Đón người bạn về phép Việt Nam qua, câu đầu tiên anh khoe.
- Ông biết không, dân nhà mình bây giờ nó ăn chơi, chích choác, cờ bạc, nghiện ngập… mình không lại được. Giàu cũng chơi, nghèo cũng chơi. Thằng giàu thì chơi theo phong cách “đại gia“, những thằng nghèo thì chơi theo phong cách phá đời, hoặc bán mạng. Gộp chung lại: nó là một canh bạc mang tầm văn hoá của người Việt thời “mở cửa“.
- Ông biết không, dân nhà mình bây giờ nó ăn chơi, chích choác, cờ bạc, nghiện ngập… mình không lại được. Giàu cũng chơi, nghèo cũng chơi. Thằng giàu thì chơi theo phong cách “đại gia“, những thằng nghèo thì chơi theo phong cách phá đời, hoặc bán mạng. Gộp chung lại: nó là một canh bạc mang tầm văn hoá của người Việt thời “mở cửa“.
- Cái gì? Đánh bạc mà ông cũng gọi là văn hóa? Tôi hỏi bạn.
Anh đáp.
- Chứ sao? Ngài thử xem có nước nào mà người người đánh bạc, nhà nhà đánh bạc như ở Việt Nam không? Không hả? Vậy thì đúng rồi. Dân Việt mình nó hay ở điểm đó. Nơi nào có tệ nạn, nơi ấy có người Việt. Thời bao cấp dân tình bụng lép kẹp nên có cờ bạc cũng chỉ gọi là phọt phẹt, giải khuây, đủ tiền hút thuốc lào vặt. Nhưng thời nay, thời “mở cửa“ thì cờ bạc đã lẻn vào mọi nhà và ru ngủ từng người một. Sáng sớm, mở mắt, ra quán phở, gặp nhau, câu đầu tiên không phải là good morning hay mo-neo gì cả mà được thế bằng.
- Hôm qua vào “con” gì?
- Ông có “gặt” con nào không hay lại “móm”?
- Ông “chập” bao nhiêu?
- “Chập” ít thế chả bõ dính mép. Nghe tôi “chập” một “nhát” có phải bữa nay giàu to không?
- Đêm qua có mơ mẩn được “con” gì không?
- Lại mơ gặp đàn bà à? Đàn bà chín vía, đàn ông bảy vía. Nghe tôi, chặn đầu, chặn đuôi, chặn một phát ở giữa là “gặt” hết.
- Hôm nay “chập” gấp đôi chứ? Cứ nhỏ giọt thế bao giờ mới lên tiên?
- Hết tiền rồi à? Thì cầm tạm “con” xe máy, chiều “vào cầu”, lại chuộc ra.
- Xe máy cầm rồi à? Nhà làm sổ đỏ chưa? Rồi à? Vậy là có giải pháp rồi. Sao không tính cửa đi một nước lớn có hơn không? Nghe tôi: ông chập “một nhát” cho lão “đề” kia nhập bọn với đám trẻ mồ côi luôn.
- Lớn bé gì nữa. Sổ đỏ tôi cũng cầm mẹ nó tuần trước rồi.
- Vậy là ông đang “bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước”* rồi. Thôi, chọn dòng nào nó xoáy một chút, “thăng” cho nó nhanh…
- Thôi đi các bố trẻ. Mở mắt ra chỉ thấy nói chuyện “đề đóm”, não hết ruột…
Bạn tôi bảo: dân mình có cái thú đi ăn phở buổi sáng. Mới chạng vạng sáng mà quán nào cũng đông nhung nhúc. Bàn ghế các quán thường được đóng bằng gỗ tạp, đen, cáu bẩn, nham nhở và… xiêu vẹo.
- Kệ mẹ nó! Người nhà anh bảo vậy. Quán phở nhà mình là phải vậy. Ngồi ăn phải người chen người, phải chúi mặt chúi mũi vào nhau, rồi thằng gặm, thằng nhai, thằng chan, thằng húp, xụp xoạp, xuýt xoa nó mới sướng.
- Kệ mẹ nó! Người nhà anh bảo vậy. Quán phở nhà mình là phải vậy. Ngồi ăn phải người chen người, phải chúi mặt chúi mũi vào nhau, rồi thằng gặm, thằng nhai, thằng chan, thằng húp, xụp xoạp, xuýt xoa nó mới sướng.
Mấy bữa đầu, đêm thì thức khuya, nhưng sáng sớm anh đã bị khua dậy để đi dùng điểm tâm cùng người nhà.
Anh làu nhàu, dụi mắt, giọng còn tiếc rẻ.
- Sớm thế? Mới gần sáu giờ sáng, làm sao đã ăn nổi?
Anh làu nhàu, dụi mắt, giọng còn tiếc rẻ.
- Sớm thế? Mới gần sáu giờ sáng, làm sao đã ăn nổi?
