Nguyễn Thế Phong
Tôi là một kẻ hậu sinh, không có được cái diễm phúc diện kiến hay chính tai nghe được những gì Gs Nguyễn Ngọc Huy đã nói hoặc trình bày. Tuy nhiên như hàng triệu triệu những sinh viên học sinh và thanh niên khác của VN, tôi đã thổn thức và dâng trào lòng yêu nước, tự hào về di sản và sự hy sinh của hằng ngàn thế hệ cha ông cho sự độc lập và vẹn toàn lãnh thổ qua những vần thơ và tấm gương tận tuỵ, mẫu mực, khiêm tốn và tận hiến vô bờ bến cho dân tộc và đồng bào của giáo sư.
Từ sự kính phục đó, tôi đã tìm hiểu nhiều hơn về tinh thần, học thuyết và những di cảo mà giáo sự Huy đã để lại. Những di sản và công trình nghiên cứu quý giá mà GS để lại đã giúp rất nhiều cho những người hậu sanh như chúng tôi để hiểu và xử dụng trong nỗ lực giải quyết những bài toán hóc búa mà dân tộc VN và cộng đồng người Việt hải ngoại đã và đương phải đương đầu.
Một trong những bài toán ấy là một câu nói, một quan niệm và môt hiện tượng đã xãy ra truớc năm 1975 và càng ngày càng phổ biến hiện nay trong cộng đồng ngưòi Việt tỵ nạn hải ngoại của một số tổ chức tôn giáo, từ thiện và văn hoá, văn nghệ hoặc cá nhân cho rằng: “Tôi/chúng tôi/ tổ chức của chúng tôi chỉ làm từ thiện, tôn giáo hay văn hoá văn nghệ chứ không làm chánh trị” hay “Không nên đem chính trị vào tôn giáo, từ thiện, văn nghệ văn hoá v.v..” và “Tôi/chúng tôi/ tổ chức của chúng tôi là một tổ chức phi chánh trị” để từ đó không tham gia vào hay đứng ngoài các sinh hoạt hay nỗ lực chống Cộng, tranh đấu dân chủ nhân quyền hay lên án CSVN của cộng đồng người Việt hải ngoại, thậm chí có người và tổ chức còn cho rằng việc tiếp xúc, thương lượng, đối thoại, kể cả việc ca ngợi nhà cầm quyền CSVN của mình hay tổ chức mình là một điều cần hoặc đáng làm vì nhu cầu nhân đạo, văn hoá, văn nghệ hay tôn giáo.
Là một vị giáo sư lỗi lạc và uyên thâm về chánh trị thế giới cũng như chánh trị VN, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã nhìn ra và phân tách một cách tỉ mỉ những nguyên nhân đưa đến tình trạng và quan niệm sai lạc về chánh trị và hoạt động chánh trị này của người Việt cách đây 4, 5 thập niên. Thể theo giáo sư, để hiểu và phân tách một cách đúng đắn về thực trạng này việc đầu tiên mọi người cần phải biết đó là: Ðịnh Nghĩa của 2 chữ Chánh Trị: "Chánh Trị" là gì, trước khi bàn và phân tách về những thái độ và quan niệm “Phi Chánh Trị” của người VN không Cộng Sản.
Trong tập “Tài Liệu Huấn Luyện Trung Cấp - Tập I “ của Liên Minh Dân Chủ VN, giáo sư đã sơ lược qua những định nghĩa từ Âu đến Á về hai chữ “chánh Trị” mà theo ông thì nhiều người dân Việt, ngay cả một số nhà lãnh đạo quốc gia trước đây đã không hiểu rõ và thấu đáo. Thể theo giáo sư việc hiểu cho đúng đắn về chánh trị là gì là bước đầu căn bản trong việc quyết định về thái độ và quan điểm chánh trị của mỗi cá nhân đối với quốc gia và dân tộc. Giáo sư cũng cho thấy bên cạnh việc không hiểu rõ thấu đáo ý nghĩa của hai chữ chánh trị hay hiểu sai lạc về chánh trị ấy, những kinh nghiệm chánh trị của người dân miền Nam VN trong hai nền đệ I và đệ II Cộng Hoà và sự cấm đoán, độc tài đảng trị của CSVN ở miền Bắc và sau năm 1975 đã khiến cho nhiều người chán nản, coi thường, không muốn dính líu đến hay thậm chí còn sợ hay chống những gì mà họ cho là chánh trị hay liên can đến chánh trị.
