Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11, lần đầu tiên lượng dự trữ ngoại tệ và vàng trong dân đã được đưa công khai. Bản tin VTV tối 6-11 cho biết Chính phủ nhận định lượng ngoại tệ trong dân vào khoảng 36 tỷ USD, lượng vàng trong dân vào khoảng 1000 tấn, tức cũng vào khoảng 45 tỷ USD theo thời giá hiện nay. Con số này là hoàn toàn bất ngờ bởi chỉ 1 ngày trước, VietNamNet đưa con số 5 tỷ USD và 800 tấn vàng "trong két" đứng ngoài lưu thông chính thức và không được thống kê. Câu hỏi không thể không đặt ra là vì sao lượng tiền chết trong dân lại lớn đến như vậy và phải làm cách nào để thuyết phục được người dân đưa ngoại tệ cũng như vàng vào lưu thông.
Biến mất
Người sử dụng thuật ngữ "biến mất" là TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. "Cân đối trên các con số đầu vào, đầu ra ngoại tệ của cả nền kinh tế lại cho thấy một "sai số" giật mình. Có khoảng hơn 5 tỷ USD đã biến mất. Số tiền này không nằm trong lưu thông, không thể hiện ở bất cứ một tài khoản tiền gửi hay đầu tư nào..."- ông nói. Ngoài ngoại tệ, vàng cũng là một trong những kênh cất giữ quan trọng của người dân. Việc ngoại tệ không được đưa vào lưu thông, đã làm cho tiền vnd liên tục mất giá và việc thu gom, cũng như tích trữ càng làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm và tỷ giá tăng vọt trên thị trường. Nhưng 5 tỷ USD và 800 tấn vàng hóa ra chưa phải là con số cuối cùng. Việc Chính phủ đưa ra con số chính thức, lớn hơn dự đoán rất nhiều lần: 1000 tấn vàng và 36 tỷ USD một mặt cho thấy số tiền biến mất, tiền chết là rất lớn, mặt khác đang chứng tỏ các chính sách chưa đủ hấp dẫn, chưa đủ tạo lòng tin để người dân mang tiền gửi vào hệ thống.
Giải thích lý do, các cơ quan quản lý hay nói đến thói quen tích trữ của người dân Việt như một "sự trú ẩn an toàn", và thói quen này càng trở nên có cơ sở hơn khi mà chỉ trong 10 tháng của nămm 2010, tiền vnd đã 2 lần bị mất giá, khi mà CPI và lạm phát luôn mấp mé ở mức giữa một và hai con số, và, đáng ngạc nhiên, khi mà lương- được trả bằng vnd- năm nào cũng có vài đợt tăng.
Dân mất niềm tin vào tiền đồng!
Lý giải nguyên nhân ngoại tệ và vàng bị cất giâu, bị biến mất khỏi lưu thông, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng: Đứng ở góc độ lý thuyết kinh tế thì trong bối cảnh diễn biến như vừa qua thì ai cũng sẽ quyết định chuyển tiền đồng sang vàng, USD. Trong vòng 1 năm giá vàng đã tăng 70-80%, riêng tháng qua đã tăng mười mấy %, trong khi lãi suất tiết kiệm lại giảm tới gần 1%. "Tôi cho rằng dường như đây là hệ quả trực tiếp của cuộc chiến tiền tệ, có bàn tay của quốc tế nhằm tạo lập thế lực mới bằng cách đẩy giá vàng lên cao để chi phối thị trường. Tuy nhiên, hy vọng tình hình sẽ được cải thiện và lắng dịu sau cuộc họp của Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới đây"- Ông Phong nói. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: thì cho rằng "Việc người dân rút tiền tiết kiệm khỏi hệ thống ngân hàng lên tới 45.000 tỷ đồng trong vòng nửa tháng gần đây, cộng với ước tính lượng vàng được giữ trong dân lên tới 1000 lượng đã chứng tỏ niềm tin vào VNĐ không cao. Là bởi dù Chính phủ và NHNN đã có nỗ lực rất lớn trong việc điều chỉnh tỷ giá, lãi suất nhưng hầu như không đem lại kết quả như mong muốn.