Người nhà anh bảo.
- Sáu giờ là hơi muội rồi đấy. Chậm tí nữa là chỉ còn nước lèo thôi.
Vậy là mặc dù mắt mũi còn ríu lại, nhưng bạn tôi cũng phải lồm cồm thức dậy để đi “tập thể dục buổi sáng”. Lúc anh về phép, trời nồm, khách khứa ra vào vô hồi kỳ trận, kéo theo đủ các loại bùn đất. Không sao! Người nọ tha vào, người khác lại tha đi. Qui luật bù trừ cả. Có lẽ vì thế mà cả chủ lẫn khách chẳng ai buồn quan tâm tới khung cảnh nhớp nháp, dơ dáy nọ.
- Sáu giờ là hơi muội rồi đấy. Chậm tí nữa là chỉ còn nước lèo thôi.
Vậy là mặc dù mắt mũi còn ríu lại, nhưng bạn tôi cũng phải lồm cồm thức dậy để đi “tập thể dục buổi sáng”. Lúc anh về phép, trời nồm, khách khứa ra vào vô hồi kỳ trận, kéo theo đủ các loại bùn đất. Không sao! Người nọ tha vào, người khác lại tha đi. Qui luật bù trừ cả. Có lẽ vì thế mà cả chủ lẫn khách chẳng ai buồn quan tâm tới khung cảnh nhớp nháp, dơ dáy nọ.
Nhận ra khách quen, bà chủ quán phở tươi cười, chào đon đả.
- Vào đi. Vào đi. Vẫn tái gầu** hả? Hôm nay có thêm ai đấy? Lạnh thế mà mặc sọc và áo máy ô à? Cứ vào chỗ đi đã! Có quẩy nóng đấy! Lấy ngay đi nhé, kẻo lúc nữa là hết đấy. – Sâm ơi dọn bàn lẹ đi – bà chủ quán lầu bầu quát người giúp việc – gái chưa chồng con làm gì mà như bò đái đêm thế? – À, xin chào! Hôm nay “chuyển gam” bò tái à? Lại còn ba trứng gà nữa. Hốc vừa trứng gà thôi, kẻo lại mang “gút” vào thân thì khốn. Được rồi, lượn vào chỗ đi đã. – Ấy, này, thằng kia, nhớ phần tao hai số đẹp vào nhớ. Hôm qua dở hơi, nghe theo giấc mơ ỉa đái của mày, tao “móm” cả hơn triệu bạc.
- Vào đi. Vào đi. Vẫn tái gầu** hả? Hôm nay có thêm ai đấy? Lạnh thế mà mặc sọc và áo máy ô à? Cứ vào chỗ đi đã! Có quẩy nóng đấy! Lấy ngay đi nhé, kẻo lúc nữa là hết đấy. – Sâm ơi dọn bàn lẹ đi – bà chủ quán lầu bầu quát người giúp việc – gái chưa chồng con làm gì mà như bò đái đêm thế? – À, xin chào! Hôm nay “chuyển gam” bò tái à? Lại còn ba trứng gà nữa. Hốc vừa trứng gà thôi, kẻo lại mang “gút” vào thân thì khốn. Được rồi, lượn vào chỗ đi đã. – Ấy, này, thằng kia, nhớ phần tao hai số đẹp vào nhớ. Hôm qua dở hơi, nghe theo giấc mơ ỉa đái của mày, tao “móm” cả hơn triệu bạc.
Thấy bạn tôi đứng ngẩn người nghe bà chủ vừa đối đáp vừa mời khách, người nhà liền giật tay, kéo tuột anh vào tận trong cùng rồi giục người giúp việc dọn bàn.
Bạn tôi bảo.- Ông biết “bồi” quán phở nó tiếp khách và dọn bàn kiểu gì không? Khách đến tự kiếm chỗ mà… ngồi. Dọn bàn hả? – Chờ tí đi – tiếng cô “bồi” khẽ bẳn lên. Rồi “bồi bàn” cũng huỳnh huỵch đi tới. Như một diễn viên thuần nghệ, cô “bồi” thò hai tay, vun đống đồ thừa trên bàn nhưng không phải là hất chúng vào thùng rác mà đôi bàn tay khéo léo của cô “bồi” hất toẹt những thứ đó xuống… đất. Tiện thể cô “bồi” kéo tuột chiếc khăn màu cháo lòng vắt trên vai, phe phẩy dăm ba cái lên mặt bàn như thầy bùa làm phép thánh nhưng không phải để trừ ma, mà để khử… vi trùng. Xong! – OK rồi đấy! Nói xong cô “bồi” nguẩy mông đi phăm phăm về phía bà chủ. Đám khách hình như đã quá quen kiểu cách đó, nên kẻ trước vừa nhổm lên là kẻ sau đã tự bố trí chỗ ngồi. Cửa hàng giờ cao điểm nên phải chục phút sau mới có phở ăn. Người nhà anh gọi rượu. Tiếng cô “bồi” nói dóng từ xa.
