"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Sonntag, 4. Dezember 2011

Tái cấu trúc 'đừng là trò chơi chính trị'

Ông Jonathan Pincus từng là kinh tế gia cao cấp tại UNDP ở Việt Nam.

Kinh tế gia Jonathan Pincus, làm việc cho Chương trình Việt Nam, Harvard Kennedy School và là Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Tp HCM vừa có bài viết đăng trên Bấm Financial Times, đánh giá về nỗ lực tái cấu trúc kinh tế của Việt Nam. BBC tiếng Việt giới thiệu cùng quí vị. 

Báo chí Việt Nam đưa tin dày đặc về tái cấu trúc kinh tế. Lạm phát giá cả vượt quá 20%, mức lãi suất danh nghĩa cao, tiền đồng bị mất giá và thâm hụt mậu dịch triền miên đã làm suy yếu niềm tin trong chiến lược phát triển của chính phủ, bao gồm cả việc tự do hóa thương mại trong ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, cộng với việc trợ giá và bảo hộ cho cho các công ty nhà nước.

Nhưng Việt Nam thực sự nên làm gì để thay đổi có kết quả?

Việc tìm kiếm một mô hình tăng trưởng mới đã được chính thức phê duyệt. Tháng trước, ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam, một lần nữa kêu gọi các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các mảng kinh doanh cốt lõi của họ và ra lệnh cho Bộ Tài chính công bố kết quả tài chính của tổng công ty và các tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước, được gọi là tập đoàn kinh tế nhà nước.

Tuy nhiên, tái cấu trúc kinh tế lại được hiểu theo cách khác nhau từ những người khác nhau.

Cách diễn giải cấp tiến nhất – và là cách mà giới ngoại giao nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội ủng hộ - được dựa trên việc định nghĩa lại vai trò của nhà nước, chủ yếu thông qua việc bán các công ty nhà nước.

Hầu hết giới lãnh đạo Việt Nam không sẵn lòng đi xa như vậy. Họ ưa kiểm soát hành chính chặt chẽ hơn đối với chính quyền cấp địa phương và các công ty nhà nước, và giảm mức đầu tư công cũng như thâm hụt tài chính.

Người ta đề xuất các biện pháp khác nhau để đạt được một mục tiêu chung: đó là áp đặt kỷ luật đối với doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương.

Việt Nam từ trước tới nay đầu tư hơn 40% GDP, phần lớn từ ưu đãi quỹ đất của nhà nước và tín dụng dành cho các công ty nhà nước cũng như chính quyền cấp địa phương.

"Bán các công ty nhà nước và buộc chính quyền cấp tỉnh dùng doanh thu của địa phương và vay qua trái phiếu để đầu tư công sẽ làm giảm phạm vi cho vay với động cơ chính trị."
Như vậy có nghĩa là người ta sẽ dễ có lãi khi được cấp đất và được đi vay với lãi suất thấp, thậm chí được cấp miễn phí, chứ thực ra kinh doanh để có lãi không phải là mục đích chính.

Khi công chức có ngưỡng nhiệm kỳ là 5 năm hoặc ngắn hơn, và nhiều tiền được chi để thực hiện giao dịch và ký kết hợp đồng, thì lối đầu tư kể như là theo khuôn mẫu giao dịch chỉ có một lần hơn là cam kết có tính lâu dài.

Vì vậy, tái cấu trúc kinh tế là qui định nhằm khóa vòi nước đầu tư công, hoặc ít nhất là nhằm đạt được một mối quan hệ chặt chẽ giữa đầu tư và lợi nhuận kinh tế.

Để cho chắc chắn, Quốc hội Việt Nam vừa công bố giảm tỷ trọng đầu tư theo kế hoạch từ 42 xuống 35% GDP.

Tuy nhiên phía nước ngoài ủng hộ cơ chế dùng sức cạnh tranh thị trường để áp đặt kỷ luật đối với công ty nhà nước và các cơ quan của Việt Nam.

Bán các công ty nhà nước và buộc chính quyền cấp tỉnh dùng doanh thu của địa phương và bán trái phiếu để đầu tư công sẽ làm giảm phạm vi cho vay với động cơ chính trị.

Nhưng cách tiếp cận này giả định rằng có một giới nhà đầu tư thực sự là tư nhân và sẵn sàng và có khả năng mua các tài sản nhà nước cũng như mua trái phiếu chính phủ. 


'Quyền lực gián tiếp'

Thủ tướng Dũng mới chỉ đạo cổ phần hóa một số tập đoàn kinh tế nhà nước.

Martin Gainsborough, khoa học gia chính trị từ trường Đại học Bristol ở Anh đã lập luận rằng ngay cả trên danh nghĩa các nhà đầu tư tư nhân tại Việt Nam đều có liên kết với nhà nước theo một kiểu nào đó, ví dụ như thông qua việc kết nối với các công ty nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước, các hợp đồng nhà nước hoặc các giao dịch đất đai từng được "cổ phần hóa”.
"Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị để làm cơ sở để ngân hàng cho vay tiền"
Tức là người ta còn lâu mới giảm vai trò của nhà nước mà việc tư nhân hóa (cổ phần hóa) đã trao cho nhà nước quyền lực gián tiếp bằng cách mở rộng mạng lưới doanh nghiệp có liên kết với chính phủ.

