Người viết: 楊莉藜(胡锦涛,想不爱国都难)
Dương Lợi Lê
Người Dịch: Duc Tran
Nhà báo Việt Nam sang Mỹ
Dù cho khẩu hiệu đề cao lòng yêu nước của đảng cộng sản Trung Quốc từ lâu đã bị người đời bác bỏ không thương tiếc, Hồ Cẩm Đào gần đây không thấy ngượng ngùng mà còn vận động phong trào tám vinh tám nhục (Bát Vinh Bát Sỉ) lấy cái nhiệt tình yêu nước làm thành điều quan trọng đầu tiên. Hồ Cẩm Đào kêu gọi yêu nước nghe qua có chút gì khôi hài, nhưng mà suy nghĩ cẩn thận cũng không phải là không hợp đạo lý. Nội hàm của lòng yêu nước đương nhiên bao gồm cả lòng nhiệt tình yêu mến người dân, mà người Trung Quốc trong thực tế với bộ mặt thật ngô ngố thế kia, Hồ Cẩm Đào thật khó tìm ra một lý do nào để không yêu cho được.
Chưa đầy một năm về trước, người anh em kết nghĩa của đảng cộng sản Trung Quốc là thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải làm chuyến viếng thăm nước Mỹ. Đây là vị thủ tướng đầu tiên thăm Mỹ quốc sau 30 năm chiến tranh Mỹ Việt kết thúc. Giống như cuộc viếng thăm sắp tới của Hồ Cẩm Đào điều chú trọng là việc mang theo những đội ngũ mua bán để gây thanh thế cốt dùng lợi ích kinh tế để bôi trơn những va chạm về quan niệm chính trị của hai nước, cũng như có dịp phô trương những xa hoa bề mặt để che đậy sự khiếp nhược bên trong đối với một cường quốc về kinh tế lẫn đạo lý.
Tổng thống Bush tại phòng bầu dục ở Bạch Cung gặp mặt Phan Văn Khải, trong cảnh nhấp nháy của ánh huỳnh quang, chủ khách hội đàm qua lại, nhưng cách Bạch Cung không xa tại quảng trường Lafayette, là một quang cảnh cờ sắc bay lượn, đầu người nhấp nhô, hàng trăm vị Việt Nam kiều dân và Việt kiều nhân sĩ đến tại quảng trường này để cổ vũ cho sự nghiệp tự do cho Việt Nam.
Họ nghiêm chỉnh đòi hỏi chính quyền đảng cộng sản Việt Nam đình chỉ ngay việc bức hại các tác giả bất đồng chính kiến, các vị lãnh đạo tôn giáo, các nhà tư duy độc lập và các nhân sĩ chống tham ô nhằm đem lại tự do và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
Cuộc biểu tình kháng nghị thị uy với chính quyền chuyên chế Việt Nam không dừng lại ở giới hạn quảng trường Lafayette mà Phan Văn Khải đi đến chỗ nào đều nghe tiếng kiều dân Việt Nam phẫn nộ hò hét. Tinh thần quần chúng lên cao đến nổi trong diễn dịch xảy ra chuyện tranh chấp ngoại giao của hai phía truyền thông.
Trong thời gian Phan Văn Khải đến thủ phủ Hoa thịnh Đốn, uỷ hội mậu dịch Mỹ Việt cùng các cơ cấu thành viên tại Mayflower Hotel cử hành một cuộc chiêu đãi thịnh soạn. Trong số quần chúng biểu tình từ trước, có một vị cựu chiến binh Việt Nam là Jerry Kiley, một người nhiệt tình ủng hộ cho công cuộc tự do cho Việt Nam. Ông ta đã qua mặt được cảnh sát, ung dung tiến vào phòng yến tiệc, ngồi tại một nơi cách không xa Phan Văn Khải, đợi đến lúc Phan Văn Khải đứng lên đọc diễn từ, Kiley cố nén nội tâm phẫn nộ, cầm ly rượu đỏ lên khỏi bàn, hắt vào phía chỗ của Phan Văn Khải. Màu đỏ tươi ướt đậm kia, Kiley nói giống như máu của những người vô tội bị chính quyền tàn bạo Việt Cộng thảm sát.
