Trung tâm thương mại ASEAN tại Mátxcơva bị đóng cửa, bà con người Việt chạy sang Dubrovka.
Vậy là trung tâm thương mại cuối cùng của người Việt ở Mátxcơva đã đội nón ra đi... trong những ngày đầu tháng 2.2011.
Sở dĩ nói “cuối cùng” vì đó là cơ sở vật chất do người Việt đứng ra chủ trì - không phải như các khu vực chợ búa hay trung tâm khác núp dưới bóng các ông chủ người Nga.
Chợ ASEAN ra đời vào thời kỳ những năm đầu 2000, cùng sánh vai với các “đàn anh”: Saliut, Sông Hồng, Vôicốp, Tôgi... (thế hệ đi trước từ những năm 90 - và nay cũng đã trở thành nỗi nhớ trong tâm khảm của bao nhiêu bà con người Việt tại Mátxcơva. Mặc dù sinh sau đẻ muộn, nhưng nó đã góp phần tạo cho bà con bao nhiêu công ăn việc làm. Tuy không sầm uất như các chợ đàn anh nói trên, nhưng lượng khách hàng vào thứ bảy, chủ nhật nơi đây cũng để bà con có chút vốn giắt lưng.
Chợ quy tụ khoảng vài trăm người bán hàng, vừa VN vừa Nga - những người bán hàng ăn lương hằng ngày (300 rúp - tương đương 10USD, cộng với tiền phần trăm món hàng bán được). Bởi theo luật Nga: Cấm người nước ngoài bán hàng, nên bà con người VN phải thuê người Nga ra bán hộ, họ chỉ lấp ló đâu đó. Khi có đoàn kiểm tra đến thì tùy nghi di tản. Cách thức đối phó thành dạn dĩ như cơm bữa của người Việt tại các chợ ở Nga.
Ở ASEAN, không chỉ có những dãy bán hàng khang trang, mà có cả nhà hàng phục vụ tiệc tùng, ăn uống... khá tươm tất. Các dịch vụ khác: Hàng khô, tươi sống, đại lý vé máy bay, giấy tờ, chuyển tiền... phục vụ cho bà con chu đáo. Có thể nói mô hình sinh hoạt cho cộng đồng như vậy là khép kín. Ngoài ra, còn có một Cty du lịch của người VN phục vụ cho không chỉ người Việt.
Ban quản trị ở ASEAN cũng qua 2 chủ người Việt. Chủ trước là anh “Xuân Tàu” (bởi anh chuyên đánh hàng từ Trung Quốc sang) và chị Hằng. Cổ phần sau đó bán lại cho anh Dũng (đồng thời là ông chủ của Trung tâm thương mại (TTTM) Tôgi - đã bị giải thể từ năm 2007). “- Thật là buồn các anh ạ, chợ đang hoạt động được chứ đâu phải đến nỗi?” - mấy anh chị trong ban quản trị nói.
Sau khi ASEAN bị xóa sổ, bà con đa số kéo nhau sang bên anh “Du” ngay bên cạnh. Du là từ gọi tắt của TTTM Dubrovka (ảnh) (lấy luôn tên hiệu metro - ga xe điện ngầm Dubrovka làm tên của TTTM) nằm sát nách ASEAN - chỉ cách có 10m! Nó lại gần ga xe điện ngầm hơn ASEAN đến 1/2 đoạn đường, hàng hóa thì cũng như nhau.
Trung tâm này vốn là của 1 tập đoàn mang tên “2000” do mấy người Hoa làm chủ, từ chợ Vòm (Cherkizov) thất thủ năm 2009 kéo về đây lập ấp. Thực tình thì TTTM ASEAN không thể đọ được về tầm vóc và các tiêu chuẩn cần có ở thời điểm khắt khe hiện nay khi chính quyền thành phố ra chỉ tiêu. Nhất là mục: Cấm người nước ngoài buôn bán lẻ. Trong khi chợ Việt vừa là ông chủ Việt, người bán cũng là người Việt. Một bài toán khó.
Cũng như ở ASEAN, tại TTTM Dubrovka mức độ khách hàng vẫn vậy. Bởi ga xe điện ngầm Dubrovka lượng khách lên xuống nơi đây rất thưa thớt. Chỉ thứ bảy và chủ nhật là khách đông hơn tí chút. Anh Lê Công - bán hàng vải bò - tâm sự: “Đành phải chờ thời thôi. Túc tắc thế này được đồng nào hay đồng đó. Bây giờ chẳng biết chạy đâu?”.