Cuối cùng đành bất lực bằng quyết định không can thiệp nữa vào vấn đề lãi suất. Theo bà Lan: Mỗi khi niềm tin giảm sút, thì người dân sẽ tăng dự trữ. Và không may là thời gian qua hai lĩnh vực có thể thu hút dòng tiền lại cũng rơi vào khó khăn, thậm chí có thời điểm “tắc nghẽn”, đó là thị trường chứng khoán, bất động sản khiến cho việc đầu tư không thuận lợi.
Làm thế nào?
Giải pháp dễ nhìn thấy, và là giải pháp hàng đầu là tăng lãi suất để đảm bảo cho một phần của giá trị đồng tiền. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định, bởi để “lôi kéo” được nguồn tiền (vàng, USD) trong dân còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như vấn đề cân đối cung - cầu, tốc độ tăng giá của thị trường hàng hóa, đảm bảo niềm tin trong dân cư vầ giá trị của đồng tiền…- TS Nguyễn Minh Phong nói. Còn bà Phạm Chi Lan cho rằng: Thời điểm này muốn khuyến khích người dân đưa tiền vào lưu thông là không dễ. Bởi lẽ đòi hỏi sự tái cấu trúc nền kinh tế rất mạnh mẽ, dứt khoát. Nhà nước cần có những tuyên bố, công bố chẳng hạn như cam kết cắt giảm những hỗ trợ, ưu đãi đối với khu vực này, khu vực khác, đối với những ngành hoạt động có hiệu quả phải được hỗ trợ, tạo điều kiện nhiều hơn…Những lời kêu gọi chung chung sẽ không mang lại hiệu quả. Phải tạo được niềm tin cho những người đang giữ vốn bằng những dự báo, định hướng, quan điểm đầu tư đúng đắn của Chính phủ…Chẳng hạn theo tôi là cần phải có chính sách để hạn chế nguồn tiền đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ như chứng khoán, bất động sản bởi dù có đóng góp vào chỉ tiêu tăng trưởng thì cũng không mang tính chất bền vững. Mà tăng cường đầu tư vào các ngành sản xuất, đặc biệt là với lĩnh vực nông nghiệp.
Chủ tịch Hội Mỹ nghệ Kim Hoàn Hà Nội, ông Vũ Mạnh Hải thì cho rằng: Thời điểm này Nhà nước nếu muốn người dân bán vàng và để đưa tiền vào lưu thông thì chỉ có áp dụng cơ chế nhận vàng của người dân, tính theo lãi suất vàng, chứ không phải lãi suất tiền, sau đó Nhà nước có thể chủ động sử dụng số vàng đó để kinh doanh. Đề xuất này dựa trên tính toán của Hiệp hội là có tới 85% người dân tích trữ vàng, chứ không phải USD và họ chỉ bán ra khi cung cầu vàng thế giới ổn định.
Biến mất
Người sử dụng thuật ngữ "biến mất" là TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. "Cân đối trên các con số đầu vào, đầu ra ngoại tệ của cả nền kinh tế lại cho thấy một "sai số" giật mình. Có khoảng hơn 5 tỷ USD đã biến mất. Số tiền này không nằm trong lưu thông, không thể hiện ở bất cứ một tài khoản tiền gửi hay đầu tư nào..."- ông nói. Ngoài ngoại tệ, vàng cũng là một trong những kênh cất giữ quan trọng của người dân. Việc ngoại tệ không được đưa vào lưu thông, đã làm cho tiền vnd liên tục mất giá và việc thu gom, cũng như tích trữ càng làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm và tỷ giá tăng vọt trên thị trường. Nhưng 5 tỷ USD và 800 tấn vàng hóa ra chưa phải là con số cuối cùng. Việc Chính phủ đưa ra con số chính thức, lớn hơn dự đoán rất nhiều lần: 1000 tấn vàng và 36 tỷ USD một mặt cho thấy số tiền biến mất, tiền chết là rất lớn, mặt khác đang chứng tỏ các chính sách chưa đủ hấp dẫn, chưa đủ tạo lòng tin để người dân mang tiền gửi vào hệ thống.
Giải thích lý do, các cơ quan quản lý hay nói đến thói quen tích trữ của người dân Việt như một "sự trú ẩn an toàn", và thói quen này càng trở nên có cơ sở hơn khi mà chỉ trong 10 tháng của nămm 2010, tiền vnd đã 2 lần bị mất giá, khi mà CPI và lạm phát luôn mấp mé ở mức giữa một và hai con số, và, đáng ngạc nhiên, khi mà lương- được trả bằng vnd- năm nào cũng có vài đợt tăng.