Tại khách sạn nổi tiếng Willard Hotel chỗ trú chân cho phái đoàn thăm viếng, phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ Nguyễn Quốc Huy, lại gặp phải một chuyện khó chịu hơn. Một vị biểu tình viên đến từ bang Georgia, bất tình lình chạy tới trước mặt của Nguyễn Quốc Huy, đấm một phát vào mặt họ Nguyễn. Lê Phước Tuấn là một người tị nạn đến từ Việt Nam, theo lời kể lúc nhìn thấy một quan viên Việt cộng vênh vang trước mắt làm anh ta nhớ lại sự chua xót của tuổi thiếu niên khi bị quân đội Bắc Việt dùng lưỡi lê bắt nhảy múa. (bạn Tuấn là con lai, chắc lúc bộ đội vào Nam làm nhục cho bõ ghét)
Kiley và Lê Phước Tuấn bị bắt ngay tại hiện trường, phải đối mặt với việc tố tụng phiền phức. Vì giúp đỡ hai người, kiều dân Việt Nam tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và phụ cận rất nhanh chóng quyên góp ngay ngân quỹ, đồng thời tổ chức kháng nghị, phản đối sở di trú Hoa Kỳ về việc đòi trục xuất Lê Phước Tuấn. Kiley và Lê Phước Tuấn, không lâu sau được tiền bảo chứng tại ngoại. Tội danh công kích sứ tiết ngoại quốc của Kiley không thành lập, tuy đối diện với lời chỉ khống tiến nhập phi pháp vào khu vực ngoại giao, còn vụ án của Lê Phước Tuấn đến nay vẫn chưa kết thúc.
Theo như dự kiến, Hồ Cẩm Đào lần này đến Mỹ chắc là không thể có những hoạt động biểu tình kịch liệt. Ở đây không phải nói chuyện so sánh về văn minh lễ mạo, tôn trọng pháp luật của người Hoa hay người Việt Nam tại Mỹ. Về tỉ lệ số lượng ở Mỹ mà tính, những thứ thô lỗ hồ đồ, coi thường pháp luật của người Hoa thì vượt xa kiều dân gốc Việt. Nếu như nói về kết bè với những thế lực đen tối, lén lén lút lút, làm gián điệp, người Hoa không thua sút một tộc kiều nào tại Mỹ. Như vậy, thì tại làm sao rất nhiều người Hoa đang ở tại thế giới tự do mình đầy gai góc nhìn thấy một nhà độc tài bên kia đại dương tới nơi thì hai đầu gối muốn mềm, giọng nói phát run, ngóng cổ ra chờ, giống như nắng hạn chờ mưa? Nguyên nhân cơ sở có thể đếm tới mấy chục, tuy nhiên nguyên nhân căn bản nhất là do tính nô lệ thâm căn cố đế, chủ nghĩa thực dụng – sùng bái vật chất và khinh rẻ niềm tin của người Trung Quốc.
Coi lại lịch sử Trung Quốc mấy ngàn năm qua, những chùn bước trước người Hung Nô, Nữ Chân, Mông Cổ, Mãn Thanh để rồi như những đám đen mang màu giết chóc. Nội bộ Trung Quốc binh họa phỉ hoạn càng làm máu đổ bốn bề năm này qua năm khác. Chúng ta đã tận hết sức để giải thích rằng là tại vì bọn kia tham lam tài nguyên phong phú của Trung Quốc, nhưng mà thay đổi cách nhìn ở một góc cạnh khác, khống chế được ai để dễ bề bắt làm trâu ngựa cũng là dục vọng trên đời. Người Trung Quốc hiện tại nên nhớ rằng, phải chăng trên thân thể chúng ta có dấu vết của thái độ xu nịnh và tính nô lệ với bạo quyền.