- Rượu trong xó đấy, tự rót mà uống.
- Rượu trong xó đấy, tự rót mà uống.
Anh bảo: Gọi “bồi” cho có lệ chứ thực tình người nhà anh đã thò tay, với cái can bằng nhựa, đựng 10 lít rượu “quốc lủi”, để góc nhà, rót đầy vào cái chai nửa lít.
– Mình “chào cờ buổi sáng nhé”? Người nhà hỏi bạn tôi.
– Mình “chào cờ buổi sáng nhé”? Người nhà hỏi bạn tôi.
Anh thoáng nhăn mặt đáp.
- Mới gần 6 giờ sáng mà rượu gì?
- Mới gần 6 giờ sáng mà rượu gì?
Có lẽ ngôn ngữ anh vừa phát ra hơi lạ tai nên đám khách đang ăn phở ở những bàn xung quanh kẻ ngẩng lên, kẻ quay lại nhìn anh như nhìn… động vật lạ. Người nhà anh khẽ đá chân bảo.
- Thử đi. Rượu nếp cẩm, uống hơi bị “phê” đấy. Say thì về lại ngủ tiếp.
- Thử đi. Rượu nếp cẩm, uống hơi bị “phê” đấy. Say thì về lại ngủ tiếp.
Vậy là không chờ anh biểu quyết, bốn chén rượu gạo được rót tràn trề cả ra bàn.
- Nào! – người nhà giục anh nâng chén – uống đi, đây là tiết mục “chào cờ buổi sáng”. Thiếu tiết mục này, người ngợm nó bấy, khó làm việc lắm.
- Nào! – người nhà giục anh nâng chén – uống đi, đây là tiết mục “chào cờ buổi sáng”. Thiếu tiết mục này, người ngợm nó bấy, khó làm việc lắm.
Thấy anh cầm chén rượu trên tay nhưng có vẻ ngần ngừ không muốn uống, người nhà anh liền huýt nhẹ vào cánh tay, giục.
- Uống đi. Tăng đầu là phải cạn chén mới được, bằng không khởi sự một ngày làm việc sẽ lởm khởm lắm.
Nhìn người nhà đều đã uống sạch bong mấy chén rượu và dường như cố ý chờ anh cạn chén để rót tiếp, bạn tôi đành nhắm mắt, rồi biểu quyết làm một tợp hết sạch chén rượu vào bụng.
- Uống đi. Tăng đầu là phải cạn chén mới được, bằng không khởi sự một ngày làm việc sẽ lởm khởm lắm.
Nhìn người nhà đều đã uống sạch bong mấy chén rượu và dường như cố ý chờ anh cạn chén để rót tiếp, bạn tôi đành nhắm mắt, rồi biểu quyết làm một tợp hết sạch chén rượu vào bụng.
Vừa lúc cô “bồi” bê hai bát phở trên tay, sầm sầm lao vào phía trong. Nhìn thấy cung cách “chào cờ buổi sáng” của anh bạn, chắc không giống ai, nên cô “bồi” cười toét, nói.
- Trông hoành tráng thế này mà sao uống rượu như uống ký ninh thế, rồi chẳng để ai kịp đáp lời, cô “bồi” hỏi cộc lốc.
- Trông hoành tráng thế này mà sao uống rượu như uống ký ninh thế, rồi chẳng để ai kịp đáp lời, cô “bồi” hỏi cộc lốc.
- Bốn tái gầu của ai đấy?
- Bàn này. Người nhà anh bạn tôi đáp. – Có quất không bố trí mấy quả đi.
Cô “bồi” đáp gọn lỏn.
- Dưới đất ấy. Lấy hộ cái.
Người nhà anh lại khẽ xoay người, thò tay, nhón mấy quả quất trong một cái rá đặt gần can rượu. Chêm gia vị xong xuôi, người nhà anh bạn tôi lại nâng ly, bảo anh tiếp tục “chào cờ buổi sáng” lần hai.
– Nào, thôi, làm lượt này lót dạ rồi ăn đi – người nhà anh giục – ăn kẻo nguội mất. Tái gầu mà nguội, ăn mất sướng.
Mọi người đều đã lạch cạch đặt chén lên mặt bàn, nhưng thấy anh bạn tôi còn xoay xoay chén rượu trên tay, bèn nói.
– Sao không uống rượu đi? Người nhà anh giục.
- Từ từ. Bạn tôi đáp – phải nạp đầy đã, mở mắt, uống ngay của này vào là “đi” mất.
Mấy người khách ngồi bàn kế, mặt mũi đỏ như gà chọi, vừa ăn, vừa hóng chuyện. Một người gặm nốt cái chân gà rồi ném tọt miếng xương xuống sàn nhà, đưa tay quệt ngang miệng rồi nghiêng người, nói khẽ.