Để giúp cho người đọc hiểu rỏ ý nghĩa của danh từ “chánh trị”, giáo sư trình bày về định nghĩa chánh trị của người Trung Hoa thời cổ. Trong Hán văn chử “Chánh” bao gồm hai chữ gộp lại đó là “ngay thẳng” và “hành động”. Nói một cách khác là làm cho ngay thẳng. Chữ “Trị” mang ý nghĩa chữa trị bệnh, về sau chữ này được mở rộng nghĩa ra để chỉ việc trừng trị để loại bỏ những phần tử xấu xa cho xã hội được lành mạnh. Như thế theo nghĩa gốc thì “chánh trị” nói chung là việc làm cho xã hội được ngay thẳng và lành mạnh. Kế đến GS dẫn chứng cho thấy người Tây phương ngày xưa cũng đã có chung một quan điểm với Á châu qua đó họ cho rằng: “Chánh trị là sự điều khiển ngay thẳng nhiều gia đình và những gì chung của những gia đình ấy với một quyền lực chủ tể”.
Theo giáo sư, nếu hiểu được ý nghĩa của chánh trị như thế thì chúng ta thấy chánh trị, có thái độ chánh trị, có tiếng nói chánh trị và có hành động chánh trị là một điều đáng kính và đáng làm, hữu ích và quan trọng cho sự sống còn của xã hội nhơn loại, không có gì là xấu cả!! và mọi người trong xã hội – không phân biệt là kẻ tu hành hay giáo dân, già hay trẻ, giàu hay nghèo, nam hay nữ, đảng phái hay không đảng phái- ai cũng đều có quyền, có bổn phận và nên đóng góp và LÀM CHÁNH TRỊ cho xã hội, dân tộc, quốc gia trở nên ngay thẳng, công bằng, nhơn vị nhơn quyền được tôn trọng và tốt đẹp hơn.
Vì nhiều người đã hiểu sai hay bị hướng dẫn, tuyên truyền, nhồi sọ, đe doạ, cấm đoán và nhập tâm bỡi những thế lực hay ngay cã bỡi sự suy diễn sai danh từ chánh trị trong một thời gian dài trong xã hội VN theo nghĩa tiêu cực, hạn hẹp và một chiều như:
- Chánh trị là việc xử dụng quyền lực quốc gia , chánh trị là đồng nghĩa với chánh phủ và chánh quyền
- Làm chánh trị là tranh giành quyền lợi, địa vị hay có thủ đoạn lưu manh
- Làm chánh trị là muốn cầm quyền,
- Chánh trị là việc riêng của những người cầm quyền, không phải là chuyện của người dân thường, không nên dính vào để tránh phiền phức v.v…
Nên nó đã đưa đến tình trạng hễ nhắc đến chữ “làm chánh trị” là đại đa số người Việt - có học cũng như không có học, có địa vị cũng như không có địa vị, tham gia đảng phái hay không đảng phái, thành thị cũng như thôn quê - đều bị dị ứng, nghĩ hoặc hiểu lầm là muốn làm chánh quyền, muốn tham chánh, là phe nhóm, là tranh giành, là thủ lợi chứ không còn phải là “LÀM/THAM GIA/ĐÓNG GÓP/LÊN TIẾNG HAY GÓP PHẦN CẢI THIỆN CỘNG ĐỒNG, XÃ HỘI, QUỐC GIA CHO TỐT ĐẸP, CÔNG BẰNG VÀ NHƠN VỊ HƠN” như nó đáng lý ra phải được hiểu nữa.
