng thuận! Dù
biết rằng đó là lí luận trẻ con, nhưng khổ nỗi trong giới cầm quyền TQ
có quá nhiều người chưa trưởng thành như thế. Do đó, lá thư này còn là
một minh chứng cho thấy bản đồ đó không được người Việt Nam chấp nhận,
bản đồ đó sai, và bây giờ thì cả thế giới đều biết.
Xin chúc mừng các bạn đã làm nên một việc rất có ý nghĩa. Đó là món quà quí báu cuối năm cho quê nhà.
N. V. T.
Có thể xem thêm những bài dưới đây:
===============================
Concern over the South China Sea
Tuan Quang Pham, Liem
Nguyen, Minh Khanh Nguyen, Tien Khoa Dao, Anh Tuan Kiet Hoang, Quang
Thiep Lam, Suan Li Mai, Dang Hung Nguyen, Duc Hiep Nguyen, Van Hieu
Nguyen, Luong Quang Nguyen, Thanh Van Tran, Duy-Thoai Pham
School of Chemical Engineering, University of New South Wales, Sydney, NSW 2166, Australia
In
"China's demographic history and future challenges" (special section on
Population, Review, X. Peng, 29 July 2011, p. 581), the maps of China
show a U-shaped curve enclosing most of the South China Sea and its
islands (the Paracels and Spratlys), clearly implying that the colored
area within the curve belongs to China. However, these islands are
subject to territorial disputes between China, Vietnam, the Philippines,
Malaysia, and Taiwan. To show these islands unambiguously as Chinese
territory is therefore questionable, especially when they are almost
uninhabited and irrelevant to the population study in the Review.
The
U-shaped curve in the map is even less justifiable. It appears only in
Chinese maps and has been claimed by Chinese authors to represent
China's traditional maritime boundaries (1). It was used officially by
China (2) to claim "sovereign rights and jurisdiction" over the
resources of the South China Sea. Wherever it appears, such as in Figure
1 from (2), this curve blatantly infringes other countries'
200–nautical-mile exclusive economic zones (EEZs) as recognized by
international law (3). It extends beyond the mid-line between the
disputed islands and other countries' coastlines, and thus constitutes a
much wider claim than the waters associated with these islands.
China's
unilateral claim over vast expanses of ocean is unprecedented in world
history and violates the United Nations Law of the Sea (3), which all
nations surrounding the South China Sea, including China, have ratified.
That China pushes this claim seriously is not in doubt, as evidenced by
recent incidents in which Chinese vessels harassed Vietnamese oil
exploration ships well inside Vietnam's EEZ (4).
No
other nation recognizes China's U-shaped maritime border. Indonesia and
the Philippines have officially expressed concern (5, 6). The U.S.
Senate passed a unanimous resolution deploring China's actions (7).
There is no justification for such a controversial, and, in terms of
international law, illegal feature in a scholarly paper. One can only
hope that its presence was not due to political pressure.
Tuan Quang Pham
School of Chemical Engineering, University of New South Wales, Sydney, NSW 2166, Australia.
Liem Nguyen, Minh Khanh Nguyen
Case Western Reserve University, Cleveland, OH 44106, USA.
Tien Khoa Dao
Institute for Nuclear Science and Technology, Ha Noi, Vietnam.
Anh Tuan Kiet Hoang
Commissariat à l'Energie Atomique et aux Energie, Cadarache 13108, France.
Quang Thiep Lam
Thang Long University, Hanoi, Vietnam.
Suan Li Mai
Institute of Physics, Polish Academy of Sciences, 02-666 Warsaw, Poland.
Dang Hung Nguyen
University of Liege, 4000 Liege, Belgium.
Duc Hiep Nguyen
NSW Office of Environment and Heritage, Sydney, NSW 1232, Australia.
Van Hieu Nguyen
University of Technology and Management, Hanoi, Vietnam.
Luong Quang Nguyen
Commissariat à l'Energie Atomique et aux Energie, 91191 Saclay, France.
Thanh Van Tran
Université Paris-Sud, 91405 Orsay, France.
Duy-Thoai Pham
Charité University Medicine Berlin, Berlin, Germany.
References
1. J. Li, D. Li, Ocean Dev. Int. Law 34, 287 (2003).
2.
China's Communication to the Commission on the Limits of the
Continental Shelf (CLCS), 7 May 2009;
www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf.
3.
United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS);
www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm.
4.
"Vietnam says China fishing boat rams research ship," The Straights
Times, 9 June 2011;
www.straitstimes.com/BreakingNews/SEAsia/Story/STIStory_678024.html.
5.
Indonesia's Communication to the Commission on the Limits of the
Continental Shelf (CLCS), 8 July 2010;
www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/idn_2010re_mys_vnm_e.pdf.
6.
The Philippines's Communication to the Commission on the Limits of the
Continental Shelf (CLCS), 5 April 2011;
www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/phl_re_chn_2011.pdf.
