Vương quốc Na-Uy được biết đến nhiều nhất là nơi ban phát giải Nobel Hòa Bình. Đặc biệt thời gian vừa qua, cả thế giới đều hướng về Vương Quốc nhỏ bé tận vùng Bắc cực này, khi Ủy Ban Nobel quyết định trao giải Nobel Hòa Bình năm 2010 cho nhà tranh đấu nổi tiếng tại Trung quốc: Ông Lưu Hiểu Ba. Và người ta lại càng lưu ý và xúc động hơn khi theo dõi Buổi Lễ Phát Giải được chiếu trên các đài truyền hình:
Người đoạt giải vẫn đang nằm trong nhà tù, và chiếc ghế dành cho Ông được để trống một cách trang trọng, mang nhiều ý nghĩa nhất. Người ta cũng biết tới Na-Uy là một đất nước mà người dân có đời sống cao nhất địa cầu.
Hình ảnh một nhà tù được bài trí trông như “khách sạn 3 sao” trong ngày Nhà Vua Harald V cắt băng khánh thành,đã làm nhiều người ngạc nhiên đến độ nghi ngờ. Riêng có một điều tất nhiên ai cũng biết, đây là một xứ với mùa đông dài băng giá. Có người còn phóng đại thêm là ở Na-Uy có 6 tháng ban đêm và 6 tháng ban ngày! Nhưng dường như chỉ có ít người biết được rằng, ở cái đất nước lạnh lẽo chưa có đến 5 triêu dân ấy, lại là nơi nồng ấm nhất của lòng nhân đạo, đã mở rộng vòng tay đón nhận và tận tình chăm sóc cho gần 20.000 người tỵ nạn Việt Nam ( thuyền nhân và đoàn tụ).
Na-Uy là vương quốc của dầu hỏa và thương thuyền. Các tàu chở dầu thường có những hải trình trên biển Đông. Nhờ vậy mà nhiều người Việt vượt biển được họ cứu vớt, đưa vào Singapore, Nhật Bản. Những năm đầu, người tỵ nạn được chăm lo một thời gian rồi đưa thẳng về định cư ở Na-Uy. Những năm sau này, vì số lượng ngày càng nhiều, họ được chuyển sang trại chuyển tiếp Bataan , Phi Luât Tân. Những ai đã từng ở trại này chắc hẳn còn nhớ Vùng 1, là Vùng dành riêng cho những thuyền nhân được tàu Na-Uy vớt.
Họ được chăm sóc chu đáo nhất, học tiếng Na-Uy với các thầy cô giáo được tuyển chọn từ các trường học Na-Uy, và vị đại sứ Na-Uy tại Phi Luật Tân, bình dân, hiền lành, phúc hậu thường xuyên đến thăm hỏi, chuyển quà cáp từ Sở Tỵ Nạn Na-Uy gởi tặng. Cả bà bộ trưởng Xã Hội cũng thường bay sang thăm viếng.
Có lẽ trong hàng triêu người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, người Việt ở Na-Uy được chăm sóc tận tình chu đáo nhất và bảo lãnh gia đình đoàn tụ trong một thời gian nhanh nhất. Trẻ em được học tiếng Việt, mà thầy cô giáo được tuyển chọn hầu hết là các nhà giáo chuyên nghiệp tỵ nạn tại đây. Có khi trong lớp chỉ cần 4 học trò, cũng có riêng một vị thầy giáo. Môn Việt ngữ được tính điểm trong kỳ thi Trung học. Bà con ở các nước khác ghé thăm Na-Uy, ai cũng ngạc nhiên khi thấy trẻ em Việt Nam ở đây đa số đều nói giỏi tiếng Việt.
Tỷ lệ thành đạt của sinh viên gốc Việt cũng rất đáng hãnh diện. Hiện nay đã có rất nhiều kỷ sư, bác sĩ, luật sư, tiến sĩ tốt nghiệp. Một số trở thành giảng sư tại các trường đại học. Điều đáng hãnh diện hơn, là trong số những người trẻ thành đạt này, một số lớn đang tích cực tham gia gánh vác những công tác Cộng Đồng thay cho thế hệ cha anh. Nhờ vậy mà Cộng Đồng người Việt tỵ nạn tại Na-Uy luôn đoàn kết và giữ vững khí thế đấu tranh chống lại tập đoàn CS đang xích hóa và nô dịch quê hương dân tộc.