- Ông anh ở xa về phải không?
Người nhà anh hỏi.
- Sao ông biết?
Người nọ cười xòa, đáp.
- Nhìn kiểu ông anh ngồi ăn, xương xẩu không “rải thảm” xuống nền nhà, và chê rượu buổi sáng ai mà chả đoán ra. Ở nhà, cứ 6 giờ sáng là tụi này phải “chào cờ” vài “choác” cùng một bát phở. Thiếu tiết mục này là gay go lắm, người ngợm như cua bấy. Chẳng buồn làm chuyện gì cả.
Người nhà anh ngừng ăn, hỏi chuyện người nọ.
- Ông lái xe, mà sáng nào cũng “cử tạ” cả gần nửa lít, liệu có đi được không hay ăn xong lại đánh xe ra một bãi nào đó, làm một giấc đến chiều?
– Làm gì có. – người khách nọ ngừng gặm xương, tợp thêm ngụm rượu, đáp – Đây là chương trình “nghị sự” buổi sáng. Phải có nó tay lái mới “lụa”***. Tôi mà hôm nào có chuyện đột xuất, không được “chào cờ” buổi sáng, là gay go lắm. Chân tay, đầu óc mụ mị, tíu ta tíu tịt, không muốn làm gì cả. – Bà chủ ơi – người khách ngắt đứt câu chuyện, ngoái cổ, gọi toáng – còn quẩy nóng không? Cho thêm mấy “chùy” nữa đi.
– Còn đấy. – tiếng chủ quán đáp lại, rồi lại gọi toáng. – Sâm ơi, đem quẩy vào cho khách đi.
Cô “bồi” chắc đang dở tay trong bếp, nghe bà chủ gọi, bèn lao vọt ra, hai tay chùi lấy chùi để lên chiếc tạp dề màu gạch cua trước ngực, hỏi gắt.
- Ai gọi quẩy đấy?
- Ai gọi quẩy đấy?
– Bàn này. – Tiếng người khách nọ đáp.
- Mấy quẩy? Cô “bồi” hỏi cộc lốc.
– Ba “chùy” nữa thôi.
- Cần gì nữa không?
Người khách nọ cười hề hề.
- OK rồi. Sao hôm nay cô em bẳn như mắm tôm thế?
- Bẳn cái gì? Cô “bồi” vặc lại – Đang đứt mẹ nó ruột đây này. Hôm qua nghe lời bà kia – cô “bồi” hất hàm về phía bà chủ – “chập” cả hơn triệu bạc. Đi tong mẹ nó hết. Tháng này làm không công cho bà ý.
Bà chủ tay hối hả sắp phở cho khách nhưng vẫn dỏng tay nghe ngóng mọi chuyện. Thấy cô “bồi” phàn nàn, liền ném tọt cái môi nước phở vào nồi nước dùng, giơ tay quệt mồ hôi trán, nói như quát.
- Tiên sư con điên kia. Mày học ở đâu cái lối tự mình làm bậy, khi đổ bể lại đổ quàng cho người thế? Chị mày bảo tiền ít thì “chập” vừa thôi, khốn nỗi mày lại muốn dỡ hết nhà thiên hạ xuống làm chuồng xí của mày, bây giờ mày trắng tay lại quay sang đổ thừa cho chị mày à? Mày tưởng chị mày không đứt ruột à? Tại thằng bỏ mẹ kia kìa – bà chủ quán giơ tay chỉ một gã ngồi sát cửa ra vào, trên bàn là can rượu 5 lít cùng chiếc cốc sứ, đầy tràn rượu, bát phở nóng còn nguyên vẹn. Gã đang cắm cúi ghi ghi, chép chép la liệt những con số vào một quyển sổ.
Nghe bà chủ nhắc đến mình, gã dừng ghi chép, ngửng lên, nhe răng cười.
- Con xin mợ. Gớm, từ ngày con ghi đề, ngày hôm qua mới “khợp” được của mợ hai triệu bạc, còn những hôm con bị “móm” thì ai cười phe phé cho?
- Thằng ôn con. – Chủ quán tay thoăn thoắt làm phở nhưng miệng vẫn không ngớt mắng gã nọ. – Hôm qua tại mày “bơm” dẻo, chị mày mới húng như thế, nên chiều mới ra đê. Báo hại cả con điên kia cũng dửng mỡ, nướng cho mày cả mấy triệu bạc.
- Thế hôm nay có gài con gì không? Gã chủ “đề” nhe nhởn hỏi, rồi nâng cốc rượu, ngửa cổ nốc cạn.
- Chị mày đéo chơi nữa. Hôm qua “móm” cả ngày làm việc rồi.
- Dễ thường mình bà “móm” chắc. Gần chục năm ghi đề, hôm qua thằng em mới chính thức được làm người.
- Đã thế hôm nay tiền phở chị mày tính gấp đôi.
