"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Freitag, 20. August 2010

TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG THÁCH THỨC

(Đài Australia 5/8)

Đây là loạt bài của biên tập viên đài Australia khu vực châu Á-Thái Bình Dương Graeme Dobell nghiên cứu về những thách thức của Trung Quốc trong thập kỷ tiếp theo – những bước chuyển đổi trong vấn đề tiết kiệm, dân số, sự mong đợi của nhân dân, các vấn đề ưu tiên về kinh tế và vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới.

Bài 1: Cơ cấu chính trị và kinh tế toàn cầu

Người dân Trung Quốc đã cảm nhận được những thay đổi diễn ra trên nhiều phương diện trong lòng quốc gia này nhưng các nước láng giềng thì chỉ mới đột ngột nhận ra nó. Trong thế kỷ 20, hãng Toyota của Nhật Bản đã mơ ước chiếm lĩnh thị trường xtrâylia txtrâylia tại Mỹ, thế nhưng giờ đây giấc mơ này đang chuyển sang thị trường Trung Quốc.

Giáo sư Xue Jin Jun từ Đại học Nagoya cho biết Công ty Toyota đã sản xuất ô tô cho Mỹ. Họ thiết kế và chế tạo ô tô cho thị trường này. Từ giờ trở đi, Toyota sẽ sản xuất ô tô cho Trung Quốc bởi người dân nước này ngày càng trở nên giàu có. Điều này nghĩa là nếu không có nền kinh tế Trung Quốc thì chúng ta phải cơ cấu lại nền kinh tế toàn cầu. Ông nói “Trung Quốc đang trở thành một xã hội hiện đại hóa”.

Giáo sư Peter Drysdale từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) cho rằng quy mô phát triển và đặc điểm của Trung Quốc sẽ tạo ra một hiệu ứng phản hồi mạnh mẽ bởi các nước khác trên thế giới đang phải điều chỉnh mọi mặt trong đời sống chính trị và kinh tế. Người ta cảm nhận được tác động của sự điều chỉnh này trong thương mại và sản xuất, giá cả thế giới, dòng chảy vốn quốc tế, thị trường tài chính và môi trường cũng như khí hậu. Một bước tiến lớn trong việc tái điều chỉnh này là việc đưa nhóm các nước G20 trở thành một thể chế liên chính phủ chiếm ưu thế, thay thế cho nhóm nước G8 trước đây từng thống trị châu Âu.

Theo Giáo sư Drysdale, trọng tâm của G20 hiện nay là phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, chức năng lâu dài của nhóm nước này là hỗ trợ vai trò mới của Trung Quốc trên trường quốc tế. Ông nhận định: “Về nguyên tắc, nhóm G20 có thể là một công cụ hiệu quả và quan trọng đối với Trung Quốc để các nước trên thế giới có thể hiểu rõ Trung Quốc hơn, ít nhất là trên phương diện kinh tế. Hơn nữa, nhóm G20 có thể hỗ trợ Trung Quốc trong việc thực hiện quy trình giải quyết các vấn đề mà Trung Quốc và các nước khác trên thế giới phải phối hợp giải quyết nếu muốn thành công”.

Trên trường quốc tế, Trung Quốc đang chuyển dịch từ một đế chế tiếp nhận thành một đế chế thực hiện. Ví dụ, trước đây Trung Quốc là một đế chế tiếp nhận khi nước này dành cả thập kỷ cuối của thế kỷ 20 để đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau một thập kỷ gia nhập WTO, Trung Quốc hiện được yêu cầu trợ giúp thiết kế và điều hành hệ thống quốc tế, chứ không còn tiếp nhận và thực hiện theo kế hoạch như trước đây. Giáo sư Garnaut từ Đại học Melbourne nhận xét: “Trong thế giới hiện đại, thế giới và Trung Quốc không thể để nền kinh tế lớn này của thế giới chỉ là một đất nước chỉ tiếp nhận và thực hiện theo kế hoạch đề ra bởi như vậy sẽ có quá nhiều rủi ro và người nắm vai trò lãnh đạo không được xác định rõ. Trung Quốc sẽ phải trở thành một bộ phận xây dựng hệ thống quốc tế để từ đó mở đường phát triển cho nền kinh tế nước nhà”.