Hội Người Việt Tỵ Nạn Tại Na-Uy (được thành lập từ lúc những nhóm người Việt đầu tiên đến định cư) cũng đã trải qua những thăng trầm. Nhưng cách nay vài năm, với sự hổ trợ của các vị lãnh đạo tinh thần, các vị cao niên và cưu quân nhân VNCH, Hội được tái phục hoạt, với Ban Chấp Hành là một thành phần trí thức trẻ đầy nhiệt huyết, đứng đầu là Kiến Trúc Sư Nguyễn Minh Tuấn, một người dấn thân liên tục trong các công tác của Cộng Đồng từ lúc là một sinh viên. Hội NVTN không những đã lấy lại được phong đô mà ngày càng phát triển, vững mạnh. Ngày Hội Xuân Tân Mão mới đây do Hội tổ chức tại một vùng phụ cận thủ đô Oslo, đã qui tụ trên 600 người tham dư. Số lượng vượt quá sự ước mong của chính Ban Tổ Chức.
Điều đáng vui mừng hơn là một Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân đã được thành hình, anh Bác sĩ trẻ Nguyễn Đức Hóa đang là Hội Trưởng Hội NVTN cũng là Trưởng Ủy Ban này, tiếp nối công trình của anh cựu Hội Trưởng Nguyễn Minh Tuấn, với sự cộng tác đắc lực của một bác sĩ trẻ khác, đa tài và rất khiêm nhượng, mà mọi người ai cũng biết danh, Nguyễn Ngọc Khang, cùng với sự hậu thuẫn của các Tôn Giáo, Hội Đoàn và nhiều nhân sĩ, bạn trẻ có lòng khác.
Tượng Đài Thuyền Nhân là niềm mong ước của tất cả những người Việt tỵ nạn CS tại Na-Uy. Để tưởng niệm những thân nhân, bà con, đồng hương đã bỏ mình trên đường vượt thoát. Là biểu tượng của lòng biết ơn đối với đất nước và nhân dân Na-Uy đã cứu vớt, cưu mang. Cũng để nhắc nhớ căn cước của chính mình, và lưu lại cho các thế hệ con cháu ngày sau
Mọi thủ tục hành chánh ban đầu, có qua vài khó khăn, nhưng cuối cùng đã hoàn tất. Hội Đồng Thành Phố Thủ Đô Oslo đã chấp thuận một địa điểm đẹp đẽ và trang trọng trong khu vực nổi tiếng Bygdøy, bên cạnh Norsk Sjøfartsmuseum (Norwegian Maritime Museum) để đặt tượng đài. Mọi người đang nô nức vận động và đóng góp tiền nong. Từ Hội Ái Hữu Cựu Quân Nhân, Hội Cao Niên, các Hội Đoàn Người Việt Tỵ Nạn tại các địa phương, cùng một số đoàn thể khác…, cho đến các vị Thượng Tọa, Linh Mục. cũng đang kêu gọi hội viên, tín hữu của mình.
Nghe nói Chính phủ Na-Uy có thể tài trợ cho công trình đặc biệt này, nhưng Cộng Đồng Người Việt quyết định không xin, bởi vì không thể để cho người ban ơn lại giúp tiền bạc cho người mang ơn mua một món quà tặng họ. Hơn nữa đây là việc của chúng ta, bổn phận và vinh dự của mỗi người, cơ hội để chúng ta nói lời cám ơn đến ân nhân cũng chinh là quê hương thứ hai đã cưu mang mình.
Trong danh sách gần 150 người đóng góp đầu tiên, có một số người đang sống ở Mỹ, Canada và Úc Châu. Họ là những người trong số thuyền nhân được tàu Na-Uy cứu vớt và cưu mang trước khi đến một đệ tam quốc gia đoàn tụ với gia đình. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều người vui mừng đóng góp cho một việc rất nên làm này. Bởi người Việt tỵ nạn chúng ta, những người từng dám đánh đổi cả chính mạng sống để đi tìm Tự Do và Giá Trị Của Con Người, tất nhiên không thể là những kẻ vong ơn, chỉ biết qua sông rồi quên mất con đò. Huống hồ, con đò này đã đưa chúng ta từ một địa ngục sang đến thiên đường.
(Muốn biết mình được tàu nào vớt, vớt ngày nào, cùng mọi chi tiết khác về Tượng Đài Thuyền Nhân, xin vào đọc website : www.thuyennhannauy.com )
Với tấm lòng biết ơn và nỗ lực của những ngưởi Việt tỵ nạn tại Nauy, và cả những thuyền nhân từng được tàu Na-Uy cứu vớt đang định cư ở các quốc gia khác, nhất định một Tượng Đài Thuyền Nhân uy nghi sẽ được an vị đúng ngày N, giờ G ấn định, trước sự chứng kiến với lòng cảm kích và niềm vinh dự của tất cả mọi người. Xin cám ơn Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Na-Uy, xin cám ơn Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân Na-Uy, cùng các Hội Đoàn và các vị có lòng, đã thay mặt cho gần 20.000 người Việt tỵ nạn tại Na-Uy, làm một việc rất đáng làm, và rất đáng được hoan nghênh..