- Chuyện vặt. Gã chủ đề xục đũa vào bát phở, lùa một đọn đầy vào mồm, miệng nhồm nhoàm đáp – Cả tuần này, thằng em ăn một, trả hai cho bà chị. Hả giận chưa?
Bà chủ quán cười toét miệng, mắng.
- Thằng ôn con. Dễ chị mày ăn bẩn vậy chắc? Chị mày dám chơi, dám chịu, chứ không có kiểu thắng quả thì xí phần về mình, còn thất bại lại đổ quàng, đổ xiên cho thiên hạ. Nhưng từ bây giờ tao đéo tin vào những lời mày hót nữa.
- Thế hôm nay có làm một xuất không? Gã chủ “đề” vẫn nhe nhởn hỏi.
- Không. Đéo chơi nữa. Mất công về nhà thằng chồng nó “hát ca trù” cả đêm tới sáng. Đau hết cả tai.
Vừa lúc chồng bà chủ quán bê rá phở từ bếp ra, nghe vợ bóc mẽ mình, liền cau mặt, quát vợ.
- Mụ lại nói xấu gì tôi đấy? Đã bảo bao lần rồi? “gài” con nào thì “gài” nhưng đừng có “khát nước”. Bà không nghe tôi, mất mẹ nó cả ngày lao động, giờ còn nói xấu tôi phải không?
Bà chủ quán nhìn chồng, nửa cười, nửa bẳn.
- Ơ, – bà chủ buông lọn bánh phở trên tay xuống rá phở, nói. – Ông “lượn” ra đây làm gì thế? Bỏ rá phở xuống đây rồi vào bếp sắp đồ cho tôi, còn đứng đó ca cẩm gì thế? Thế ai đưa tôi vào con đường tội lỗi này hả? Dễ là tôi chắc?
Nghe vợ chồng ông bà chủ như sắp sửa giao chiến, cô “bồi” đang thập thò nơi cửa bếp bèn chạy thốc ra ngoài, chắp hai tay vái lấy vái để về phía vợ chồng ông bà chủ.
- Thôi, con xin hai sư phụ! Gớm, trong quán thì ngồn ngộn khách, tây, ta đủ cả mà hai sư phụ cứ băm bổ nhau như thế, bố thằng nào muốn ăn uống nữa.
- Tao làm gì? Bà chủ nhìn cô “bồi”, quát. – Tại lão kia cứ làm như mình là cháu ngoan bác Hồ không bằng. Ở Việt Nam mình nhà đéo nào chả cờ bạc. Thằng lớn đánh lớn, thằng bé đánh bé. Già đánh kiểu già, trẻ đánh kiểu trẻ. Nhà nước đánh kiểu nhà nước, nông dân đánh kiểu nông dân. Tao đánh bạc thì cũng đánh bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt mình làm ra chứ có đánh bằng “tiền chùa” đéo đâu mà ta thán. Vả lại tao cũng chỉ phọt phẹt đánh vài ba triệu là cái đinh rỉ gì?
- Đã bảo thôi mà lại. Cô “bồi” lôi xềnh xệch ông chủ đi về phía bếp, rồi nhân lúc đi ngang qua bàn anh bạn tôi và người nhà đang ngồi, bèn ghé tai ông chủ nói. – Có “tây” đang ngồi ăn phở đấy. Sư phụ “tạnh” đi, không người ta cười cho.
- Tây nào? Ông chủ sững người, nhăn mặt nhìn cô “bồi” hỏi – Quán này toàn “tây đề”, “tây xe ôm”, “tây taxi”, “tây chợ trời” “tây chợ người” và “tây chích choác” chứ tây đéo nào nó thèm lò dò vào đây?
- Khổ chưa? Cô “bồi” nhìn ông chủ, thở dài, rồi kéo tay ông chủ đến bên bàn người bạn tôi và người nhà đang ngồi, nói. – Đây này, người ta mới ở bên kia về, lần đầu người nhà dẫn ra đây ăn phở mà hai sư phụ cứ băm bổ nhau như vã mắm, bố thằng nào mà nốc được.
- Đâu? Ai? Ông chủ quán nhìn khắp lượt những người đang ngồi chung bàn cùng anh bạn tôi, hỏi. – Ông à? Hay là ông? Còn ông? – Cũng không phải à? Thế còn ông? – Ông thì tây thế đéo nào được. Da cũng ngăm ngăm như tôi. Chủ quán đứng im, tay khẽ vê vê cằm, cân nhắc rồi nhìn chằm chặp anh bạn tôi, quả quyết nói. – Chỉ còn ông. Đúng không?
- Nhầm rồi. – Người nhà bạn tôi ngừng ăn, ngẩng lên nói đùa. – Tôi đây này.
- Ông? Chủ quán cười toét. – Ông có từ Tây Nguyên về thì có. Chủ quán đập đập tay vào vai anh bạn tôi, nói. – Xem ra chỉ có ông này.