Chợ ASEAN ra đời vào thời kỳ những năm đầu 2000, cùng sánh vai với các “đàn anh”: Saliut, Sông Hồng, Vôicốp, Tôgi... (thế hệ đi trước từ những năm 90 - và nay cũng đã trở thành nỗi nhớ trong tâm khảm của bao nhiêu bà con người Việt tại Mátxcơva. Mặc dù sinh sau đẻ muộn, nhưng nó đã góp phần tạo cho bà con bao nhiêu công ăn việc làm. Tuy không sầm uất như các chợ đàn anh nói trên, nhưng lượng khách hàng vào thứ bảy, chủ nhật nơi đây cũng để bà con có chút vốn giắt lưng.
Chợ quy tụ khoảng vài trăm người bán hàng, vừa VN vừa Nga - những người bán hàng ăn lương hằng ngày (300 rúp - tương đương 10USD, cộng với tiền phần trăm món hàng bán được). Bởi theo luật Nga: Cấm người nước ngoài bán hàng, nên bà con người VN phải thuê người Nga ra bán hộ, họ chỉ lấp ló đâu đó. Khi có đoàn kiểm tra đến thì tùy nghi di tản. Cách thức đối phó thành dạn dĩ như cơm bữa của người Việt tại các chợ ở Nga.
Ở ASEAN, không chỉ có những dãy bán hàng khang trang, mà có cả nhà hàng phục vụ tiệc tùng, ăn uống... khá tươm tất. Các dịch vụ khác: Hàng khô, tươi sống, đại lý vé máy bay, giấy tờ, chuyển tiền... phục vụ cho bà con chu đáo. Có thể nói mô hình sinh hoạt cho cộng đồng như vậy là khép kín. Ngoài ra, còn có một Cty du lịch của người VN phục vụ cho không chỉ người Việt.
Ban quản trị ở ASEAN cũng qua 2 chủ người Việt. Chủ trước là anh “Xuân Tàu” (bởi anh chuyên đánh hàng từ Trung Quốc sang) và chị Hằng. Cổ phần sau đó bán lại cho anh Dũng (đồng thời là ông chủ của Trung tâm thương mại (TTTM) Tôgi - đã bị giải thể từ năm 2007). “- Thật là buồn các anh ạ, chợ đang hoạt động được chứ đâu phải đến nỗi?” - mấy anh chị trong ban quản trị nói.
Sau khi ASEAN bị xóa sổ, bà con đa số kéo nhau sang bên anh “Du” ngay bên cạnh. Du là từ gọi tắt của TTTM Dubrovka (ảnh) (lấy luôn tên hiệu metro - ga xe điện ngầm Dubrovka làm tên của TTTM) nằm sát nách ASEAN - chỉ cách có 10m! Nó lại gần ga xe điện ngầm hơn ASEAN đến 1/2 đoạn đường, hàng hóa thì cũng như nhau.
Trung tâm này vốn là của 1 tập đoàn mang tên “2000” do mấy người Hoa làm chủ, từ chợ Vòm (Cherkizov) thất thủ năm 2009 kéo về đây lập ấp. Thực tình thì TTTM ASEAN không thể đọ được về tầm vóc và các tiêu chuẩn cần có ở thời điểm khắt khe hiện nay khi chính quyền thành phố ra chỉ tiêu. Nhất là mục: Cấm người nước ngoài buôn bán lẻ. Trong khi chợ Việt vừa là ông chủ Việt, người bán cũng là người Việt. Một bài toán khó.
Cũng như ở ASEAN, tại TTTM Dubrovka mức độ khách hàng vẫn vậy. Bởi ga xe điện ngầm Dubrovka lượng khách lên xuống nơi đây rất thưa thớt. Chỉ thứ bảy và chủ nhật là khách đông hơn tí chút. Anh Lê Công - bán hàng vải bò - tâm sự: “Đành phải chờ thời thôi. Túc tắc thế này được đồng nào hay đồng đó. Bây giờ chẳng biết chạy đâu?”.
Võ Hoài Nam (từ Mátxcơva)