Giáo sư Woo Wing Thye từ Đại học California cho rằng Trung Quốc biết họ đang phải đối mặt với sự giận dữ, những câu hỏi và sự nghi ngờ ngày càng gia tăng từ phía Mỹ. Một trong những khó khăn của Bắc Kinh là bản thân Trung Quốc chưa quyết định được sẽ ứng dụng quyền lực và vị thế toàn cầu mới như thế nào. Ông nói: “Tôi cho rằng Trung Quốc đang bối rối ở chỗ họ muốn hoạt động trên cả hai cấp độ: là một đế chế tiếp nhận theo lối bảo thủ ở cấp độ quốc tề và trở thành một đế chế điều hành ngày càng năng nổ ở cấp độ khu vực”.

Giáo sư Woo cho rằng Trung Quốc muốn kiểm soát và điều hành cơ cấu quyền lực mới nổi lên tại châu Á. Tuy nhiên, trong phạm vi rộng hơn trên trường quốc tế, Trung Quốc khá bảo thủ, không muốn thay đổi nguyên trạng trong tổ chức Liên Hợp Quốc, trong hệ thống thương mại đa phương hay những thỏa thuận toàn cầu về các vấn đề như khí thải nhà kính.

Theo Giáo sư Woo Wing Thye, thái độ của Trung Quốc trong những vấn đề như vậy giống như “Hãy để tôi yên, để tôi làm giàu trước và sau đó tôi sẽ giúp các nước khác trong các vấn đề toàn cầu. Hãy để tôi làm giàu rồi tôi sẽ thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường”.

Bài 2: Vấn đề dân số già

Trung Quốc hiện đang nỗ lực để trở thành nước giàu trước khi dân số nươc này trở nên già cỗi. Theo tiến sĩ Kinh tế học Jane Golley thuộc Đại học Quốc gia Australia, trước đây, nguồn lao động dồi dào là động lực lớn thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc. Nó đã giúp cho Trung Quốc trở thành “công xưởng” sản xuất các mặt hàng cho thế giới do chi phí nhân công và chi phí sản xuất thấp. Nguyên nhân của hiện tượng này là do phần lớn dân số của Trung Quốc đều tham gia lực lượng lao động. Bên cạnh đó, chính sách một con và sự phát triển kinh tế đã khiến cho tỉ lệ sinh giảm xuống và số người sống phụ thuộc cũng giảm.

Vào những năm 50 của thế kỉ trước, Trung Quốc đã đạt được mục tiêu giảm mạnh tỉ lệ tử vong và sau đó vào thập kỷ 70, Trung Quốc tiếp tục đạt được mục tiêu giảm tỉ lệ sinh một cách nhanh chóng nhờ chính sách một con. Điều này đồng nghĩa với việc dân số nước này ngày càng trở nên già cỗi với số lượng trẻ em ngày càng ít đi. Vì vậy, viễn cảnh dân số già đang dần trở thành hiện thực và là điều không thể tránh khỏi.

Giáo sư Zhao Zhongwei, Đại học Quốc gia Australia cho biết, Trung Quốc hiện có 1,35 tỉ người và cho đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 1,46 tỉ người. Theo ước tính, vào thời điểm đó, Trung Quốc sẽ trở thành nước đxtrâyliang dân thứ hai trên thế giới. Sau đó, dân số nước này sẽ giảm xuống còn 1,4 tỉ người vào năm 2050. Trung Quốc vốn có rất ít kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới dân số già. Vào năm 1970, Trung Quốc chỉ có khoảng 54 triệu người có tuổi thọ trên 60. Tuy nhiên, đến năm 2050, quốc gia này sẽ có khoảng 440 triệu người trên 60 tuổi.