Sự bùng nổ các tập đoàn "giống tư nhân" đã tích lũy được tài sản khổng lồ thông qua ưu đãi về đất đai của nhà nước, tín dụng và các hợp đồng kinh doanh minh chứng cho quan điểm rằng tư nhân hóa tại một đất nước mà khu vực tư nhân nhỏ và yếu sẽ nhiều khả năng không thể tạo ra các kết quả như mong đợi.

Trong khi đó, chính phủ từ chối bán cổ phần kiểm soát của các công ty nhà nước cho các nhà đầu tư nước ngoài, một chính sách từng được coi là để bảo hộ và rất được ưa dùng.

Người Việt Nam có thể đã mất lòng tin vào các doanh nghiệp nhà nước, nhưng điều đó không có nghĩa là họ tin người nước ngoài.

Tiến bộ trong việc tăng hiệu quả đầu tư sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng của chính phủ áp đặt kỷ luật đối với các ngân hàng - không chỉ các ngân hàng thương mại nhà nước, mà còn cả "ngân hàng cổ phần", mà có nhiều ngân hàng trong số này thuộc sở hữu của các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước.

Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta để dùng việc cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị để ngân hàng làm cơ sở khi cho vay tiền.

Làm thế nào để đạt được sự thay đổi này vẫn là vấn đề cơ bản của việc tái cấu trúc kinh tế tại Việt Nam.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/12/111203_vn_econ_restructuring.shtml

Guest post: how to restructure Vietnam’s economy


By Jonathan Pincus at the Vietnam Program, Harvard Kennedy School.

Vietnamese newspapers are full of talk of economic restructuring. Price inflation in excess of 20 per cent, high nominal interest rates, a weakening currency and a swollen trade deficit have undermined faith in the government’s growth strategy, which consisted of a mix of trade liberalisation in agricultural and labor intensive industries, plus subsidies and protection for state owned companies.

But how should Vietnam actually go about effecting change?

The search for a new growth model already has the official seal of approval. Last month Nguyen Tan Dung, Vietnam prime minister, once again called on state-owned enterprises to focus on their core businesses and ordered the finance ministry to publish the financial results of state-owned corporations and conglomerates, known as state-owned economic groups.

But economic restructuring means different things to different people.
The most radical interpretation — and the one supported by foreign diplomats and international agencies in Hanoi — is based on redefining the role of the state, primarily through selling-off state companies.

Most Vietnamese leaders are not willing to go that far. They prefer imposing tighter administrative controls on local governments and state companies, and reducing public investment levels and fiscal deficits.

These approaches propose different means to achieve a common objective: imposing discipline on state-owned enterprises and local government.

Vietnam has routinely invested more than 40 per cent of GDP – largely a product of the easy access to state land and credit afforded to state companies and local authorities. Not only is it easy to turn a profit when land and capital is cheap or free, but earning profits may not even by the main aim. When public officials have a time horizon of five years or less, and much money is to be made making deals and signing contracts, the act of investing is more of a one-off transaction than a long-term undertaking.

So economic restructuring is code for turning off the public investment tap, or at least achieving a tighter relationship between investment and economic returns. Sure enough, the Nationally Assembly recently announced a reduction in the target investment rate from 42 to 35 per cent of GDP.

Foreigners, however, favour using market competition to impose discipline on state companies and agencies. Selling off state companies and forcing provincial authorities to finance investment out of local revenues and bond sales would reduce the scope for politically-motivated lending.

But this approach assumes that a class of genuinely private investors exists that is willing and able to buy state assets and government bonds. Bristol University political scientist Martin Gainsborough has argued that even nominally private investors in Vietnam are linked to the state in some way, for example through connections to previously “equitised” state companies, state-owned commercial banks, state contracts or land deals. Far from reducing the reach of the state, privatisation extends indirect state power by expanding government-linked business networks.

The rise of “quasi-private” conglomerates that have amassed huge fortunes through favoured access to state land, credit and business deals supports the view that privatisation in a country where the private sector is small and weak is unlikely to generate the expected results.

Meanwhile, the government’s refuses to a sell controlling stake in state companies to foreign investors, a policy that is at once protectionist and hugely popular. Vietnamese people may have lost faith in state enterprises, but that doesn’t mean they trust foreigners.
Progress in increasing investment efficiency will depend mostly on the government’s ability to impose discipline on the banks — not just the state-owned commercial banks, but also the “joint stock banks”, many of which are partly owned by state agencies and enterprises.
Real restructuring will only come when economic considerations replace political calculus as the basis for bank lending. How to achieve this change remains the fundamental problem of Vietnamese economic restructuring.