Sử gia thường than thở rằng triều Mãn Thanh cai trị Trung Quốc tạo nên những đổi thay làm nghiêng trời đổ đất. Trong khoảng thời gian hai trăm năm, từ cảnh “thà chết không để đuôi sam” chuyển thành “thà chết không cắt đuôi sam”. Thực sự, đảng cộng sản cai trị Trung Quốc cũng là một dạng biến hóa của kiểu nhận giặc làm cha như thế – Dựa vào bạo lực để tẩy não, không đầy hai mươi năm, những lời nói công bằng đạo nghĩa hầu như trở nên run rẩy như chuột nhắt nghe tiếng xào xạc của mèo cào, những người thống trị dù cho làm xằng bậy cũng không có một ai dám ho he lên tiếng.
Các loại ý thức nịnh bợ và nô tính này cũng vượt đại dương đem tới nước Mỹ. Một bên là đang hưởng thụ, thậm chí lạm dụng văn minh của thế giới tự do, một bên thì vẫn nhớ ghi lòng những điều tác ác đa đoan của chủ cũ. Cái loại chọn lựa kiểu nghiện độc như thế thật khó lòng hiểu nổi. Hơn hai mươi năm về trước, đa phần người Hoa tại Mỹ treo cờ “Thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng” trong tiết Song Thập, (ngày 10 tháng 10 quốc khánh của Trung Hoa Dân Quốc, nay đóng tại Đài Loan). Cách đây không lâu, ngày mồng 1 tháng 10 (Quốc khánh của Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc) mà màu cờ đỏ vốn là ám ảnh “máu tươi nhuộm thành” đã trở thành màu cờ chủ lưu của những hoạt động của người Hoa. Theo quan sát, những người cầm cờ đỏ vui mừng nhảy múa lúc đầu chỉ là những vợ con của những quan chức đến từ đại lục. Nay trong số (vui mừng nhảy múa đó) đó cũng không thiếu những người bị chế độ cộng sản chà đạp – trốn qua Hong Kong và Đài Loan và ngay cả những người đến từ đại lục đã từng qua các cuộc đào thoát truân chuyên từ thập niên tám mươi. Phân tích cho thấy rằng, không ít những người này lại dùng những phương thức thương mại để quay về đại lục, hoặc dùng phương thức đầu tư độc lập để trở thành nguồn hợp tác bên ngoài với những quan chức Trung Cộng. Về mặt lợi ích kinh tế họ bị ràng buộc với bạo quyền Trung Cộng để cùng chảy chung một dòng ô nhiễm.
Không có niềm tin, bất phân phải trái, chỉ cần có thể chia được một bát canh, ngay cả luộc cả cha ông mình cũng không hề gì. Tính thực dụng cộng với thế lực, về mặt bản chất tự nhiên đã trở thành một thứ đạo lý của một hạng người tội nghiệp hễ ai có sữa thì gọi là mẹ.
Do đó, từ thời đồ tể Lý Bằng trong biến cố Lục Tứ (ngày 4 tháng 6, 1989 tàn sát sinh viên tại Thiên An Môn) cho đến tay chơi Giang Trạch Dân, dầu mỡ của dân Hồ Cẩm Đào bất kể tại đại lục phạm tội gì, nhưng đến nước Mỹ tự nhiên mang theo một rừng cờ đỏ. Đại Sứ quán tán thưởng mấy mươi mỹ phẩm mà bất phân nam nữ, bất luận già trẻ mỗi gương mặt diễn viên đùn lên như thiếu nữ tươi cười, như trẻ thơ hoan hô nhảy nhót, vui vẻ muôn phần tạo thành một cảnh quang thật kỳ dị hiếm hoi tại thế giới tự do.
