Thanh Hà / Tuấn Thảo, RFI
"Chính quyền Bắc Kinh bắt đầu lo ngại về việc một trang web của giới ly khai Trung Quốc bắt chước Wikileaks để đăng tài liệu bí mật trên mạng. Đối với Bắc Kinh, điều đó có tác động như một quả bom nổ chậm. Theo chuyên gia Mỹ nghiên cứu về Trung Quốc Perry Link, trong tháng 7 vừa qua, thượng tầng ban lãnh đạo Trung Quốc đã nhóm họp lại để bàn về câu hỏi : làm thế nào để đối phó trong trường hợp các tài liệu mật của đảng cộng sản Trung Quốc bị tiết lộ, có cách nào ngăn chặn việc thất thoát thông tin từ trong nội bộ, khi mà các tài liệu có đóng dấu ‘‘bí mật quốc gia’’ đều có thể được bán ra ngoài với giá cao.
Trả lời phỏng vấn của tờ báo South China Morning Post, trụ sở đặt tại Hồng Kông, các nhà ly khai Trung Quốc xin giấu tên, cho biết là mạng của họ không có liên quan gì với Wikileaks. Tuy không phải là chi nhánh, nhưng công việc của hai mạng này lại giống nhau. Theo trang web các nhà ly khai Trung Quốc, từ đây cho đến tháng 6 năm tới, họ sẽ đăng những tài liệu mật đầu tiên của đảng cộng sản Trung Quốc.
Câu hỏi đầu tiên mà giới chuyên gia đặt ra là liệu trang web Trung Quốc này có bảo đảm được an toàn cho các nguồn thông tin hay không. Trái với mạng Wikileaks, có trụ sở đặt tại Châu Âu, trang web này khó thể nào mà hoạt động dễ dàng tại Trung Quốc, nhất là Bắc Kinh có chiến dịch tấn công vào các blogger khi họ viết những bài đả kích chế độ. Trên mạng internet, có rất nhiều thông tin mà Bắc Kinh cho là nhạy cảm, hiện đang lưu hành. Thậm chí có những diễn đàn trên mạng liệt kê các chủ đề, cũng như tập hợp các thông tin ‘‘cấm kỵ’’ mà chính quyền không muốn thấy đăng trên báo chí. Chẳng hạn như phong trào đòi dân chủ Mùa xuân Bắc Kinh, nạn đói trong thời kỳ Bước đại nhảy vọt hay nạn tham nhũng của các cán bộ cao cấp thuộc đảng cộng sản Trung Quốc’’.
Trả lời phỏng vấn của tờ báo South China Morning Post, trụ sở đặt tại Hồng Kông, các nhà ly khai Trung Quốc xin giấu tên, cho biết là mạng của họ không có liên quan gì với Wikileaks. Tuy không phải là chi nhánh, nhưng công việc của hai mạng này lại giống nhau. Theo trang web các nhà ly khai Trung Quốc, từ đây cho đến tháng 6 năm tới, họ sẽ đăng những tài liệu mật đầu tiên của đảng cộng sản Trung Quốc.
Câu hỏi đầu tiên mà giới chuyên gia đặt ra là liệu trang web Trung Quốc này có bảo đảm được an toàn cho các nguồn thông tin hay không. Trái với mạng Wikileaks, có trụ sở đặt tại Châu Âu, trang web này khó thể nào mà hoạt động dễ dàng tại Trung Quốc, nhất là Bắc Kinh có chiến dịch tấn công vào các blogger khi họ viết những bài đả kích chế độ. Trên mạng internet, có rất nhiều thông tin mà Bắc Kinh cho là nhạy cảm, hiện đang lưu hành. Thậm chí có những diễn đàn trên mạng liệt kê các chủ đề, cũng như tập hợp các thông tin ‘‘cấm kỵ’’ mà chính quyền không muốn thấy đăng trên báo chí. Chẳng hạn như phong trào đòi dân chủ Mùa xuân Bắc Kinh, nạn đói trong thời kỳ Bước đại nhảy vọt hay nạn tham nhũng của các cán bộ cao cấp thuộc đảng cộng sản Trung Quốc’’.