Nếu hiểu cho đúng như những gì GS Huy đã định ngĩa thì làm chánh trị đâu phải là bổn phận hay vai trò duy nhất và độc tôn của một đảng phái hay một phe nhóm nào, nó càng không phải chỉ là của chánh quyền hay ai muốn ra cầm quyền mà là BỔN PHẬN THIÊNG LIÊNG CỦA MỘT CÔNG DÂN, MỘT PHẦN TỬ TRONG XÃ HỘI VÀ QUỐC GIA bất kể người đó là ai và ở vị trí nào kể cã tôn giáo. AI CŨNG CÓ QUYỀN VÀ CÓ BỔN PHẬN CÓ THÁI ĐỘ CHÁNH TRỊ, NÓI VỀ CHÁNH TRỊ VÀ LÀM CHÁNH TRỊ vì chánh trị không có nghĩa và không đồng nghĩa với nắm quyền hay chánh quyền.
Nhìn lại lịch sử cận đại của xã hội VN, chúng ta có thể hiểu được phần nào lý do tại sao những quan niệm sai lạc về “hành động chánh trị” nêu trên đã trở thành phổ biến và ăn vào tiềm thức của người VN.
• Đối với người dân sống dưới chế độ CS miền Bắc, danh từ “làm chánh trị” chẳng những bị cấm xử dụng mà còm đem tai hoạ lại cho bản thân và gia đình của người nói vì đảng CSVN và chánh quyền CS tuyệt đối cấm không cho ai làm chánh trị hay bàn thảo về chánh trị.
Là chế độ độc tài, độc đảng toàn trị, họ luôn lo sợ nhơn dân và mọi hành động mang tính cách bàn bạc hay thảo luận về chánh trị. “Có tật giật mình” vì độc tài nên nơi nào có ai tụ tập họ cũng cho là âm mưu lật đổ chánh quyền, là phản động. Vì thối nát, họ bị dị ứng với mọi hình thức hay những cuộc bàn luận về ích nước, lợi dân, tốt đẹp, công bằng và dân chủ. Sống dưới họng súng, ngục tù, đe dọa, theo dõi, rình rập và bắt bớ triền miên, đa số người dân miền Bắc trước 1975 trở thành thụ động, chỉ biết tuân phục để sống còn. Những người đối kháng dám lên tiếng thì bị thủ tiêu hay cầm tù không nương tay như thi sĩ Nguyễn Chí Thiện v.v..
Chữ “chánh trị” vì thế trở thành một danh từ đồng nghĩa với “cách mạng”, “quốc cấm”, “chống chánh quyền” vì thế “chuyên chế, độc tài, đảng trị” và chánh trị thuộc về giai cấp cai trị của đảng chứ không còn là của dân nữa. Những kẻ cầm quyền làm chánh trị thì coi dân còn thua cả con vật, không có một thứ quyền hạn gì ngoài quyền “dạ, vâng” Người dân miền Bác trước 1975, không phải là chán 2 chữ “chánh trị” mà là SỢ hai chữ này.
• Ðối với người dân không cộng sản sống dưới chế độ Cộng Hoà miền Nam, danh từ “chánh trị”, tuy được nói đến, bàn bạc và làm một cách tự do, nhưng lại bị nhiều người đồng hoá hay hiểu lầm nó với “có ý tham gia hay tranh giành chức vụ gì đó trong chánh quyền” nói một cách khác làm chánh trị bị coi là đồng nghĩa với “làm chánh quyền hay muốn cai trị”. Trong cã nền đệ I và đệ II Cộng hoà mà người dân miền Nam được hưởng, tình trạng gia đình trị, bè phái, tư lợi, lấn áp cách đảng phái nhỏ hoặc đối lập và tham những bỡi những giới cầm quyền đã khiến cho nhiều người dân miền Nam trước 1975 coi thường hay thậm chí còn khinh khi những gì liên quan đến hai chử “chánh trị” vì nó có vẽ “xôi thịt” quá.
Tuy nhiên, khác với miến Bắc, dưới cả 2 chế độ Cộng Hoà, người dân miền Nam và báo chí vẫn có quyền chỉ trích, xuống đường biểu tình, đã đảo và tự do lập đảng phái chánh trị để ra tranh cử và chánh quyền các cấp và vào các cơ quan lập pháp và hành pháp mà không sợ bị ở tù hay thủ tiêu. Có nhiều người còn cho rằng người dân miền Nam đã đi quá xa vì không hiểu rỏ chánh trị là gì và giới hạn của chánh trị nằm ở đâu và làm sao để làm chánh trị mà không phương hại đến sự an nguy của quốc gia, đặc biệt là khi quốc gia và chánh phủ đương nhiệm đang phải đương đầu với một thế lực mạnh, lớn và độc tài toàn trị hơn gấp bội phần là CSVN.
