Thưa qúy bạn, ai trong chúng ta cũng đã từng ăn mì gói ăn liền, nhưng mấy có ai biết ăn đúng cách? Theo kiểu Việt Nam chúng ta xưa nay là đổ nước vào mì rồi chờ cho mì chín 3 phút là ăn ngay, nhanh gọn. Đó là cách làm mì gói có hại sức khỏe cho bạn, bạn hãy đọc bài dưới đây để thay đổi cách ăn sẽ thay đổi đời sống sức khỏe của bạn càng sớm càng tốt vì "Sức khỏe là Vàng" "Sức khỏe là hạnh phúc an vui".
Thường thì chúng ta nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 phút. Thế là mì sẵn sàng cho ta ăn.
Đấy là cách SAI để nấu mì ăn liền!
Làm cách đó, khi chúng ta nấu sôi các gia vị mà trong đó bột ngọt là chính - bởi vậy mới gọi là "mì chính"! - (MSG: Monosodium glutamate). Nấu thế sẽ làm biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.
Một vấn đề khác là chúng ta có thể đã không biết là sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất 4 hay 5 ngày mới tiêu hoá hết phần sáp này (hèn chi ăn mì gói hay khó chịu bụng).
CÁCH ĐÚNG NHẤT LÀ:
CÁCH ĐÚNG NHẤT LÀ:
1 - Luộc mì trong nồi nước sôi
2 - Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi
3 - Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa.
4 - Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào.
5 - Tuy nhiên, nếu muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm.
Một số lớn bệnh nhân trong tuổi 18-24 ngã bệnh về lá lách như lá lách bị sưng hay nhiễm trùng vì đã thường xuyên ăn mì ăn liền... Nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể.
Câu chuyện phụ đề:
Có một vị người Phật tử thường đi tu học tại Tu Viện Hộ Pháp, Los Angeles , vị này có người bạn bên Canada. Cô bạn này vì muốn có một chiếc xe BMW để bản ngã thân mạng của cô ta ra đường không bị mặc cảm là thua kém với các cô bạn khác nên cô ta chỉ toàn ăn mì gói suốt 3 buổi luôn nhiều tháng để dành tiền trả góp cho chiếc xe mua thiếu của ngân hàng.
Có một vị người Phật tử thường đi tu học tại Tu Viện Hộ Pháp, Los Angeles , vị này có người bạn bên Canada. Cô bạn này vì muốn có một chiếc xe BMW để bản ngã thân mạng của cô ta ra đường không bị mặc cảm là thua kém với các cô bạn khác nên cô ta chỉ toàn ăn mì gói suốt 3 buổi luôn nhiều tháng để dành tiền trả góp cho chiếc xe mua thiếu của ngân hàng.
Một thời gian sau 3 tháng cô bạn đã ngã bệnh vì sức khỏe đề kháng kém cộng thêm lá gan và lá lách đã bị hư nặng. Mặc dù bác sĩ đã tận tình chữa chạy, nhưng cô bạn đó vẫn không được cứu sống và cô ta đã chết để lại xe BMW cho ngân hàng và một bài học vô cùng quý giá cho chúng ta vì phải trả hết một mạng người.
Các bạn chớ có lạm dụng ăn mì gói nhiều, nếu ăn mì trong tô đã gói sẵn mà không tiện để nấu, thì các bạn phải nhớ rửa mì thật kỷ bằng nước sôi trước trước khi dùng, mai mốt quý vị lớn tuổi một chút thì sẽ biết tác hại sức khỏe của nó như thế nào, và khi ăn mì gói ăn liền phải biết nấu đúng cách như bài này đã chia sẻ. Mong thay và rất mong thay!
.................
TinHamburg:
Cách giải thích trong bài này xem ra thiếu cơ sở khoa học.
Glutamat (bột ngọt, mì chính) không tấn công lá lách.
Cho đến nay có nhiều nghi ngờ về tác dụng xấu của bột ngọt (mì chính) chẳng hạn hiện tượng chóng mặt, tim đập mạnh v.v. sau khi ăn (đặc biệt thức ăn Á Châu). Hiện tượng này có tên là "hội chứng nhà hàng Tàu". Nhưng những hiện tượng này thường lại chỉ xuất hiện ở người Mỹ hoặc người Âu Châu; nơi người Á Châu chưa thấy bao giờ nói đến cả. Tưởng cũng nên biết, người Á Châu tiêu thụ 80% tổng số lượng bột ngọt sản xuất trên thế giới. Theo những thử nghiệm sau này thì kết quả không rõ ràng, phần nhiều mang tính chủ quan "thành kiến".
Tác dụng bị nghi ngờ thứ hai là bột ngọt có thể ảnh hưởng đến thần kinh. Điều này cũng chưa chứng minh chắc chắn. Bởi lẽ số lượng gây tác dụng phải nằm ở liều lượng rất lớn. Có nghi ngờ cho rằng acid glutamin có thể xâm nhập vào não khi hệ mạch máu não nằm trong trạng thái không bình thường, và qua đó có thể gây nên bệnh Parkinson hoặc Alzheimer. Tuy nhiên điều này cũng không chắc chắn, ngay cả khi liều lượng sử dụng cao hơn bình thường. Bởi lẽ phân tử glutamat không thể đi qua được màng chắn máu vào não và như thế cũng không thể gây tác dụng.
Hẳn nhiên là không nên dùng bột ngọt quá nhiều. Ngoài Bắc Việt, ngay cả đến nay, thói quen sử dụng mì chính như một loại gia vị tương đối nguy hiểm, bởi lẽ liều lượng quá lớn khi dùng thìa để múc vào chén phở/bún - đấy là chưa nói đến mùi vị. Ăn phở chứ có phải ăn mì ... chính đâu mà đổ lắm thế?