Dân mất niềm tin vào tiền đồng!
Lý giải nguyên nhân ngoại tệ và vàng bị cất giâu, bị biến mất khỏi lưu thông, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng: Đứng ở góc độ lý thuyết kinh tế thì trong bối cảnh diễn biến như vừa qua thì ai cũng sẽ quyết định chuyển tiền đồng sang vàng, USD. Trong vòng 1 năm giá vàng đã tăng 70-80%, riêng tháng qua đã tăng mười mấy %, trong khi lãi suất tiết kiệm lại giảm tới gần 1%. "Tôi cho rằng dường như đây là hệ quả trực tiếp của cuộc chiến tiền tệ, có bàn tay của quốc tế nhằm tạo lập thế lực mới bằng cách đẩy giá vàng lên cao để chi phối thị trường. Tuy nhiên, hy vọng tình hình sẽ được cải thiện và lắng dịu sau cuộc họp của Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới đây"- Ông Phong nói. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: thì cho rằng "Việc người dân rút tiền tiết kiệm khỏi hệ thống ngân hàng lên tới 45.000 tỷ đồng trong vòng nửa tháng gần đây, cộng với ước tính lượng vàng được giữ trong dân lên tới 1000 lượng đã chứng tỏ niềm tin vào VNĐ không cao. Là bởi dù Chính phủ và NHNN đã có nỗ lực rất lớn trong việc điều chỉnh tỷ giá, lãi suất nhưng hầu như không đem lại kết quả như mong muốn.
Cuối cùng đành bất lực bằng quyết định không can thiệp nữa vào vấn đề lãi suất. Theo bà Lan: Mỗi khi niềm tin giảm sút, thì người dân sẽ tăng dự trữ. Và không may là thời gian qua hai lĩnh vực có thể thu hút dòng tiền lại cũng rơi vào khó khăn, thậm chí có thời điểm “tắc nghẽn”, đó là thị trường chứng khoán, bất động sản khiến cho việc đầu tư không thuận lợi.
Làm thế nào?
Giải pháp dễ nhìn thấy, và là giải pháp hàng đầu là tăng lãi suất để đảm bảo cho một phần của giá trị đồng tiền. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định, bởi để “lôi kéo” được nguồn tiền (vàng, USD) trong dân còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như vấn đề cân đối cung - cầu, tốc độ tăng giá của thị trường hàng hóa, đảm bảo niềm tin trong dân cư vầ giá trị của đồng tiền…- TS Nguyễn Minh Phong nói. Còn bà Phạm Chi Lan cho rằng: Thời điểm này muốn khuyến khích người dân đưa tiền vào lưu thông là không dễ. Bởi lẽ đòi hỏi sự tái cấu trúc nền kinh tế rất mạnh mẽ, dứt khoát. Nhà nước cần có những tuyên bố, công bố chẳng hạn như cam kết cắt giảm những hỗ trợ, ưu đãi đối với khu vực này, khu vực khác, đối với những ngành hoạt động có hiệu quả phải được hỗ trợ, tạo điều kiện nhiều hơn…Những lời kêu gọi chung chung sẽ không mang lại hiệu quả. Phải tạo được niềm tin cho những người đang giữ vốn bằng những dự báo, định hướng, quan điểm đầu tư đúng đắn của Chính phủ…Chẳng hạn theo tôi là cần phải có chính sách để hạn chế nguồn tiền đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ như chứng khoán, bất động sản bởi dù có đóng góp vào chỉ tiêu tăng trưởng thì cũng không mang tính chất bền vững. Mà tăng cường đầu tư vào các ngành sản xuất, đặc biệt là với lĩnh vực nông nghiệp.
Chủ tịch Hội Mỹ nghệ Kim Hoàn Hà Nội, ông Vũ Mạnh Hải thì cho rằng: Thời điểm này Nhà nước nếu muốn người dân bán vàng và để đưa tiền vào lưu thông thì chỉ có áp dụng cơ chế nhận vàng của người dân, tính theo lãi suất vàng, chứ không phải lãi suất tiền, sau đó Nhà nước có thể chủ động sử dụng số vàng đó để kinh doanh. Đề xuất này dựa trên tính toán của Hiệp hội là có tới 85% người dân tích trữ vàng, chứ không phải USD và họ chỉ bán ra khi cung cầu vàng thế giới ổn định.