Kết quả của hơn 30 năm dưới 2 chế độ tự do của miền Nam là “chánh trị” trở thành một thứ “dirty word” hơn là một điều mà người lớn khuyến khích hay đôn đốc con cháu của mình tham gia vào. Nói một cách khác, là người dân miền Nam VN đã “Chán” chánh trị và bị “Dị ứng” với chánh trị.Vì đại đa số quần chúng miền Nam không được giáo dục, cỗ suý để hiểu được chính xác danh từ và ý nghĩa của 2 chử chánh trị và vai trò đúng đắn mà mọi người, mọi giới cần phải có ( như GS Huy đã làm) nên việc hiểu sai và có thái độ tiêu cực, sai lạc về hai chữ “chánh trị” vẫn còn kéo dài cho đến ngày hôm nay và được CSVN khai thác và lợi dụng tối đa qua hình thức “không làm chánh trị hay phi chánh trị”.
Thể theo GS Huy thì vấn đề then chốt của chánh trị là: việc “làm (Hành) chánh trị” và “Xử dụng Chánh Trị” (cho mục đích gì)?
GS cho thấy có hai loại hành xử chánh trị đó là:
a/ các loại giải pháp và xử thế chánh trị với những hành động khôn ngoan, khéo léo nhưng chánh trực, đạo đức và ngay thẳng nhằm phục vụ quyền lợi chung của cã xã hội hoặc quốc gia đúng như định nghĩa của danh từ “chánh trị”, đó là làm cho xã hội được ngay thẳng, tốt đẹp và lành mạnh hơn kể cã việc loại bỏ những phần tử xấu xa hầu đạt được mục tiêu ấy. Đó là CHÁNH TRỊ.
b/ các loại giải pháp và hành động chánh trị phản đạo đức, bất nhơn bất nghĩa, bất chấp luân thường đạo lý, lấy cứu cánh biện minh cho mọi thủ đoạn lường gạt, dối trá hay phương tiện xấu xa, tàn ác để đạt được mục đích cho quyền lợi tiêng tư, đảng phái hay chủ nghĩa và đặt những quyền lợi này lên trên quyền lợi của đa số quần chúng và xã hội hay đất nước. Đây là TÀ TRỊ chứ không phải là CHÁNH TRỊ
Đây là hai thực tại mà ngưòi bình dân hay gọi nôm na là “vương đạo và tà đạo”
Nhưng muốn thay đổi hay phát triển xã hội cho lành mạnh, dầu muốn hay không, chúng ta cũng đều cần phải có sự tổ chức chung và tập hợp nhân sự c ủa những người hay thành phần đồng chí hướng để điều hành và tham gia ứng cử vào chánh quyền để lãnh đạo hầu đạt đến mục tiêu chung có hiệu quả, công bình và trật tự. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải có các đảng phái, phong trào, đoàn thể và tổ chức để thực thi công tác chánh trị.Với tư cách cá nhân không ai có thể đơn phương làm được chánh trị cho cã xã hội hay quốc gia, vì thế nếu không trực tiếp tham gia vào được thì cũng nên ủng hộ, đóng góp tinh thần hay vật chất vào các sinh hoạt tranh đấu chánh đáng về chánh trị của cộng đồng hay những tổ chức chánh trị nào mà mình cho rằng trong sáng, chánh đạo, thật sự vì nước vì dân hơn là thờ ơ, bỏ mặc hay cho rằng:
Tháp đổ đã có vua xây
Tội gì gái goá lo ngày lo đêm
Hay
Quan có cần nhưng dân không vội
Quan có vội quan lội quan đi
Chính thái độ thờ ơ, bỏ mặc, không hiểu hay không muốn hiểu, không tích cực, không chủ động hay không để ý đến chánh trị và không hành xử bổn phận và quyền hạn đóng góp vào việc chánh trị của mỗi cá nhân sẽ hoặc đã tạo cơ hội cho những phần tử bá đạo lợi dụng tình trạng ấy để thao túng, ra tay nắm lấy hay cướp chánh quyền và tiếp tục cầm quyền gây ra không biết bao nhiêu thảm hoạ cho xã hội, quê hương, dân tộc, tổ quốc và đặc biệt là cho chính bản thân và gia đình của chúng ta. Lúc ấy, có thức tỉnh thì cũng đã quá muộn rồi. Nói một cách khác, “We are deserved for what we have or have not done politically” (“khi nói đến chánh trị, thể chế hay chánh quyền mà chúng ta có là do chính những gì chúng ta đã hay không làm chánh trị ”) hay “ Thành môn thất hoả, uơng cập trì ngư - Cửa thành cháy thì cá dưới ao cũng bị vạ lây”.
