Võ Tắc Thiên là một nữ Hoàng Đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà nổi tiếng không chỉ bởi tài năng, sự độc ác mà còn nổi tiếng về tình sử có một không hai. Khám phá mới về lăng mộ của Võ Tắc Thiên, là lăng mộ của nữ Hoàng Đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, thuộc khu Càn Lăng nổi tiếng cách Tây An 80km về phía tây bắc. Mới đây, các nhà khảo cổ tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc đã có nhiều phát hiện mới về lăng mộ này và bí ẩn di địa hạ cung dần dần được khai phá.
Đường vào khu Càn Lăng
Khuôn viên Càn Lăng
Khuôn viên Càn Lăng
Mộ đạo vào địa cung gồm hai phần hào đệm và đường hầm đá. Hào đệm sâu tới 17m, toàn bộ lát nền bằng đá phiến dài 1,25m, rộng từ 0,4 đến 0,6m. Mộ đạo nằm theo độ dốc, dài 63,1m, nam rộng bắc hẹp, với độ rộng bình quân là 3,9m. Đá phiến được xây móc xếp từng tầng thuận theo chiều dốc từ nam tới bắc cộng là 39 tầng. Mặt bằng dùng khoảng 8.000 phiến đá. Giữa các phiến đá được liên kết với nhau bằng chốt (cá) rãnh cánh én bằng thép gió. Giữa phiến trên và phiến dưới đục lỗ thông và dùng cây thép xuyên quan níu chặt với nhau, rồi nung chảy thiếc sắt rót vào cho đông cứng, khiến các phiến đá kết thành một khối. Các nhà khảo cổ khảo sát quanh Càn Lăng tịnh không phát hiện dấu hiệu bọn trộm mộ từng phát hiện ra cửa đường hầm vào địa cung. Điều này chứng tỏ Càn Lăng là lăng mộ duy nhất của các hoàng đế nhà Đường chưa bị đào trộm thành công.
Thạch Tượng bao vây Càn Lăng lộ
Hạ cung Càn Lăng được biến hóa từ Tẩm Cung trước đây mà thành, chủ yếu bao gồm Phụng mộ chủ Linh quỷ, người đời sau hay cúng bái ở nơi đây. Còn về Đường Thái Tông Lý Thế Dân khi qua đời và an táng ở Tẩm Cung, sau này do hỏa hoạn đã dời tới chân núi, hậu thế thường gọi là Hạ Cung.
Tượng đá không đầu - bí ẩn chưa lời giải đáp
Sư Thạch tượng
Tượng Mã Thạch
Theo các nguồn tin được biết thì nơi đây được cọi là một bộ phận quan trọng của “Hạng mục bảo hộ đại di sản Đường Lăng Thiểm Tây”, Năm 2000, các nhà khảo cổ đã được cấp phép nghiên cứu chi tiết và đã phát hiện một điều rất lý thú là kết cấu địa môn phía đông, tây và bắc của Càn Lăng có những đặc điểm rất giống nhau.
Tấm bia vô danh để hậu thế phán xét "công" và "tội" Đường Cao Tông Càn Lăng
Tấm bia đá giới thiệu khu Càn Lăng
Ngoài ra, khảo cổ gia còn nghiên cứu chi tiết khu bắc môn thì phát hiện ra Thạch Mã, Thạch Hổ, Thạch Sư, Thạch Khắc, trong đó phát hiện ra Thạch Hổ là tư liệu quan trọng giúp con người hiểu hơn về ngoại thạch Bắc môn Lăng hoàng đế đời Đường. Và đặc biệt là tượng không đầu vẫn là bí ẩn đối với hậu thế.