"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Sonntag, 24. Oktober 2010

Ðồng bằng Sông Cửu Long, khi nước lũ không về.

2010-10-22 -Trong khi miền Trung bị lũ lụt liên tiếp gây thiệt hại nghiêm trọng về nhân mạng và tài sản thì Ðồng Bằng Sông Cửu Long đang chờ lũ về trong vô vọng.

 
Photo courtesy of BlogMoiTruong
Một nông dân Ðồng bằng sông Cửu long.

Mong chờ lũ

Người nông dân trồng lúa ở vùng sông nước Tây nam bộ lo lắng cho tình trạng thiếu lũ năm nay qua thực tế trên đồng ruộng:

"Năm nay đất em không có lũ, vùng tứ giác Long Xuyên có lũ về mang phù sa mới trúng mùa được. Năm nay mặt nước quá ít đi không biết vụ đông xuân làm sao đây? Theo âm lịch thì tháng 9 là nước vào đồng rồi, nửa chặng tháng 9 là nước đầy đồng rồi, vậy mà quê em bây giờ đồng chưa có nước.
 
Năm nay nước lũ không về, hậu quả của tình trạng này không chỉ đơn thuần là thiếu đi những hình ảnh thơ mộng của những mùa nước nổi của miền Tây. Sự sống ở đồng bằng sông Cửu Long được điều tiết bằng những mùa nước lũ.
"Ðối với những gia đình quen sống trên vùng lũ, lũ thấp như vậy bị thiệt hại rất nhiều, một trong những nguồn thu của họ là từ đánh bắt cá. Rất nhiều nhà mỗi mùa lũ như vậy có thu nhập cao hơn rất nhiều mùa trồng trọt tiếp theo. Năm nay lũ về thấp như vậy họ bị giảm thu nhập đáng kể, nhiều nhà phải di chuyển khá xa lên phía thượng nguồn sang tới bên phía Campuchia mới có thể đánh bắt được cá. Về nông nghiệp chúng ta có thể coi mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long giống như mùa đông ở các nước ôn đới vậy. Có nghĩa là mùa đó làm cho chu kỳ dịch bệnh côn trùng giảm. Như vậy nếu không có lũ, đối với mùa lúa sắp tới người nông dân phải đối diện với vấn đề côn trùng và dịch bệnh rất nghiêm trọng." Nhiều hậu quả tai hại thất mùa sản lượng lúa gạo sụt giảm, nếu mực nước lũ quá thấp xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long như năm nay.
Một nông dân ÐBSCL. Photo courtesy of ktnt. 
Một nông dân ÐBSCL. Photo courtesy of ktnt.


"Kết quả theo dõi trong vòng 20 năm cho thấy rất rõ, ngoài vấn đề nông dân phải bón phân nhiều hơn vì đồng ruộng không có phù sa nước lũ bồi bổ, đồng ruộng không được tẩy rửa những chất độc mà sau một mùa lúa còn sót lại thì họ phải sử dụng nhiều thuốc sâu. Ðặc biệt là chuột rất là nhiều, vì mùa lũ là mùa làm cho cái sinh thái chuột không thể nâng mật độ lên cao được. Nhưng những năm lũ thấp như thế này loài chuột có cơ hội nâng mật độ lên rất cao." 

Nước biển mặn sẽ xâm nhập

      Theo đó, mùa lúa sắp tới người dân đồng bằng sông Cửu Long phải đối diện cùng lúc nhiều khó khăn. Ngoài chuyện họ phải sử dụng rất nhiều phân bón thuốc sâu, cái khó khăn nữa là nước mặn bởi vì khi lũ thấp như vậy thì nước mặn sẽ xâm nhập rất là sớm với khả năng vào rất sâu. Nhiều vùng ven biển sẽ thiếu nước ngọt rất sớm.
 
      Thứ hai nữa lũ thấp như vậy, thì nó không bổ sung được vào những vùng lưu trữ tự nhiên ở trong đồng ruộng, thành ra năm nay chi phí về bơm nước sẽ tăng rất cao. Và dĩ nhiên mất đi lợi ích khác đi kèm theo nước lũ thí dụ như vệ sinh môi trường dịch bệnh...đặc biệt là muỗi chẳng hạn, năm nay nguy cơ sốt xuất huyết ở đồng bằng sông Cửu Long là đáng báo động. Như vậy tới mùa nắng này mực độ về dịch bệnh sẽ tăng.    
Ngành nông nghiệp rất lo vì năm nay lũ thấp hoặc là gần như không có lũ. Lũ càng cao nguồn lợi càng nhiều, thu hoạch cá tôm nhiều nhưng điều quan trọng là lượng phù sa, nước lũ mang về.
Các báo điện tử Vietnam net, Saigon Giải Phóng, Ðại Ðoàn Kết đưa lên mạng những bài viết để mô tả điều gọi là "Miền tây đói... lũ", "Ðồng bằng sông Cửu Long mùa không nước nổi" hay "Lũ không về, nông dân thiệt đơn thiệt kép". 