Cách đây gần 3 thập niên, trong tập “Tài Liệu Huấn Luyện Trung Cấp - Tập I “ của Liên Minh Dân Chủ VN, giáo sư Huy đã viễn kiến nhận ra được và tỏ ý quan ngại về hệ quả của quan điểm “phi chánh trị” này của người Việt Quốc Gia hải ngoại như sau:
“Đối với người Việt Nam hiện cư ngụ ở quốc ngoại, thái độ phi chánh trị có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó có thể phát xuất từ nhu cầu phải tôn trọng luật pháp của nước trong đó mình cư ngụ bắt buộc mình phải tự chế trong lời nói hay việc làm có liên hệ trực tiếp đến nền chánh trị nước ấy. Sự tự chế này thật sự không ngăn cản người VN thương nước tích cực hoạt động để giúp đỡ đồng bào hay tranh đấu để giải thoát dân tộc mình khỏi ách độc tài của bọn cộng sản Hà Nội. Nhưng thái độ phi chánh trị cũng có thể phát xuất từ ý muốn chối bỏ nguồn gốc Việt Nam của mình và bỏ mặc đồng bào còn đói rách khổ sở trong nước để hoàn toàn hội nhập vào xã hội đã tiếp đón mình. Trong trường hợp sau này, phi chánh trị có nghĩa là chấp nhận cho CSVN cai trị VN mãi mãi. Bỡi vậy, bọn CSVN khi nhận thấy rằng chúng không có hy vọng lôi kéo người VN cư ngụ nước ngoài theo chúng, đã mỡ chiến dịch xúi giục mọi người theo thái độ phi chánh trị. Do đó chủ trương phi chánh trị lại trở thành một hành động giúp cho bọn CSVN duy trì chánh quyền của chúng ở VN”.
Cộng Sản VN hôm nay đang khai thác tối đa những quan điểm sai lầm và tiêu cực này trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như người dân ở trong nước để duy trì quyền lực và địa vị độc tôn độc đảng của mình trên dân tộc VN bất kể hậu quả. Một mặt họ tung ra những hình thức bôi nhọ và chia rẽ mọi hội đoàn đoàn thể, cộng đồng đặc biệt là các tổ chức hay đoàn thể hay cộng đồng có uy tín hay khả năng về đấu tranh chánh trị để cho quần chúng hãi ngoại hoang mang, không tin tưởng và xa lánh. Một mặc khác họ khai thác tối đa quan niệm “làm từ thiện, làm đạo, làm văn hoá, làm văn nghệ, làm nghệ thuật là phải không làm chánh trị” để thủ lợi, để tránh bị chỉ trích lên án về những hành vi và chánh sách TÀ TRỊ của họ, đồng thời chia rẽ gây mâu thuẫn giửa cộng đồng người Việt hãi ngoại với những người trẻ, những tổ chức từ thiện và tôn giáo trong cũng như ngoài nước. Nói một cách khác, tiền trợ giúp giảm đói, giảm nghèo thì đảng nhận, đảng cho nhưng nguyên nhân và thủ phạm TÀ TRỊ đưa đến cái nghèo cái đói thì là “chánh trị” không được nói, miễn bàn chỉ nên nhắm mắt, bịt tai làm từ thiện và tôn giáo mà thôi. Vì lên tiếng hoặc có phản ứng là “làm chánh trị”.