7. Sen. J. Webb, "U.S. Senate unanimously 'deplores' China's use of force in South China Sea," 27 June 2011;webb.senate.gov
Conflict of Interest:
None declared
========================
Bản dịch (tôi tạm dịch nhanh trước khi làm chuyện khác):
Quan tâm về Biển Đông
Tuan Quang Pham, Liem
Nguyen, Minh Khanh Nguyen, Tien Khoa Dao, Anh Tuan Kiet Hoang, Quang
Thiep Lam, Suan Li Mai, Dang Hung Nguyen, Duc Hiep Nguyen, Van Hieu
Nguyen, Luong Quang Nguyen, Thanh Van Tran, Duy-Thoai Pham
School of Chemical Engineering, University of New South Wales, Sydney, NSW 2166, Australia
Trong
bài "Lịch sử dân số và thách thức tương lai của Trung Quốc" (của tác
giả X. Peng, trên đặc chương về dân số, số ra ngày 29/7/2011, trang
581), có in bản đồ Trung Quốc với một đường cong hình chữ U bao trùm
phần lớn Biển Đông và các hòn đảo trong vùng (Hoàng Sa và Trường Sa),
với hàm ý rõ ràng rằng khu vực tô màu bao bọc bởi đường cong đó thuộc về
Trung Quốc. Tuy nhiên, những hòn đảo này còn đang trong vòng tranh chấp
giữa Trung Quốc, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, và Đài Loan. Công bố
bản đồ hình chữ U như là một cách xác quyết rằng đó là lãnh hải của
Trung Quốc là đáng nghi ngờ, đặc biệt trong điều kiện các đảo đó hầu như
không có cư dân.
Càng khó biện minh hơn sự hiện
diện của bản đồ hình chữ U trong bản đồ của Trung Quốc. Bản đồ hình chữ
U chỉ xuất hiện trong các bản đồ ở Trung Quốc, và các tác giả Trung
Quốc thường nói rằng bản đồ đường hình chữ U thể hiện lãnh hải truyền
thống của Trung Quốc (1). Đường hình chữ U được Trung Quốc sử dụng chính
thức (2) để ra yêu sách "chủ quyền và tài phán quyền" về tài nguyên
thiên nhiên trong vùng Biển Đông. Bất cứ nơi nào có bản đồ hình chữ U,
như trong biểu đồ số 1 bài báo (2), bản đồ đó vi phạm một cách trắng
trợn đặc quyền kinh tế trong giới hạn 200 hải lí được luật pháp quốc tế
công nhận (EEZs) (3). Bản đồ đó còn vượt ra lằn ranh giữa các hòn đảo
còn trong vòng tranh chấp và bờ biển của các quốc gia khác, và do đó tạo
ra một yêu sách rộng lớn hơn vùng biển liên quan đến những hòn đảo đó.
Yêu
sách của Trung Quốc trên một vùng biển rộng như thế là một đòi hỏi chưa
từng có trong lịch sử thế giới, và vi phạm luật biển của Liên Hiệp Quốc
(3), vốn được các quốc gia trong vùng Biển Đông phê chuẩn. Những va
chạm gần đây khi tàu Trung Quốc sách nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Việt
Nam ngay trong vùng lãnh hải của Việt Nam là một chứng cứ cho thấy Trung
Quốc thật sự mong muốn yêu sách của họ thành hiện thực.
Không
một quốc gia nào (ngoài Trung Quốc) công nhận bản đồ hình chữ U. Nam
Dương và Phi Luật Tân đã chính thức ra tuyên bố quan tâm (5, 6). Thượng
viện Mĩ cũng thông qua một nghị quyết lên án hành động của Trung Quốc
(7). Chẳng có lí do gì để chèn bản đồ còn trong vòng tranh cãi đó vào
một bài báo học thuật (của Peng), và đứng trên phương diện luật pháp
quốc tế, đó là một bản đồ phi pháp. Hi vọng rằng sự hiện diện của bản đồ
đó không phải do một áp lực chính trị.
Phạm Quang Tuấn
School of Chemical Engineering, University of New South Wales, Sydney, NSW 2166, Australia.
Nguyễn Liêm, Nguyễn Minh Khánh
Case Western Reserve University, Cleveland, OH 44106, USA.
Đào Tiến Khoa
Institute for Nuclear Science and Technology, Ha Noi, Vietnam.
Hoàng Anh Tuấn Kiệt
Commissariat à l'Energie Atomique et aux Energie, Cadarache 13108, France.
Lâm Quang Thiệp
Thang Long University, Hanoi, Vietnam.
Mai Xuân Lý
Institute of Physics, Polish Academy of Sciences, 02-666 Warsaw, Poland.
Nguyễn Đăng Hưng
University of Liege, 4000 Liege, Belgium.
Nguyễn Đức Hiệp
NSW Office of Environment and Heritage, Sydney, NSW 1232, Australia.
Nguyễn Văn Hiệu
University of Technology and Management, Hanoi, Vietnam.
Nguyễn Lương Quang
Commissariat à l'Energie Atomique et aux Energie, 91191 Saclay, France.
Trần Thanh Vân
Université Paris-Sud, 91405 Orsay, France.
Phạm Duy Thoại
Charité University Medicine Berlin, Berlin, Germany.
References
1. J. Li, D. Li, Ocean Dev. Int. Law 34, 287 (2003).
2.
China's Communication to the Commission on the Limits of the
Continental Shelf (CLCS), 7 May 2009;
www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf.
3.
United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS);
www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm.
4.
"Vietnam says China fishing boat rams research ship," The Straights
Times, 9 June 2011;
www.straitstimes.com/BreakingNews/SEAsia/Story/STIStory_678024.html.
5.
Indonesia's Communication to the Commission on the Limits of the
Continental Shelf (CLCS), 8 July 2010;
www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/idn_2010re_mys_vnm_e.pdf.
6.
The Philippines's Communication to the Commission on the Limits of the
Continental Shelf (CLCS), 5 April 2011;
www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/phl_re_chn_2011.pdf.
7. Sen. J. Webb, "U.S. Senate unanimously 'deplores' China's use of force in South China Sea," 27 June 2011;webb.senate.gov
Conflict of Interest:
None declared