California, ngày 20.2.2011
Phạm Tín An Ninh
(một thuyền nhân)
* Source: http://www.thuyennhannauy.com/
Hình ảnh một nhà tù được bài trí trông như “khách sạn 3 sao” trong ngày Nhà Vua Harald V cắt băng khánh thành,đã làm nhiều người ngạc nhiên đến độ nghi ngờ. Riêng có một điều tất nhiên ai cũng biết, đây là một xứ với mùa đông dài băng giá. Có người còn phóng đại thêm là ở Na-Uy có 6 tháng ban đêm và 6 tháng ban ngày! Nhưng dường như chỉ có ít người biết được rằng, ở cái đất nước lạnh lẽo chưa có đến 5 triêu dân ấy, lại là nơi nồng ấm nhất của lòng nhân đạo, đã mở rộng vòng tay đón nhận và tận tình chăm sóc cho gần 20.000 người tỵ nạn Việt Nam ( thuyền nhân và đoàn tụ).
Na-Uy là vương quốc của dầu hỏa và thương thuyền. Các tàu chở dầu thường có những hải trình trên biển Đông. Nhờ vậy mà nhiều người Việt vượt biển được họ cứu vớt, đưa vào Singapore, Nhật Bản. Những năm đầu, người tỵ nạn được chăm lo một thời gian rồi đưa thẳng về định cư ở Na-Uy. Những năm sau này, vì số lượng ngày càng nhiều, họ được chuyển sang trại chuyển tiếp Bataan , Phi Luât Tân. Những ai đã từng ở trại này chắc hẳn còn nhớ Vùng 1, là Vùng dành riêng cho những thuyền nhân được tàu Na-Uy vớt.
Họ được chăm sóc chu đáo nhất, học tiếng Na-Uy với các thầy cô giáo được tuyển chọn từ các trường học Na-Uy, và vị đại sứ Na-Uy tại Phi Luật Tân, bình dân, hiền lành, phúc hậu thường xuyên đến thăm hỏi, chuyển quà cáp từ Sở Tỵ Nạn Na-Uy gởi tặng. Cả bà bộ trưởng Xã Hội cũng thường bay sang thăm viếng.
Có lẽ trong hàng triêu người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, người Việt ở Na-Uy được chăm sóc tận tình chu đáo nhất và bảo lãnh gia đình đoàn tụ trong một thời gian nhanh nhất. Trẻ em được học tiếng Việt, mà thầy cô giáo được tuyển chọn hầu hết là các nhà giáo chuyên nghiệp tỵ nạn tại đây. Có khi trong lớp chỉ cần 4 học trò, cũng có riêng một vị thầy giáo. Môn Việt ngữ được tính điểm trong kỳ thi Trung học. Bà con ở các nước khác ghé thăm Na-Uy, ai cũng ngạc nhiên khi thấy trẻ em Việt Nam ở đây đa số đều nói giỏi tiếng Việt.
Tỷ lệ thành đạt của sinh viên gốc Việt cũng rất đáng hãnh diện. Hiện nay đã có rất nhiều kỷ sư, bác sĩ, luật sư, tiến sĩ tốt nghiệp. Một số trở thành giảng sư tại các trường đại học. Điều đáng hãnh diện hơn, là trong số những người trẻ thành đạt này, một số lớn đang tích cực tham gia gánh vác những công tác Cộng Đồng thay cho thế hệ cha anh. Nhờ vậy mà Cộng Đồng người Việt tỵ nạn tại Na-Uy luôn đoàn kết và giữ vững khí thế đấu tranh chống lại tập đoàn CS đang xích hóa và nô dịch quê hương dân tộc.
Hội Người Việt Tỵ Nạn Tại Na-Uy (được thành lập từ lúc những nhóm người Việt đầu tiên đến định cư) cũng đã trải qua những thăng trầm. Nhưng cách nay vài năm, với sự hổ trợ của các vị lãnh đạo tinh thần, các vị cao niên và cưu quân nhân VNCH, Hội được tái phục hoạt, với Ban Chấp Hành là một thành phần trí thức trẻ đầy nhiệt huyết, đứng đầu là Kiến Trúc Sư Nguyễn Minh Tuấn, một người dấn thân liên tục trong các công tác của Cộng Đồng từ lúc là một sinh viên. Hội NVTN không những đã lấy lại được phong đô mà ngày càng phát triển, vững mạnh. Ngày Hội Xuân Tân Mão mới đây do Hội tổ chức tại một vùng phụ cận thủ đô Oslo, đã qui tụ trên 600 người tham dư. Số lượng vượt quá sự ước mong của chính Ban Tổ Chức.