Theo Giáo sư Yao Yang, Đại học Bắc Kinh, trong vòng 15 năm tới, nguồn cung lao động của Trung Quốc sẽ giảm mạnh vì lúc đó nước này không còn nhiều lao động dư thừa như hiện nay. Sự thay đổi cơ cấu dân số sẽ gây ra nhiều thách thức cho mô hình kinh tế Trung Quốc vốn từng có tác động lớn tới các nước khác trên thế giới. Ngoài ra, nó còn gây áp lực về chi phí nhân cxtrâyliang. Mặc dù nguồn cung lao động giảm khiến người lao động có lợi hơn vì chi phí nhân công tăng lên nhưng nó lại tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chắc chắn cũng dẫn đến nhiều thay đổi trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với các nước.

Giáo sư Yao Yang nói: “Trong 10 năm qua, giai đoạn quá độ về dân số đã diễn ra rất tích cực và đây là nguyên nhân khiến Trung Quốc thặng dư ngân sách lớn như hiện nay. Chính phủ đã tiết kiệm được hơn 50% GDP và sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu này trong 10 năm tới. Tuy nhiên, dù sớm hay muộn, giai đoạn quá độ tích cực này cũng sẽ qua đi. Trung Quốc sẽ dần mất đi lợi thế của lực lượng lao động dồi dào và tỉ lệ người ngoài độ tuổi lao động sẽ bắt đầu tăng lên do số lượng người già ngày càng nhiều. Hơn nữa, tình trạng dư thừa lao động sẽ sớm chấm dứt”.

Theo giáo sư Yao, khi trở thành một nước có dân số già, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự như Nhật Bản hiện nay. Trong vòng 15 đến 20 năm tới, thế hệ của giáo sư Yao Yang sẽ bước vào độ tuổi tuổi 65 – 70. Đó sẽ là thời kỷ đỉnh điểm của vấn đề dân số già bởi những người cùng thế hệ của ông được sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước sẽ trở nên già cỗi.

Bài 3: Biến đổi khí hậu

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Côpenhaghen về biến đổi khí hậu, phải chăng Trung Quốc đã nhấn chìm cơ hội đi tới một thỏa thuận quốc tế trong việc đối phó với hiện tượng ấm lên toàn cầu hay chỉ đơn thuần không muốn để Mỹ và châu Âu bắt nạt?

Một sự thật quan trọng trong thất bại tại Côpenhaghen là nếu cần có một giải pháp về vấn đề biến đổi khí hậu, thì đó phải là một giải pháp có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc.

Là quốc gia thải lượng khí carbon lớn nhất thế giới, Trung Quốc là trọng tâm phát sinh vấn đề đồng thời cũng là chìa khóa để giải quyết vấn đề. Trung Quốc thực hiện một cách miễn cưỡng và có điều kiện. Sự tranh cãi của Trung Quốc quanh vấn đề biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Hội nghị Côpenhaghen vào tháng 12/2009. Theo giáo sư Woo Wing Thye từ Đại học California, cách ứng xử của Trung Quốc tại Côpenhaghen thể hiện sự thiếu tinh tế trong ngoại giao.

Ganh đua quyền lực

Giáo sư Woo Wing Thye nhận xét: “Việc Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vắng mặt trong phiên kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Côpenhaghen đã được coi là sự hiểu nhầm về vai trò của Trung Quốc trên thế giới và về những gì người ta mong đợi từ sự đóng góp của Trung Quốc”.

Biến đổi khí hậu là một trong hàng loạt vấn đề đối kháng quốc tế giữa một bên là Trung Quốc, một cường quốc mới nổi, và một bên là Mỹ, một cường quốc vốn có tiềm lực mạnh mẽ.