- Sao anh nghĩ vậy? Bạn tôi nâng chén rượu nốc ực vào cổ, mặt nhăn đanh lại, hỏi.
Ông chủ quán cười tít mắt.
- Cái dáng ngố ngố nó đã phản bội chú. Chú uống rượu trông khổ sở như vợ vừa bỏ. Ăn thì như mèo ăn, chứ không nhồm nhoàm như đám này. Vả lại anh để ý không thấy chú “rải thảm” xuống nền nhà. Đây, chú xem đi. Ông chủ lấy chân gạt một đống xương, rau, vỏ chanh, vỏ quất từ dưới gầm bàn của đám khách bên cạnh ra giữa nhà, nói – Cái này là văn hoá ăn uống của người nhà mình. Gạt tàn thuốc bàn nào anh cũng bố trí một “phát” trên bàn, vậy nhưng chú coi, cố bố nào gạt vào đó cho con nhờ đâu. Còn đồ ăn thừa, đĩa để xương và đồ thừa trên bàn anh cũng bố trí đủ cả, vậy nhưng các các “sếp” cứ tiện tay ném tọt hết xuống nền nhà. Chú không biết, chứ chỉ ít phút nữa, khi các “sếp lớn” này rút quân là cái quán của anh giống như vừa gặp đại hồng thuỷ. Bên chú chắc không có tiết mục này đâu nhỉ. Còn nữa, anh hỏi thật nhé: Chú đi tắm trắng à? Giá nước da con mụ kia nhà tôi được một phần ba của chú có phải hay không. Đàn bà mẹ gì mà da dẻ như củ súng luộc, được mỗi cái “khoản ấy” thì vô địch thủ…
- Ông giời đánh kia, lại nốc cả nửa lít vào bụng rồi hay sao mà đứng đó để lải nhải, nói xấu vợ thế? – Con Sâm đâu rồi? Bà chủ gọi toáng – Sâm ơi! Bảo mày đi lấy thêm quẩy với rau thơm về cho khách mày đã đi chưa? Chưa à? Thấy cô “bồi” thò đầu từ bếp ra, khẽ lắc, bà chủ quát toáng. – Con dở người kia, mày với lão hâm nhà tao hôm nay làm sao thế? Cả lão nữa – bà chủ quán giơ cái muôi múc nước phở dứ dứ về phía chồng, nói gắt – Tối nay ông về sẽ biết tay tôi.
Nghe vợ quát, ông chủ quán phở nhìn đám khách, gãi mang tai, cười toét, bảo.
- Đấy, có các người làm chứng nhé. Giữa ban ngày ban mặt mà mụ ấy vi phạm nhân quyền thế đấy. Động một tí là mụ ấy doạ sẽ cắt giảm “ngân khố”, rồi đêm đến lại vạch đường biên giới “chủ quyền”. Ông chủ quay sang phía anh bạn tôi, thò tay, nhấc can rượu, đổ đầy vào mấy cái chén, nói. – Nào, anh cụng với chú một ly. Trước lạ, sau quen. Quán của anh chị nó tuyềnh toàng vậy, chú không chê mà đến ăn là anh chị mừng lắm rồi. Rượu hôm nay anh đãi. – Bà “tám” kia – ông chủ quán nói toáng về phía vợ – Rượu của bàn này hôm nay “fruy” nhé. Nhớ đấy!
- Nhớ rồi! Dở người ạ! Bà chủ khẽ quát rồi bưng phở cho khách, tiện thể nán lại chỗ bàn anh bạn tôi đang ngồi, nói nhỏ. – Chú ở nước nào về đấy? Đức à? Lão dở hơi nhà tôi cũng có đứa em gái bên đó đấy, nó tên Vượng, nhưng không phải mụ Vượng béo làm Gala cười đâu nhé. Chú có biết nó không? Ừ, mà chú biết làm sao được. Nó mới đi được mấy năm nay. Đang tính nhờ người “chạy” cho nó xuất chồng Tây. Cả nhà có mỗi mụn con gái, nhưng ở nhà thì ế sưng ế xỉa, nên đành phải cho nó xuất ngoại. Biết đâu nó tốt số, lấy được thằng Tây tử tế, cải thiện được giống nòi chú nhỉ. Còn chú? Đi bao lâu rồi? Ở đâu bên đó? Thu nhập khá không? Có tính về nước đầu tư không? Chú thích lấy vợ tây hay vợ ta? Tính sẽ ở luôn bên đó hay lúc về già thì chuồn? Này, chị bảo thật: Chú đừng có dở người, nghe tụi nó khuyên bậy, rồi xin hồi hương, hay vác cả đống tiền mồ hôi nước mắt của mình về nước kinh doanh hay đầu tư hợp tác con mẹ gì cả. Làm thế là hão đấy. Bọn trong nước chúng nó lừa dẻo lắm. Chú để ý mà xem, lúc chú chạy đi nó coi chú như cứt nát, ấy vậy nhưng khi chú có chút da, chút thịt