Hôm thứ Ba, Hoa Kỳ chính thức mở “Toà đại sứ Hoa Kỳ ảo
Tehran”, một trang mạng nhằm cung cấp dịch vụ và tin tức cho người dân Iran dù
hai bên không có quan hệ ngoại giao. Ngoại trưởng Hillary Clinton gọi đây là một
công cụ để người Mỹ và người Iran thông tin liên lạc mà không phải sợ sệt gì
cả.
Ngoại trưởng Clinton loan báo kế hoạch Internet chưa từng có từ trước tới nay
trong khi trả lời phỏng vấn với ban tiếng Ba Tư, đài VOA.
Trang mạng này bắt đầu hoạt động vào sáng thứ Ba, đưa ra một thông điệp video của ngoại trưởng Mỹ, nói rằng mục đích của nó là giúp lấp khoảng cách giữa hai dân tộc, khi các mối quan hệ ngoại giao bị cắt đứt cách đây hơn 30 năm.
Bà Clinton nói: “Đây là một cái nền để chúng ta có thể liên lạc với nhau một cách cởi mở và không sợ hãi, về nước Mỹ, về chính sách, văn hoá và người dân Hoa Kỳ. Bạn có thể tìm trên trang này những tin tức về cơ hội học hỏi tại Mỹ, hay xin visa đến đây thăm chúng tôi.”
Các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói tòa đại sứ ảo sẽ giúp giảm bớt, ít nhất trong một chừng mực nào, những khó khăn người dân Iran gặp phải trong khi thu xếp du hành sang Hoa Kỳ.
Người Iran vẫn phải đến bộ phận cấp visa nói tiếng Ba Tư của Hoa Kỳ tại Ankara, Abu Dhabi và Dubai để có được những giấy tờ du hành; nhưng hiện nay với trang mạng này, họ có thể làm nhiều khác, ngoài chuyện xin visa đi Mỹ.
Trang mạng này cũng có những thủ tục đơn giản cho người Iran muốn học tại các trường đại học Hoa Kỳ, nhằm gia tăng số sinh viên Iran du học tại Mỹ hiện đã vượt quá 5.000 người.
Tại buổi lễ khai trương tòa đại sứ ảo, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách các Vấn đề Chính trị Wendy Sherman nói đây là một nỗ lực giúp vượt qua “tấm màn điện tử” do chính phủ Tehran thiết lập để ngăn chận các nối kết Internet giữa người Iran và thế giới bên ngoài.
Bà thứ trưởng nói Iran chưa có nỗ lực làm nhiễu trang mạng này trong những giờ đầu hoạt động, nhưng bà nói thêm là có những kế hoạch đối phó trong trường hợp việc này xảy ra.
Bà Sherman nói: “Chúng tôi đã có các nguồn lực để huấn luyện mọi người trên toàn thế giới về những cách thức tránh được nhiễu loạn. Nhiều người đã có những mạng lưới tư, những mạng lưới ảo riêng, giúp họ vượt qua hay tránh được những nỗ lực ngăn họ tiếp cận Internet. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục làm những việc chúng tôi có thể làm được. Chúng tôi nghĩ là chúng tôi có khả năng kỹ thuật để đưa trang mạng trở lại ngay cả khi những trang này bị gây rối.”
Tòa đại sứ ảo cung cấp những tin tức về chính sách của Hoa Kỳ đối với Iran và giải quyết những thách đố, ví dụ như những tin đồn rằng Hoa Kỳ có chính sách lật đổ chính phủ Iran, rằng Hoa Kỳ chống lại sự phát triển hoà bình năng lượng hạt nhân của Iran, và những chế tài hạt nhân của Hoa Kỳ là nhằm trừng phạt nhân dân Iran.
Người Iran được mời đóng góp comment qua những đường nối với Twitter và Facebook trên trang mạng.
Iran đáp ứng một cách châm biếm loan báo của bà Clinton mở tòa đại sứ ảo. Ông Ali Larijani, Chủ tịch Quốc hội Iran nói dự án này trước sau gì cũng thất bại.
Tuy nhiên một viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ tin tưởng là dự án mới sẽ được ưa chuộng, vì trang Facebook bằng tiếng Ba Tư của Bộ Ngoại giao được thành lập trước đây trong năm đã có khoảng một triệu lượt vào xem.
Hoa Kỳ và Iran không có quan hệ ngoại giao kể từ năm 1980, sau khi những phần tử cách mạng Hồi Giáo Iran xông vào tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Tehran bắt giữ làm con tin hơn 50 người Mỹ trong hơn một năm.
Iran đã có “một bộ phận phụ trách quyền lợi” ngoại giao tại Washington, nằm trong tòa đại sứ Pakistan từ nhiều năm qua, lo về vấn đề lãnh sự, hộ chiếu và những vấn đề khác cho các người có quốc tịch Iran tại Mỹ.