Giáo sư Stephen Howes, Đại học quốc gia Australia cho rằng việc thiếu vai trò lãnh đạo của Mỹ trong một giải pháp quốc tế về vấn đề khí hậu sẽ thực sự làm nảy sinh nhiều vấn đề cho Trung Quốc: “Tôi không nói rằng Trung Quốc là nước đi trước trong vấn đề biến đổi khí hậu. Nước này thường đi sau trong các cuộc đàm phán quốc tế. Việc đi sau cũng không gây cản trở nếu những nhà lãnh đạo thực hiện tốt việc điều hành. Tuy nhiên, nếu ngay cả những nhà lãnh đạo cũng không hoàn thành trách nhiệm đó, người dân sẽ không tuân theo và dẫn đến nảy sinh vấn đề. Đó là một trong những khó khăn thực sự đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Họ bị mắc kẹt trong một cái vòng luẩn quẩn mà vấn đề biến đổi khí hậu chỉ là một ví dụ. Còn đó những thảm họa tiềm ẩn mà thế giới không có khả năng giải quyết hiệu quả mà nguyên nhân là cuộc ganh đua sức mạnh giữa hai cường quốc Trung – Mỹ trong khi châu Âu đã bị loại khỏi cuộc chơi vào phút cuối. Đó là lý do Hội nghị Côpenhaghen thất bại. Thỏa thuận tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc, dù diễn ra khi nào và ở đâu cũng sẽ đưa cả thế giới tới giai đoạn tiếp theo của tình trạng biến đổi khí hậu và những vấn đề toàn cầu nghiêm trọng khác”.

Môi trường lên tiếng

Giáo sư Woo Wing Thye cho rằng vấn đề môi trường đã làm nảy sinh nhiều khó khăn trong việc giữ gìn quyền lực của Trung Quốc ở trong nước và quốc tế. Thách thức bên ngoài là Trung Quốc cần phải thỏa mãn những đòi hỏi của cộng đồng quốc tế. Còn trong nước, liệu Trung Quốc có đạt được mục tiêu làm lắng dịu dư luận hay không? Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ đạt mục tiêu cắt giảm 40-50% lượng khí thải cacbon trên đơn vị GDP vào năm 2020 so với năm 2005. Giáo sư Thye nói: “Mất quyền lực cũng giống như tình cảnh không có nước sinh hoạt hoặc không khí quá ô nhiễm đến mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Thất bại thứ hai bắt nguồn từ việc nước ngoài sẽ chặn mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thông qua các biện pháp trừng phạt thương mại. Các biện pháp này có thể dưới hình thức cắt giảm ngân quỹ để giải quyết những bất đồng về sự mất cân bằng thương mại và vai trò của Trung Quốc trong lượng khí thải cácbon toàn cầu. Đây có lẽ là vấn đề lớn nhất mà Chính phủ Trung Quốc vấp phải trong khi giải quyết nhiều khó khăn. Hơn bao giờ hết, Trung Quốc cần thể hiện sự tinh tế trong chính sách ngoại giao của mình”.

Trong 20 năm tới, Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo giáo sư Ross Garnaut, điều này có nghĩa là Trung Quốc phải nhận một số trách nhiệm để giải quyết thành công vấn đề biến đổi khí hậu. Ông cho rằng thách thức đối với Trung Quốc là việc bớt coi trọng lợi ích kinh tế quốc gia để nhìn nhận lợi ích kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực ra sao do các thảm họa khí hậu: “Hậu quả nghiêm trọng từ các thảm họa môi trường đối với Trung Quốc bắt nguồn từ tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu chứ không phải từ những nguyên nhân khác. Tất cả các vấn đề môi trường trong nước đang được giải quyết ngay ở giai đoạn đầu của quy trình tăng trưởng thu nhập theo đúng những mong muốn của người dân. Tuy nhiên, một nước đơn độc không thể giải quyết được vấn đề khí hậu toàn cầu. Đến năm 2030, nếu lượng khí thải nhà kính không giảm xuống, nếu tất cả các nước trong 20 năm tới đều hành động như hiện nay, lúc đó thị trường vốn sẽ tăng giá và có thể phá hủy nền kinh tế toàn cầu”.