trở lại là chúng lại vờn chú như chó vờn xương. Không cứ gì chú chị mới khuyên đâu, quán chị thi thoảng cũng có đám “tây” mũi tẹt về phép, kéo nhau ra đây ăn nhậu, chị cũng khuyên như thế. Nhưng nhiều đứa có chút tiền, sinh dửng mỡ nên xoay ra muốn mua chút danh, vậy là lò dò về nước, rồi để cho tụi nó “vặt lông” như vặt lông cừu. Tới khi còn trơ lại dăm ba cái xương sườn, muốn bỏ chạy thì hết mẹ nó hơi rồi, vậy là sướng mà chẳng biết đằng sướng, lại tự thân đụt vào cửa tử. Nhưng cũng may là những thứ của nợ ấy nó “tử” sớm, chứ nếu mà nó sống dai, mà leo tới chức này, chức nọ, rồi có quyền sinh, quyền sát trong tay thì còn khốn nạn nữa chú ạ. Nước mình bây giờ nó thế. Người có lòng hoặc là nghèo kiết xác, hoặc là bị tụi nó đì cho không ngóc đầu lên được. Số còn lại toàn bọn mặt người, dạ thú. Mà chú ở nước ngoài bao lâu rồi? – Hơn 20 năm? Vậy là bọn nó phải gọi chú là “khúc ruột ngàn rặm” đấy. Nhưng này – bà chủ khẽ nghiêng người như muốn hạ bớt “triết áp”, nhưng tiếng thì lại ông ổng. – Theo chị chú cứ làm khúc ruột thừa cho chị. Nó thối, nên không thằng chó nào nó nhòm ngó tới cả. Như vậy chứ lại khoẻ. Chứ chú mà làm “khúc ruột ngàn rặm” là chẳng chóng thì chày, tụi nó cũng tuốt ruột của chú ra để làm… cỗ chú đấy.
Bà chủ quán còn định hỏi một thôi một hồi nữa nhưng cô “bồi” từ bếp đã đột ngột xuất hiện.
- Bà này, hỏi gì mà như C18**** thẩm cung Việt kiều tham nhũng công quỹ quốc gia thế? Để cho người ta còn ăn.
- Con dở hơi này. – Bà chủ thoáng giật mình, quát cô “bồi”. – Bảo mày đi đâu mà tự dưng mày hiện ra như ma thế? – Ăn uống xong hết rồi. – Này, mày nhìn đi! – Bà chủ chỉ vào đám bát của anh bạn tôi và người nhà, nói. – Ăn uống thế này có sướng không? Không giống như cái đám kia. Kiếm ăn thì chật vật, nhưng bữa nào ăn cũng chỉ vớt dăm ba cánh phở, còn để nguyên cả bát nước. Đã vậy rượu thì ông nào ông nấy cũng nốc căng một bụng. – Chú xem – bà chủ vừa dọn bàn, vừa nói – bọn thanh niên ở nhà bây giờ hư hỏng lắm chú ạ. Đói cũng rượu. No cũng rượu. Nghèo cũng đánh “đề”, mà giàu cũng đánh “đề”. Bên đó chú có chơi “đề” không? Không à? Vậy là chú đủ điểm cháu ngoan bác Hồ đấy. Bọn đàn ông ở nhà bây giờ mất nết lắm. Sểnh ra là gái, hở ra là rượu, rồi chích choác, đề đóm. Thằng ôn kia kìa, chú đoán nó bao nhiêu tuổi? – 37 tuổi á? – Này, thằng kia! – bà chủ quán gọi toáng về phía gã chủ “đề”. – Thằng “đề” kia! Mày biết người ta đoán mày bao tuổi không? – bà chủ quay lại, nói. – Nó mới 27 tuổi thôi chú ạ. Tuần này nó mới “thắng” quả đậm, nên trông nó có vẻ hoành tráng một chút, chứ mấy tháng trước mà chú gặp nó, chắc chú sẽ đoán nó là ông cụ 40 mất. Nó á, thằng “đề” kia kìa, ngoài ghi “đề” và nốc rượu ra nó chẳng còn vị gì khác đâu chú ạ. Mở mắt là đi các quán để ghi đề. Chiều đến là lại phục ở nhà, ngồi nốc rượu rồi há hốc mồm để nghe kết quả sổ số. Mấy lần nó bị cháy đề, gán cả nhà vẫn không đủ trả nợ, suýt nhảy lầu rồi đấy. Mà thôi, chuyện Việt Nam chán bỏ mẹ. Chú được đi nước ngoài vậy là đại phước. Nghe chị khuyên này – bà chủ lại khẽ cúi xuống như muốn giảm “triết áp” nhưng giọng lại vẫn tông tổng. – Chú ở được bao lâu cứ ở. Tụi nó mà đuổi thì “phắn” mẹ nó sang nước khác mà ở chú ạ. Kiểu gì thì kiểu bọn Tây nó vẫn văn minh hơn Việt Nam mình cả thế kỷ. Chú về, thấy đất nước mình có khác không?
