"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Mittwoch, 23. Februar 2011

Báo Lao Động là đài của Trung Hoa

Nguyễn Tuấn Ngọc - Tờ Lao Động, một tờ báo có uy tín đã đăng một cái tin sáng nay rất ngu ngốc khi đưa tin thác Bản Giốc của Việt Nam là của Trung Hoa, sau đó bài báo này đã bị gỡ xuống .
Tin trên báo Lao động do Quỳnh Trang dịch từ mạng Sina của Trung Hoa
 
“Nằm ở thị trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, thác nước Detian (hay còn gọi là thác Đức Thiên) từng được biết đến là một trong 10 thác nước hùng vĩ nhất thế giới và cũng nằm trong danh sách những cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời nhất đất nước Trung Hoa.
Thác Detian nằm ngang biên giới hai nước Trung Việt, hình thành ba bậc, rộng hơn 100 mét, độ chênh lệch gần 50 mét, phong cảnh vô cùng tráng lệ. Mỗi mùa xuân – hạ – thu – đông, thác Detian lại có một dáng vẻ riêng.

Mùa xuân, hai bên bờ sông Quy Xuân hoa mộc miên (hoa gạo) nhuộm đỏ dòng thác trắng muốt. Mùa hè, tiếng thác nước ầm ầm, xối xả. Đến mùa thu, từng lớp từng lớp ruộng bậc thang bên thác nước ngả màu vàng ruộm, dòng nước trở nên trong vắt. Bước vào mùa đông thì mực nước ở thác hạ thấp, dòng nước phẳng lặng, yên ả”.( Nguồn tin trên Lao Động điện tử).

Vượt gần 300km từ Hà Nội lên thị xã Cao Bằng, thêm gần 100km nữa để vào huyện lỵ Trùng Khánh và ngược về xã Đàm Thủy, thác Bản Giốc hiện ra ngỡ ngàng trong vẻ đẹp nguyên sơ và trinh bạch giữa núi rừng Việt Bắc ( báo Tuổi trẻ từng viết vậy) không hiêủ tại sao bọn biên tập báo Lao Động lại cho đăng tin này. Còn phóng viên thì tất nhiên quá ngu.

Tờ Thanh Tra Việt Nam lấy lại nguồn tin.
 
“Thác Bản Giốc gồm hai phần: phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, không có tranh chấp; phần thác thấp gắn liền với sông Quây Sơn. Theo Công ước Pháp – Thanh, đường biên giới đi giữa sông Quây Sơn đến thác và mốc 53 nằm phía trên thác đánh dấu sự chuyển hướng đường biên giới từ sông lên bờ. Hiện nay ta và Trung Quốc chưa PGCM đoạn biên giới khu vực này nhưng có thể khẳng định phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, phần thác thấp sẽ được phân giới theo luật pháp và tập quán quốc tế về trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến tàu thuyền đi lại được, hoàn toàn không có chuyện Việt Nam mất thác Bản Giốc như một số người nói. Hàng triệu lượt khách du lịch đến thác Bản Giốc đều biết rất rõ điều này.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, về tổng thể, các giải pháp đạt được trong việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền nói chung và đối với hai khu vực cụ thể nói trên là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của cả hai bên”.

Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng (nguồn Bộ ngoại giao Việt Nam)

Thác Bản Giốc, tiếng Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Giốc (德天-板約), là một thác nước nằm trên biên giới Việt Nam và Trung Quốc; phần thác phụ và nửa phía Nam của thác chính thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía Bắc của thác chính thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc.

Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia (Sau thác Iguazu giữa Brasil – Argentina, thác Victoria nằm giữa Zambia – Zimbabwe; và thác Niagara giữa Canada và Hoa Kỳ)[cần dẫn nguồn].

Thác Bản Giốc hiện nay là thắng cảnh du lịch. Thác Bản Giốc cũng đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh đặc sắc. Ngoài giá trị du lịch và nghệ thuật, thác cũng là một tiềm năng thủy điện.
(nguồn Wikipedia)

Facebook của Nguyễn Tuấn Ngọc .