Bài 4: Trung Quốc bỏ qua lời khuyên của Mỹ giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc muốn bắt kịp các nước phát triển càng nhanh càng tốt. Đó là lý do tại sao Trung Quốc tiết kiệm và đầu tư ở mức cao nhất từ trước tới nay. Một trong những điểm chính gây đau đầu trong quan hệ Trung-Mỹ là yêu cầu Washington đòi hỏi Bắc Kinh thả nổi đồng nhân dân tệ hay ít nhất là nâng giá trị của đồng tiền này. Nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn này là do mức độ đầu tư cũng như các khoản tiền tiết kiệm khổng lồ của Trung Quốc và những ảnh hưởng trong lĩnh vực xuất khẩu khi Trung Quốc đóng vai trò mới là “công xưởng” của thế giới.

Trung Quốc rất giàu về các khoản tiền tiết kiệm. Sự tích cóp tài sản – các khoản tiết kiệm và đầu tư – đã biến các ngân hàng của Trung Quốc trở thành những ngân hàng hàng đầu thế giới.

Bằng việc huy động vốn trên thị trường, bốn trên tám ngân hàng lớn nhất thế giới hiện thuộc về Trung Quốc. 6 năm trước đây, không một ngân hàng nào của Trung Quốc giữ vị trí cao trong số các ngân hàng lớn nhất thế giới.

Theo lý thuyết, như tạp chí ‘The Economist’ nêu ra hồi đầu tháng 7/2010, các ngân hàng Trung Quốc hiện là những ngân hàng chiếm lĩnh thị trường với hàng tấn tiền đang ngày càng tăng từ nguồn huy động vốn trong nước và có đủ khả năng mua bất cứ công ty tài chính nào.

Giáo sư Max Corden từ Đại học Melbourne nhận định nguồn tiết kiệm của Trung Quốc đã giúp kiềm chế mức lạm phát toàn cầu và tai ương sẽ xảy ra với các nước khác trên thế giới nếu Trung Quốc ngừng chính sách tiết kiệm.

“Bạn sẽ nói gì nếu bạn muốn Trung Quốc thực hiện theo quan điểm của nền kinh tế thế giới? Bạn có muốn họ tiết kiệm nhiều và dồn khoản tiền tiết kiệm này vào thị trường thế giới như đã từng làm hay muốn họ nghe lời khuyên của các nghị sĩ Mỹ, không tiết kiệm nhiều tiền hay đầu tư trong nước, sau đó đưa vào thị trường thế giới để lãi suất gia tăng?”, Giáo sư Corden nêu vấn đề.

Lực lượng lao động dư thừa khổng lồ của Trung Quốc đang dần co lại do sự thay đổi trong thành phần dân số. Lực lượng lao động trẻ ngày càng giảm, nghĩa là lợi nhuận và tiền mặt sẽ dần chuyển đổi từ kênh đầu tư sang tiền lương trả cho người lao động.

Giáo sư Ross Garnaut, giảng viên trường Đại học Melbourne cho rằng nhu cầu lao động ở Trung Quốc trong thập kỷ tiếp theo sẽ thúc đẩy việc gia tăng mức tiền công. Nhu cầu này sẽ đảo ngược xu hướng tiền công giảm dài hạn cân xứng với Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc.

Như vậy, Trung Quốc sẽ giảm lượng tiền tiết kiệm. Giáo sư Garnaut cho rằng Mỹ sẽ dần đạt được những gì nước này đòi hỏi từ phía Trung Quốc nhưng kết quả thu được sẽ không có gì thú vị.