- Khác chứ! Người bạn tôi đáp. – Nhiều chỗ không nhận ra nữa.
- Ối giời ơi, con Vượng nhà tôi nó đi mấy năm, về phép nó cũng nói như chú. Đúng là “gà công nghiệp”. Nhưng chú ơi đấy không phải là điều mừng đâu. Ngày xưa, đói ăn, nên nhìn chất nhau nó dễ. Còn bây giờ nó lộn tùng phèo hết cả. Ra đường chẳng biết thằng nào là giả, thằng nào là thật nữa. Lão hâm nhà tao bảo thời bây giờ là thời gì nhỉ? Bà chủ quán nhăn đanh mặt, gãi gãi tóc mai, vẻ suy ngẫm.
- Thời lưu manh giả danh trí thức. Có thế mà lần nào cũng quên. Cô bồi đứng bên hóng chuyện, bèn nói góp.
- Ờ đúng rồi. – Con ranh này, đứng bên cạnh mà không nói ngay, để chị mày phải động não, mệt hết cả óc. Con ranh này nó nói đúng đấy chú ạ. Thời nhà mình bây giờ nó thế. Chú ra đường phải cảnh giác nhé. Những thằng trí thức nhất, nhân cách, đạo đức, hiền triết, thánh thiện nhất, nhiều khi lại là những thằng lưu manh nhất đấy. Mà không, phải gọi chúng là một lũ nộm mới chuẩn, chú ạ. Đấy, chú cứ nhìn bọn trai tráng ngồi đây ăn phở thì biết, chúng nó là tương lai của đất nước cả đấy, trông thằng nào thằng nấy cũng đẫy đà, phổng phao cả, nhưng trong máu, tim, gan, lòng phèo của tụi nó toàn là hê-rô-in, thuốc lắc với giun sán cả. Gớm, cứ nhìn chúng nó ăn nhậu mà chị muốn phát dồ. Việt Nam mình bây giờ hầu như là thằng già phải khiêng thằng trẻ đi chôn. Vậy nhưng chúng nó không biết sợ đâu chú ạ. Dân nhà mình bây giờ chúng nó sống chẳng giống hệ nào cả. Tầu chả ra Tầu, Tây chả ra Tây. Ti vi thì cả ngày lẫn đêm lúc nào cũng thấy “ngổ ngổ, nỉ nỉ”. Ra đường chỗ nào cũng đụng phải tiếng Ăng-lê. Cái phố này duy nhất có quán của chị là không đề tiếng êng-gờ-lích. Cứ đà này mất gốc sớm. Chú về lượn lờ nhiều chú thấy không? Chỗ nào cũng thấy nhậu nhẹt, chè chén, chích choác, chỗ nào cũng thấy xây xây, phá phá, cứ loạn hết cả lên. – Thôi, – bà chủ quán giúi lại tệp tiền vào tay người nhà anh bạn, nói. – Lão nhà tôi đã nói rồi, rượu hôm nay là “fruy”, cầm lấy, kẻo lão ấy biết lại chửi tôi tham, phiền lắm. Thôi nhé, chị đéo “buôn” nữa, kẻo thằng già nhà chị ra, nhìn thấy, lại bảo chị suốt ngày “buôn dưa lê”…
Bạn tôi cùng người nhà rời quán phở một đoạn, anh bèn hỏi người nhà.
- Sao người nhà mình nói chuyện với nhau cộc lốc và tục tĩu thế?
Người nhà anh cười, bảo.
- Thế mới gọi là dân dã. Quán phở sịn cũng có, nhưng tới chỗ đó ăn uống mất sướng. Chú tính ngồi ăn mà cứ có người đứng kè kè bên cạnh, rồi ho một tiếng, hay muốn sỉ mũi một cái cũng phải quay trước ngó sau, hay xin lỗi thằng bên cạnh, thà mình ngồi vỉa hè, bụi bặm, ồn ào một chút nhưng mình vừa ăn, vừa ngắm khung cảnh dân tình qua lại vào lúc buổi sớm, vừa hóng hớt chuyện thế thái, nhân tình, có sướng hơn không?
Bạn tôi bảo: Có lẽ người nhà tôi có lý, bởi cái hương vị ấy quả đúng chỉ có xứ mình mới có.
© Việt Hà
© Đàn Chim Việt
——————————————–
Ghi chú:
* Câu thơ của Tố Hữu
** Tái gầu: nước váng mỡ trong nồi nước phở
*** “lụa” : tiếng lóng, chỉ tay lái sành điệu.
**** C18: Cục cảnh sát điều tra tội phạm