Phá nhà cướp cửa nhưng vẫn được ca tụng công đức, đánh cha đánh mẹ nhưng vẫn được cảm tạ tri ân, buộc người ta phải rời bỏ quê hương mà bây giờ phải ra bài nghênh tiếp. Có loại nhân dân như vậy bày ra làm Hồ Cẩm Đào muốn không yêu nước cũng khó. Bị độc tài bạo quân yêu rồi lúc muốn rứt ra càng khó hơn. Đó chính là nguyên nhân thực tế của người Trung Quốc cứ ngàn năm mãi trong cơn ác mộng.
Chưa đầy một năm về trước, người anh em kết nghĩa của đảng cộng sản Trung Quốc là thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải làm chuyến viếng thăm nước Mỹ. Đây là vị thủ tướng đầu tiên thăm Mỹ quốc sau 30 năm chiến tranh Mỹ Việt kết thúc. Giống như cuộc viếng thăm sắp tới của Hồ Cẩm Đào điều chú trọng là việc mang theo những đội ngũ mua bán để gây thanh thế cốt dùng lợi ích kinh tế để bôi trơn những va chạm về quan niệm chính trị của hai nước, cũng như có dịp phô trương những xa hoa bề mặt để che đậy sự khiếp nhược bên trong đối với một cường quốc về kinh tế lẫn đạo lý.
Tổng thống Bush tại phòng bầu dục ở Bạch Cung gặp mặt Phan Văn Khải, trong cảnh nhấp nháy của ánh huỳnh quang, chủ khách hội đàm qua lại, nhưng cách Bạch Cung không xa tại quảng trường Lafayette, là một quang cảnh cờ sắc bay lượn, đầu người nhấp nhô, hàng trăm vị Việt Nam kiều dân và Việt kiều nhân sĩ đến tại quảng trường này để cổ vũ cho sự nghiệp tự do cho Việt Nam.
Họ nghiêm chỉnh đòi hỏi chính quyền đảng cộng sản Việt Nam đình chỉ ngay việc bức hại các tác giả bất đồng chính kiến, các vị lãnh đạo tôn giáo, các nhà tư duy độc lập và các nhân sĩ chống tham ô nhằm đem lại tự do và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
Cuộc biểu tình kháng nghị thị uy với chính quyền chuyên chế Việt Nam không dừng lại ở giới hạn quảng trường Lafayette mà Phan Văn Khải đi đến chỗ nào đều nghe tiếng kiều dân Việt Nam phẫn nộ hò hét. Tinh thần quần chúng lên cao đến nổi trong diễn dịch xảy ra chuyện tranh chấp ngoại giao của hai phía truyền thông.
Trong thời gian Phan Văn Khải đến thủ phủ Hoa thịnh Đốn, uỷ hội mậu dịch Mỹ Việt cùng các cơ cấu thành viên tại Mayflower Hotel cử hành một cuộc chiêu đãi thịnh soạn. Trong số quần chúng biểu tình từ trước, có một vị cựu chiến binh Việt Nam là Jerry Kiley, một người nhiệt tình ủng hộ cho công cuộc tự do cho Việt Nam. Ông ta đã qua mặt được cảnh sát, ung dung tiến vào phòng yến tiệc, ngồi tại một nơi cách không xa Phan Văn Khải, đợi đến lúc Phan Văn Khải đứng lên đọc diễn từ, Kiley cố nén nội tâm phẫn nộ, cầm ly rượu đỏ lên khỏi bàn, hắt vào phía chỗ của Phan Văn Khải. Màu đỏ tươi ướt đậm kia, Kiley nói giống như máu của những người vô tội bị chính quyền tàn bạo Việt Cộng thảm sát.