Giáo sư Garnaut nhận xét: “Dù tốt hay không đối với Trung Quốc hay các nước khác trên thế giới, trong tương lai, lượng tiền tiết kiệm dư thừa cho các nguồn đầu tư quốc tế sẽ ngày càng giảm. Một số nghị sĩ sẽ vui mừng nhưng không thể quá vui mừng trước khoản nợ công khổng lồ của Mỹ. 100% GDP phải được chuyển thành món nợ dài hạn với mức lãi suất cao hơn đáng kể và Chính phủ Mỹ phải tăng mức thuế chỉ để tài trợ cho những khoản lãi suất đã cam kết bởi họ không thể thanh toán được các khoản nợ. Đây sẽ là phần chính trong câu chuyện 20 năm tới”.

Mặc dù vậy, Trung Quốc không vội vàng thay đổi chính sách đã tạo nên khoản tiền tiết kiệm và ngân sách đầu tư khổng lồ. Theo Giáo sư Woo Wing Thye, giảng viên tại Đại học Kinh tế và Tài chính Trung ương Bắc Kinh, thế giới đã đưa ra rất nhiều ý kiến đề xuất với Trung Quốc về biện pháp tái cân bằng nền kinh tế, trong đó có ý kiến của Mỹ: “Trung Quốc nên tiêu thụ nhiều hơn, nghĩa là tăng tổng chỉ tiêu chính phủ. Để giảm lạm phát, Trung Quốc cần đầu tư ít hơn. Người ta nói rằng Trung Quốc đầu tư trên 40% GDP. Mức đầu tư này lớn hơn tất cả các nước khác, nghĩa là Trung Quốc đã đầu tư quá nhiều”.

Giáo sư Woo cho biết Trung Quốc muốn bắt kịp các nước phát triển càng nhanh càng tốt. Đó là lý do tại sao Trung Quốc tiết kiệm và đầu tư ở mức cao nhất từ trước tới nay. Ông cho rằng Trung Quốc đã hiểu những lời kêu gọi thay đổi chính sách kinh tế từ các nước khác đồng nghĩa với những lời khuyên giảm nhịp độ phát triển kinh tế.

Giáo sư Woo nói: “Kêu gọi Trung Quốc ăn nhiều hon và đầu tư ít hơn nghĩa là bảo nước này bắt kịp với các nước khác chậm hơn. Trung Quốc khó có thể tăng trưởng với tốc độ như trước đây nếu đầu tư ít hơn bởi tăng trưởng nghĩa là mở rộng năng lực sản xuất, trừ khi có bước đột phá công nghệ cho phép Trung Quốc có thể sản xuất nhiều hơn so với nguồn vốn đầu tư. Điều đó chắc chắn không thể xảy ra. Như vậy toàn thể nhân dân Trung Quốc đồng lòng để đạt mục tiêu gì? Mục tiêu đó chính là bắt kịp tốc độ phát triển của các nước giàu trên thế giới”.

Bài 5: Ôxtrâylia nối lại mối quan hệ với Trung Quốc thời hậu Rudd

Tại sao nhiều người Trung Quốc cảm thấy khó hiểu khi ông Kevin Rudd phải rời chức vụ Thủ tướng? Khi ông Kevin Rudd bị truất quyền hồi tháng 7/2020, Công đảng không chỉ ép một Thủ tướng mà còn là một chuyên gia nói thành thạo tiếng Phổ thông Trung Quốc của nước Ôxtrâylia rời khỏi chính trường.

Kevin Rudd và Trung Quốc

Kevin Rudd dường như là một người có khả năng bẩm sinh trong việc tiếp nhận những kiến thức về Trung Quốc. Ông hiểu biết rất rõ về đất nước này và nói được tiếng Phổ thông trôi chảy. Tuy nhiên, trong thời gian đương nhiệm, ông đã “húc bức tường” Trung Quốc. Có lẽ ông Rudd đã nói quá thẳng thắn về những thách thức mà một đất nước đang phát triển như Trung Quốc sẽ vấp phải, và về những thay đổi bất thường mà Trung Quốc sẽ gây ra cho các nước khác trên thế giới.

