"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Sonntag, 24. Oktober 2010

4000 năm văn hiến - 1000 năm Thăng Long

1. Những cảnh như thế này không có gì lạ cả, ai hay đến Hồ Gươm ít nhất cũng từng thấy một lần.

2. Cảnh này cũng không lạ, nó có ở khắp nơi
 
3. Cảnh tắm tiên Hồ Gươm bà con bàn tán xôn xao, bọ thì chẳng lạ gì. Bọ từng sống gần Hồ Gươm bọ biết. Tắm còn lịch sự chán. Người ta ngồi phóng uế xuống hồ nữa cơ.
 
4. Cái này thì có gì lạ đâu, ngày nào ra đường ta chẳng thấy, nó ở khắp nơi trên các biển hiệu, các khẩu hiệu.
 
5. Nó có ngay trong một đêm hoà nhạc lớn tại Nhà hát lớn, nơi mà ta cứ nghĩ không thể có sai sót văn hoá sơ đẳng.
 
6. Chữ Concert thiếu mất chữ “N” trên phông sân khấu
 
7. Tất cả có thể hiểu trừ chuyện này. Đây là cái gì? Nó là cái mặt trống đồng được làm nắp cống hay là cái nắp cống được mô phỏng theo mặt trống đồng, không biết nữa. Tiện tay hay cố tình đây?
8. Tấm ảnh này do Cá Gỗ gửi cho bọ, với email: “Trưa nay đi ngang đường Ngô Quyền, ngay trước cửa Thành uỷ Hà Nội, tui ngỡ ngàng khi nhìn thấy cái hình trống đồng biểu tuợng 4000 năm văn hiến của dân ta, đêm nào cũng xoay xoay trên TV ở chuơng trình thời sự, ngạo nghễ hiên ngang ở phòng khánh tiết lắm cơ quan…vậy mà người ta đúc để làm nắp cống! Tui không biết họ tinh tế ở mô, văn hóa chỗ nào mà lại đến nông nỗi này.”
 
9. Ôi trống đồng, biểu tượng của lịch sử, văn hiến Việt, vật linh Ngàn năm Thăng Long- Hà Nội,  sao ra nông nỗi này? Không còn gì để nói.
10. Thế mới hiểu vì sao cụ rùa Hồ Gươm ba lần nổi lên trong những ngày Đại lễ.
 
11. Mới hiểu vì sao hoạ sĩ Lý Trực Dũng lại vẽ tranh biếm hoạ như thế này.
12. Không dám nói nhiều thêm nữa, đã có biển cấm như thế này rồi.