Nếu chúng ta không lên tiếng nói cho CHÁNH TRỊ thì chúng đã vô tình cho phép CSVN tiếp tục tạo ra, duy trì và phát triển một thứ KỸ NGHỆ (Industry) TÔN GIÁO và TỪ THIỆN tại VN: một bên thì tiếp tục bỏ tiền của ra để giảm đói, giảm nghèo (CHÁNH), một bên kia thì tiếp tục sản xuất ra nghèo, đói và bất công (TÀ) nhưng bên chánh thì bị chiêu dụ để cho rằng việc GIÚP hay GÓP PHẦN LÊN TIẾNG để TẮT cái máy sản xuất ra nghèo đói không phải là chuyện hay bổn phận của tôi vì tôi “KHÔNG LÀM CHÁNH TRỊ”. Phe điều khiển máy sản xuất ra nghèo đói và bất công chỉ mong có thế!!!
Như đã nói trên, nếu chúng ta hiểu cho thấu đáo và đúng đắn ba chử “làm chánh trị” thì chúng ta càng theo đạo, chúng ta càng theo đuổi những công việc từ thiện xã hội, chúng ta viết lách hay sáng tác VÀ LÊN TIẾNG để cho xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn và hoàn mỹ hơn đều là làm chánh trị rồi đó. Vì làm chánh trị không đồng nghĩa với làm chánh quyền hay tham chánh, mà là lên tiếng, bày tỏ thái độ, có phản ứng, và tranh đấu bảo vệ lẽ phải, công bằng, sự thật và quyền làm người của xã hội, quốc gia và dân tộc như là một bổn phận và nghĩa vụ thiên liêng, bất khả phân ly và bất khả xâm phạm của một con người, nên dù là một tu sĩ hay là một nghệ sĩ, văn nhân hay là một người bình thường không là ai hết chúng ta vẫn có bổn phận LÀM CHÁNH TRỊ và có thái độ, tiếng nói chánh trị đối với chính quền TÀ TRỊ song song với những công việc từ thiện hay tôn giáo hay văn hoá, văn nghệ mà chúng ta đang làm.
Vì thế, đi biểu tình, lên án những hành vi vi phạm nhân quyền, phản đối hành động bán nước của CSVN, lên tiếng chính thức bênh vực cho những quyền lợi căn bản của giáo dân, của người nghèo, cô thế để cho con người và đất nước VN được tốt đẹp và công bằng hơn là LÀM TỪ THIỆN ĐÚNG NGHĨA, LÀ HÀNH ĐẠO ĐÚNG NGHĨA VÀ LÀM VĂN HOÁ, VĂN NGHỆ ĐÚNG NGHĨA. Những công việc tốt đẹp và cao cã của chúng ta phải có những điều kiện và giới hạn được đặt ra đối với TÀ QUYỀN CSVN. Nếu cần chúng ta thà không làm còn hơn là mang tội đồng loã hay trợ giúp làm lợi cho bóng tối, tội ác và đi ngược lại với lương tâm.
Cộng sản VN cho rằng ai chỉ trích hay để ý đến việc của “Nhà Nước” là làm chánh trị, nhưng đi theo, ủng hộ và tùng phục Đảng CS thì lại không là chánh trị. Đảng CSVN chỉ mong mọi người tiếp tục nghĩ rằng hễ đã làm đạo, từ thiện, văn hoá, văn nghệ thì không thể có thái độ, lập trường và lên tiếng về chánh trị và quốc sự. Hoà thượng Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, các nhà văn đang bị bắt bớ, giam cầm trong nước đã và đang là những tấm gương cho thấy thế nào là làm chánh trị trong khi vẫn làm trọn vẹn vai trò tôn giáo, văn sĩ của mình. Xin đừng để TÀ QUYỀN và TÀ TRỊ CS tiếp tục lừa gạt và diễn giải sai lạc vai trò và quyền hạn CHÁNH TRỊ của chúng ta một lần nữa.
Xin Giáo sư linh thiêng soi sáng và phù hộ cho người Việt hãi ngoại và trong nước tinh thần và trí tuệ minh mẫn để nhìn ra thủ đoạn “Phi Chánh Trị” này của CSVN đễ sớm đoàn kết và quang phục quê hương.
Nguyễn Thế Phong
Melbourne, 31-7-2010