      Trước tình trạng ruộng đồng khô cạn nước lũ không về, giá lúa gạo lại đang lên cao gây khốn đốn cho dân nghèo, nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã bơm nước, gieo sạ sớm vụ đông xuân được hơn 200 ngàn héc-ta trên tổng diện tích 1.650.000 héc-ta của toàn vụ. Nếu gieo sạ đồng loạt và đúng lịch thì  phải từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12. 

      Một nông dân miền Tây bộc bạch:  "Âm lịch hai mươi tháng chín hoặc mùng năm mùng mười tháng 10, em bơm nước là ‘trục sạ'. Hôm rày mình làm lúa rồi, mình cũng cày ải phơi đất rồi, em tính năm nay là làm sớm hơn mọi năm. Hồi trước giờ này là có lũ về rồi, năm nay thông tin lề trái nói không có nước lũ về, vì các đập thủy điện khổng lồ của Trung cộng giữ hết nước ở thượng nguồn sông Cửu Long, thì em nghe vậy nhưng trên mặt đồng em bây giờ không có nước, em cũng cày ải để đó thôi hai mươi tháng chin (âm lịch) em bơm nước lên ‘trục xạ' chứ bây giờ trong đồng không có nước."

 "Ngành nông nghiệp rất lo vì năm nay lũ thấp hoặc là gần như không có lũ. Lũ càng cao nguồn lợi càng nhiều, thu hoạch cá tôm nhiều nhưng điều quan trọng là lượng phù sa, năm nào lũ cao năm đó chắc chắn trúng mùa. Năm nay lũ thấp, thiệt hại nguồn lợi cá tôm mình không nói, phù sa không về là một vấn đề cần phải khuyến cáo bà con nông dân, lũ còn có tác dụng rửa phèn rửa,đẩy trôi đi những mầm móng dịch bệnh. Ngoài chuyện ấy, đáng lo hơn nữa là hiện nay giá lúa tăng cao, 

      Nguyên nhân của tình trạng thiếu lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, thì suy cho cùng vẫn là do bọn lãnh đạo đảng cộng sản Trung Hoa tham lam ác độc xây nhiều đập thủy điện lớn nhất thế giới trên thượng nguồn, gây biến đổi khí hậu đến mức độ khô hạn cả một vùng rộng lớn dọc sông Mekong từ Miến Điện, Lào, Thái Lan kéo xuống   Campuchia, Việt Nam. Nguyên nhân tiếp theo được nói tới là vị trí VN nằm ở cuối một dòng sông rất là dài sông Mekong, những gì xảy ra ở thượng nguồn sông Cửu Long VN phải gánh chịu hết. Nước ở thượng nguồn như Trung Quốc dùng ưu thế thủy điện phát triển kỹ nghệ các tỉnh miền Nam, nên mọi chất thải chưa xử lý của các khu công nghiệp cũng thải xuống thượng nguồn sông, áp lực ô nhiễm đẩy xuống vùng đồng bằng Cửu Long VN rất là lớn.



Lúa mùa trước tại ÐBSCL. Photo courtesy of Blogv2hao. 
Lúa mùa trước tại ÐBSCL.

Nguyên nhân và hậu quả của việc thiếu nước ngọt thiếu lũ ở đồng bằng sông Cửu Long đã được đề cập nhiều. Ðối với sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã và đang làm gì để đối phó với vấn đề này. TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long phát biểu nói bảnh:


"Chính phủ đã có hướng qui hoạch lại vùng trồng lúa, thứ hai nghiên cứu những giống lúa thích nghi với biến đổi khí hậu như nắng nóng, khô hạn, ngập mặn, ngập úng ...thứ ba là bố trí giống cây trồng cho phù hợp, thứ tư là áp dụng kỹ thuật thích ứng thích nghi với biến đổi khí hậu.... " 

     Những hình ảnh nước lũ mênh mông ở đồng bằng sông Cửu Long như trong bộ phim Mùa Len Trâu có thể sẽ không còn nữa. Thực tế người dân miền Tây đã từng năm, từng năm thấy lũ về ít hơn muộn hơn, vì Trung cộng tăng dần xây dựng thêm số đập thủy điện, để  rồi không có lũ như năm nay, nhưng người nông dân cần cù ở đồng bằng sông Cửu Long đang vô cùng khốn khổ đối phó những mùa lũ không có nước lũ.