Điều đáng vui mừng hơn là một Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân đã được thành hình, anh Bác sĩ trẻ Nguyễn Đức Hóa đang là Hội Trưởng Hội NVTN cũng là Trưởng Ủy Ban này, tiếp nối công trình của anh cựu Hội Trưởng Nguyễn Minh Tuấn, với sự cộng tác đắc lực của một bác sĩ trẻ khác, đa tài và rất khiêm nhượng, mà mọi người ai cũng biết danh, Nguyễn Ngọc Khang, cùng với sự hậu thuẫn của các Tôn Giáo, Hội Đoàn và nhiều nhân sĩ, bạn trẻ có lòng khác.
Tượng Đài Thuyền Nhân là niềm mong ước của tất cả những người Việt tỵ nạn CS tại Na-Uy. Để tưởng niệm những thân nhân, bà con, đồng hương đã bỏ mình trên đường vượt thoát. Là biểu tượng của lòng biết ơn đối với đất nước và nhân dân Na-Uy đã cứu vớt, cưu mang. Cũng để nhắc nhớ căn cước của chính mình, và lưu lại cho các thế hệ con cháu ngày sau
Mọi thủ tục hành chánh ban đầu, có qua vài khó khăn, nhưng cuối cùng đã hoàn tất. Hội Đồng Thành Phố Thủ Đô Oslo đã chấp thuận một địa điểm đẹp đẽ và trang trọng trong khu vực nổi tiếng Bygdøy, bên cạnh Norsk Sjøfartsmuseum (Norwegian Maritime Museum) để đặt tượng đài. Mọi người đang nô nức vận động và đóng góp tiền nong. Từ Hội Ái Hữu Cựu Quân Nhân, Hội Cao Niên, các Hội Đoàn Người Việt Tỵ Nạn tại các địa phương, cùng một số đoàn thể khác…, cho đến các vị Thượng Tọa, Linh Mục. cũng đang kêu gọi hội viên, tín hữu của mình.
Nghe nói Chính phủ Na-Uy có thể tài trợ cho công trình đặc biệt này, nhưng Cộng Đồng Người Việt quyết định không xin, bởi vì không thể để cho người ban ơn lại giúp tiền bạc cho người mang ơn mua một món quà tặng họ. Hơn nữa đây là việc của chúng ta, bổn phận và vinh dự của mỗi người, cơ hội để chúng ta nói lời cám ơn đến ân nhân cũng chinh là quê hương thứ hai đã cưu mang mình.
Trong danh sách gần 150 người đóng góp đầu tiên, có một số người đang sống ở Mỹ, Canada và Úc Châu. Họ là những người trong số thuyền nhân được tàu Na-Uy cứu vớt và cưu mang trước khi đến một đệ tam quốc gia đoàn tụ với gia đình. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều người vui mừng đóng góp cho một việc rất nên làm này. Bởi người Việt tỵ nạn chúng ta, những người từng dám đánh đổi cả chính mạng sống để đi tìm Tự Do và Giá Trị Của Con Người, tất nhiên không thể là những kẻ vong ơn, chỉ biết qua sông rồi quên mất con đò. Huống hồ, con đò này đã đưa chúng ta từ một địa ngục sang đến thiên đường.
(Muốn biết mình được tàu nào vớt, vớt ngày nào, cùng mọi chi tiết khác về Tượng Đài Thuyền Nhân, xin vào đọc website : www.thuyennhannauy.com )
Với tấm lòng biết ơn và nỗ lực của những ngưởi Việt tỵ nạn tại Nauy, và cả những thuyền nhân từng được tàu Na-Uy cứu vớt đang định cư ở các quốc gia khác, nhất định một Tượng Đài Thuyền Nhân uy nghi sẽ được an vị đúng ngày N, giờ G ấn định, trước sự chứng kiến với lòng cảm kích và niềm vinh dự của tất cả mọi người. Xin cám ơn Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Na-Uy, xin cám ơn Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân Na-Uy, cùng các Hội Đoàn và các vị có lòng, đã thay mặt cho gần 20.000 người Việt tỵ nạn tại Na-Uy, làm một việc rất đáng làm, và rất đáng được hoan nghênh..
California, ngày 20.2.2011
Phạm Tín An Ninh
(một thuyền nhân)
* Source: http://www.thuyennhannauy.com/