Tại khách sạn nổi tiếng Willard Hotel chỗ trú chân cho phái đoàn thăm viếng, phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ Nguyễn Quốc Huy, lại gặp phải một chuyện khó chịu hơn. Một vị biểu tình viên đến từ bang Georgia, bất tình lình chạy tới trước mặt của Nguyễn Quốc Huy, đấm một phát vào mặt họ Nguyễn. Lê Phước Tuấn là một người tị nạn đến từ Việt Nam, theo lời kể lúc nhìn thấy một quan viên Việt cộng vênh vang trước mắt làm anh ta nhớ lại sự chua xót của tuổi thiếu niên khi bị quân đội Bắc Việt dùng lưỡi lê bắt nhảy múa. (bạn Tuấn là con lai, chắc lúc bộ đội vào Nam làm nhục cho bõ ghét)
Kiley và Lê Phước Tuấn bị bắt ngay tại hiện trường, phải đối mặt với việc tố tụng phiền phức. Vì giúp đỡ hai người, kiều dân Việt Nam tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và phụ cận rất nhanh chóng quyên góp ngay ngân quỹ, đồng thời tổ chức kháng nghị, phản đối sở di trú Hoa Kỳ về việc đòi trục xuất Lê Phước Tuấn. Kiley và Lê Phước Tuấn, không lâu sau được tiền bảo chứng tại ngoại. Tội danh công kích sứ tiết ngoại quốc của Kiley không thành lập, tuy đối diện với lời chỉ khống tiến nhập phi pháp vào khu vực ngoại giao, còn vụ án của Lê Phước Tuấn đến nay vẫn chưa kết thúc.
Theo như dự kiến, Hồ Cẩm Đào lần này đến Mỹ chắc là không thể có những hoạt động biểu tình kịch liệt. Ở đây không phải nói chuyện so sánh về văn minh lễ mạo, tôn trọng pháp luật của người Hoa hay người Việt Nam tại Mỹ. Về tỉ lệ số lượng ở Mỹ mà tính, những thứ thô lỗ hồ đồ, coi thường pháp luật của người Hoa thì vượt xa kiều dân gốc Việt. Nếu như nói về kết bè với những thế lực đen tối, lén lén lút lút, làm gián điệp, người Hoa không thua sút một tộc kiều nào tại Mỹ. Như vậy, thì tại làm sao rất nhiều người Hoa đang ở tại thế giới tự do mình đầy gai góc nhìn thấy một nhà độc tài bên kia đại dương tới nơi thì hai đầu gối muốn mềm, giọng nói phát run, ngóng cổ ra chờ, giống như nắng hạn chờ mưa? Nguyên nhân cơ sở có thể đếm tới mấy chục, tuy nhiên nguyên nhân căn bản nhất là do tính nô lệ thâm căn cố đế, chủ nghĩa thực dụng – sùng bái vật chất và khinh rẻ niềm tin của người Trung Quốc.
Coi lại lịch sử Trung Quốc mấy ngàn năm qua, những chùn bước trước người Hung Nô, Nữ Chân, Mông Cổ, Mãn Thanh để rồi như những đám đen mang màu giết chóc. Nội bộ Trung Quốc binh họa phỉ hoạn càng làm máu đổ bốn bề năm này qua năm khác. Chúng ta đã tận hết sức để giải thích rằng là tại vì bọn kia tham lam tài nguyên phong phú của Trung Quốc, nhưng mà thay đổi cách nhìn ở một góc cạnh khác, khống chế được ai để dễ bề bắt làm trâu ngựa cũng là dục vọng trên đời. Người Trung Quốc hiện tại nên nhớ rằng, phải chăng trên thân thể chúng ta có dấu vết của thái độ xu nịnh và tính nô lệ với bạo quyền.
Sử gia thường than thở rằng triều Mãn Thanh cai trị Trung Quốc tạo nên những đổi thay làm nghiêng trời đổ đất. Trong khoảng thời gian hai trăm năm, từ cảnh “thà chết không để đuôi sam” chuyển thành “thà chết không cắt đuôi sam”. Thực sự, đảng cộng sản cai trị Trung Quốc cũng là một dạng biến hóa của kiểu nhận giặc làm cha như thế – Dựa vào bạo lực để tẩy não, không đầy hai mươi năm, những lời nói công bằng đạo nghĩa hầu như trở nên run rẩy như chuột nhắt nghe tiếng xào xạc của mèo cào, những người thống trị dù cho làm xằng bậy cũng không có một ai dám ho he lên tiếng.