Vấn đề thứ hai: bảo rằng trên sợi mì có phủ một lớp sáp là nói chuyện ... nhảm. Không cần bàn ở đây.
Lý do chínhgây tác dụng xấu khi ăn nhiều mì ăn liền chính là gói mỡ kèm theo. Thường thì có hai gói, một gói gia vị và một gói mỡ. Mỡ này trong quá trình sản xuất do nhiệt độ cao đã biến thành dạng gesättigte Fette (saturated fatty - hổng biết tiếng Việt nói làm sao), rất khó tiêu, nên thường tụ lại trong máu dẫn đến việc làm tăng mức Cholesteron.
Một trong những nhiệm vụ của lá lách là đào thải những hồng huyết cầu già cỗi. Khi lượng mỡ khó tiêu lưu hành quá nhiều trong máu thì sẽ tạo khó khăn cho việc đào thải hồng huyết cầu già cỗi. Mỡ còn có thể làm cản trở tiến trình làm việc của lá lách và làm cho nó bị sơ cứng.
Túm lại, theo nhận định của thầy lang băm TinHamburg, thì mì ăn liền tự thân chẳng có gì cả, với điều kiện là phải vứt hai cái gói bột nêm và mỡ kia đi, thay vào đó ta phi hành thơm lên, trải lên vài lát bò tái hoặc chín, thêm mấy con tôm luộc bóc vỏ, nêm nếm theo khẩu vị... thì nó sẽ thành một tô mì rất hấp dẫn. Còn nếu làm biếng thì xài bột nêm cũng được. Nhưng cần nhất là phải loại trừ gói mỡ kèm theo; đó chính là nguyên nhân độc hại.
.................
TinHamburg:
Cách giải thích trong bài này xem ra thiếu cơ sở khoa học.
Glutamat (bột ngọt, mì chính) không tấn công lá lách.
Cho đến nay có nhiều nghi ngờ về tác dụng xấu của bột ngọt (mì chính) chẳng hạn hiện tượng chóng mặt, tim đập mạnh v.v. sau khi ăn (đặc biệt thức ăn Á Châu). Hiện tượng này có tên là "hội chứng nhà hàng Tàu". Nhưng những hiện tượng này thường lại chỉ xuất hiện ở người Mỹ hoặc người Âu Châu; nơi người Á Châu chưa thấy bao giờ nói đến cả. Tưởng cũng nên biết, người Á Châu tiêu thụ 80% tổng số lượng bột ngọt sản xuất trên thế giới. Theo những thử nghiệm sau này thì kết quả không rõ ràng, phần nhiều mang tính chủ quan "thành kiến".
Tác dụng bị nghi ngờ thứ hai là bột ngọt có thể ảnh hưởng đến thần kinh. Điều này cũng chưa chứng minh chắc chắn. Bởi lẽ số lượng gây tác dụng phải nằm ở liều lượng rất lớn. Có nghi ngờ cho rằng acid glutamin có thể xâm nhập vào não khi hệ mạch máu não nằm trong trạng thái không bình thường, và qua đó có thể gây nên bệnh Parkinson hoặc Alzheimer. Tuy nhiên điều này cũng không chắc chắn, ngay cả khi liều lượng sử dụng cao hơn bình thường. Bởi lẽ phân tử glutamat không thể đi qua được màng chắn máu vào não và như thế cũng không thể gây tác dụng.
Hẳn nhiên là không nên dùng bột ngọt quá nhiều. Ngoài Bắc Việt, ngay cả đến nay, thói quen sử dụng mì chính như một loại gia vị tương đối nguy hiểm, bởi lẽ liều lượng quá lớn khi dùng thìa để múc vào chén phở/bún - đấy là chưa nói đến mùi vị. Ăn phở chứ có phải ăn mì ... chính đâu mà đổ lắm thế?
Vấn đề thứ hai: bảo rằng trên sợi mì có phủ một lớp sáp là nói chuyện ... nhảm. Không cần bàn ở đây.
Lý do chínhgây tác dụng xấu khi ăn nhiều mì ăn liền chính là gói mỡ kèm theo. Thường thì có hai gói, một gói gia vị và một gói mỡ. Mỡ này trong quá trình sản xuất do nhiệt độ cao đã biến thành dạng gesättigte Fette (saturated fatty - hổng biết tiếng Việt nói làm sao), rất khó tiêu, nên thường tụ lại trong máu dẫn đến việc làm tăng mức Cholesteron.
Một trong những nhiệm vụ của lá lách là đào thải những hồng huyết cầu già cỗi. Khi lượng mỡ khó tiêu lưu hành quá nhiều trong máu thì sẽ tạo khó khăn cho việc đào thải hồng huyết cầu già cỗi. Mỡ còn có thể làm cản trở tiến trình làm việc của lá lách và làm cho nó bị sơ cứng.
Túm lại, theo nhận định của thầy lang băm TinHamburg, thì mì ăn liền tự thân chẳng có gì cả, với điều kiện là phải vứt hai cái gói bột nêm và mỡ kia đi, thay vào đó ta phi hành thơm lên, trải lên vài lát bò tái hoặc chín, thêm mấy con tôm luộc bóc vỏ, nêm nếm theo khẩu vị... thì nó sẽ thành một tô mì rất hấp dẫn. Còn nếu làm biếng thì xài bột nêm cũng được. Nhưng cần nhất là phải loại trừ gói mỡ kèm theo; đó chính là nguyên nhân độc hại.