Trang mạng của Tòa đại sứ ảo mới của Hoa Kỳ có thể xem bằng tiếng Anh tại địa chỉ iran.usembassy.gov, và bằng tiếng Ba Tư tại persian.iran.usembassy.gov
Trang mạng này bắt đầu hoạt động vào sáng thứ Ba, đưa ra một thông điệp video của ngoại trưởng Mỹ, nói rằng mục đích của nó là giúp lấp khoảng cách giữa hai dân tộc, khi các mối quan hệ ngoại giao bị cắt đứt cách đây hơn 30 năm.
Bà Clinton nói: “Đây là một cái nền để chúng ta có thể liên lạc với nhau một cách cởi mở và không sợ hãi, về nước Mỹ, về chính sách, văn hoá và người dân Hoa Kỳ. Bạn có thể tìm trên trang này những tin tức về cơ hội học hỏi tại Mỹ, hay xin visa đến đây thăm chúng tôi.”
Các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói tòa đại sứ ảo sẽ giúp giảm bớt, ít nhất trong một chừng mực nào, những khó khăn người dân Iran gặp phải trong khi thu xếp du hành sang Hoa Kỳ.
Người Iran vẫn phải đến bộ phận cấp visa nói tiếng Ba Tư của Hoa Kỳ tại Ankara, Abu Dhabi và Dubai để có được những giấy tờ du hành; nhưng hiện nay với trang mạng này, họ có thể làm nhiều khác, ngoài chuyện xin visa đi Mỹ.
Trang mạng này cũng có những thủ tục đơn giản cho người Iran muốn học tại các trường đại học Hoa Kỳ, nhằm gia tăng số sinh viên Iran du học tại Mỹ hiện đã vượt quá 5.000 người.
Tại buổi lễ khai trương tòa đại sứ ảo, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách các Vấn đề Chính trị Wendy Sherman nói đây là một nỗ lực giúp vượt qua “tấm màn điện tử” do chính phủ Tehran thiết lập để ngăn chận các nối kết Internet giữa người Iran và thế giới bên ngoài.
Bà thứ trưởng nói Iran chưa có nỗ lực làm nhiễu trang mạng này trong những giờ đầu hoạt động, nhưng bà nói thêm là có những kế hoạch đối phó trong trường hợp việc này xảy ra.
Bà Sherman nói: “Chúng tôi đã có các nguồn lực để huấn luyện mọi người trên toàn thế giới về những cách thức tránh được nhiễu loạn. Nhiều người đã có những mạng lưới tư, những mạng lưới ảo riêng, giúp họ vượt qua hay tránh được những nỗ lực ngăn họ tiếp cận Internet. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục làm những việc chúng tôi có thể làm được. Chúng tôi nghĩ là chúng tôi có khả năng kỹ thuật để đưa trang mạng trở lại ngay cả khi những trang này bị gây rối.”
Tòa đại sứ ảo cung cấp những tin tức về chính sách của Hoa Kỳ đối với Iran và giải quyết những thách đố, ví dụ như những tin đồn rằng Hoa Kỳ có chính sách lật đổ chính phủ Iran, rằng Hoa Kỳ chống lại sự phát triển hoà bình năng lượng hạt nhân của Iran, và những chế tài hạt nhân của Hoa Kỳ là nhằm trừng phạt nhân dân Iran.
Người Iran được mời đóng góp comment qua những đường nối với Twitter và Facebook trên trang mạng.
Iran đáp ứng một cách châm biếm loan báo của bà Clinton mở tòa đại sứ ảo. Ông Ali Larijani, Chủ tịch Quốc hội Iran nói dự án này trước sau gì cũng thất bại.
Tuy nhiên một viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ tin tưởng là dự án mới sẽ được ưa chuộng, vì trang Facebook bằng tiếng Ba Tư của Bộ Ngoại giao được thành lập trước đây trong năm đã có khoảng một triệu lượt vào xem.
Hoa Kỳ và Iran không có quan hệ ngoại giao kể từ năm 1980, sau khi những phần tử cách mạng Hồi Giáo Iran xông vào tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Tehran bắt giữ làm con tin hơn 50 người Mỹ trong hơn một năm.
Iran đã có “một bộ phận phụ trách quyền lợi” ngoại giao tại Washington, nằm trong tòa đại sứ Pakistan từ nhiều năm qua, lo về vấn đề lãnh sự, hộ chiếu và những vấn đề khác cho các người có quốc tịch Iran tại Mỹ.
Trang mạng của Tòa đại sứ ảo mới của Hoa Kỳ có thể xem bằng tiếng Anh tại địa chỉ iran.usembassy.gov, và bằng tiếng Ba Tư tại persian.iran.usembassy.gov