Các loại ý thức nịnh bợ và nô tính này cũng vượt đại dương đem tới nước Mỹ. Một bên là đang hưởng thụ, thậm chí lạm dụng văn minh của thế giới tự do, một bên thì vẫn nhớ ghi lòng những điều tác ác đa đoan của chủ cũ. Cái loại chọn lựa kiểu nghiện độc như thế thật khó lòng hiểu nổi. Hơn hai mươi năm về trước, đa phần người Hoa tại Mỹ treo cờ “Thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng” trong tiết Song Thập, (ngày 10 tháng 10 quốc khánh của Trung Hoa Dân Quốc, nay đóng tại Đài Loan). Cách đây không lâu, ngày mồng 1 tháng 10 (Quốc khánh của Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc) mà màu cờ đỏ vốn là ám ảnh “máu tươi nhuộm thành” đã trở thành màu cờ chủ lưu của những hoạt động của người Hoa. Theo quan sát, những người cầm cờ đỏ vui mừng nhảy múa lúc đầu chỉ là những vợ con của những quan chức đến từ đại lục. Nay trong số (vui mừng nhảy múa đó) đó cũng không thiếu những người bị chế độ cộng sản chà đạp – trốn qua Hong Kong và Đài Loan và ngay cả những người đến từ đại lục đã từng qua các cuộc đào thoát truân chuyên từ thập niên tám mươi. Phân tích cho thấy rằng, không ít những người này lại dùng những phương thức thương mại để quay về đại lục, hoặc dùng phương thức đầu tư độc lập để trở thành nguồn hợp tác bên ngoài với những quan chức Trung Cộng. Về mặt lợi ích kinh tế họ bị ràng buộc với bạo quyền Trung Cộng để cùng chảy chung một dòng ô nhiễm.
Không có niềm tin, bất phân phải trái, chỉ cần có thể chia được một bát canh, ngay cả luộc cả cha ông mình cũng không hề gì. Tính thực dụng cộng với thế lực, về mặt bản chất tự nhiên đã trở thành một thứ đạo lý của một hạng người tội nghiệp hễ ai có sữa thì gọi là mẹ.
Do đó, từ thời đồ tể Lý Bằng trong biến cố Lục Tứ (ngày 4 tháng 6, 1989 tàn sát sinh viên tại Thiên An Môn) cho đến tay chơi Giang Trạch Dân, dầu mỡ của dân Hồ Cẩm Đào bất kể tại đại lục phạm tội gì, nhưng đến nước Mỹ tự nhiên mang theo một rừng cờ đỏ. Đại Sứ quán tán thưởng mấy mươi mỹ phẩm mà bất phân nam nữ, bất luận già trẻ mỗi gương mặt diễn viên đùn lên như thiếu nữ tươi cười, như trẻ thơ hoan hô nhảy nhót, vui vẻ muôn phần tạo thành một cảnh quang thật kỳ dị hiếm hoi tại thế giới tự do.
Phá nhà cướp cửa nhưng vẫn được ca tụng công đức, đánh cha đánh mẹ nhưng vẫn được cảm tạ tri ân, buộc người ta phải rời bỏ quê hương mà bây giờ phải ra bài nghênh tiếp. Có loại nhân dân như vậy bày ra làm Hồ Cẩm Đào muốn không yêu nước cũng khó. Bị độc tài bạo quân yêu rồi lúc muốn rứt ra càng khó hơn. Đó chính là nguyên nhân thực tế của người Trung Quốc cứ ngàn năm mãi trong cơn ác mộng.
Bắt tréo tay thế thì rất khó đạt được ý định