Cựu Thủ tướng Ôxtrâylia K.Rudd phát biểu: “Mặc dù có một quá trình phát triển khá dài và tham gia cộng đồng quốc tế, không ai biết rõ Trung Quốc mới nổi lên sẽ đi theo con đường như thế nào và vai trò của nước này trong quá trình định hình trật tự thế giới trong tương lai sẽ ra sao”.

Sự hiểu biết sâu sắc của ông Rudd về Trung Quốc cũng có nghĩa là ông sẵn sàng đánh giá về những vấn đề của nước này hơn so với các vị lãnh đạo khác. Chính vì vậy, ông đã phải trả giá cho bản tính quá thật thà của mình. Năm 2009, mối quan hệ Trung Quốc-Australia đã trải qua gian đoạn căng thẳng nhất trong một thập kỷ. Trong mắt của Bắc Kinh, Thủ tướng Rudd đã làm mếch lòng Chính phủ Trung Quốc bởi ông thể hiện mối quan ngại về vấn đề Tây Tạng hay Sách Trắng Quốc phòng của Australia đã chỉ ra những nguy cơ về sự phát triển của quân đội Trung Quốc. Trung Quốc đã thua thầu trong vụ mua phần lớn cổ phần của Công ty Khai thác Mỏ Rio Tinto, và sau đó không lâu Trung Quốc đã bắt giữ một quan chức điều hành của công ty khai thác mỏ này tại Thượng Hải với tội danh đánh cắp bí mật kinh doanh và hối lộ.

Tất cả những sự kiện này là những gì ông Rudd đã thể hiện trong bài phát biểu cuối cùng về Trung Quốc, hai tháng trước khi ông bị buộc phải từ chức. Ông Rudd đã đưa ra ba viễn cảnh khá tăm tối: Trung Quốc là mối đe dọa, là một đối thủ cạnh trạnh trực tiếp với Mỹ để giành quyền kiểm soát thế giới hoặc bản thân Trung Quốc là một nước chỉ quan tâm tới quyền lợi quốc gia. Phát biểu về những nguy cơ này, ông nói: “Những người chủ trương cứng rắn cho rằng sự phát triển của Trung Quốc là mối đe dọa cho trật tự toàn cầu hiện nay. Một số ý kiến ngược lại được một số nước đang phát triển và một số trường đại học ủng hộ. Ý kiến này cho rằng Bắc Kinh nên thay thế Oasinhton để trở thành hình mẫu cho các nước đang phát triển noi theo. Một ý kiến khác coi Trung Quốc như một vị cứu tinh của thế giới xuất hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Một ý kiến khác nữa lại cho rằng Trung Quốc ngày càng cư xử như một kẻ hám lợi, thiếu nhạy cảm và thiếu trách nhiệm trong các vấn đề kinh tế toàn cầu. Trên thực tế, số các ý kiến trái chiều của các nước phương Tây và nội bộ trong nước về Trung Quốc và tương lai của nước này tương đương nhau”.

Vai trò và trách nhiệm của ông Kevin Rudd

Liệu có phải sự biểu biết của cựu Thủ tướng Kevin Rudd về Trung Quốc đã gây ra những vấn đề trong mối quan hệ với Bắc Kinh? Giáo sư Peter Drysdale, một học giả hàng đầu của Australia về vấn đề châu Á không tán thành ý kiến trên.

Giáo sư Peter Drysdale bình luận: “Nếu nói chuyện với tầng lớp trí thức của Trung Quốc, bạn sẽ thấy họ cảm thấy khó hiểu về việc ông Rudd phải rời bỏ chức vụ thủ tướng. Mặc dù Trung Quốc gặp nhiều vấn đề trong quá trình làm việc với vị thủ tướng có kiến thức rất sâu sắc về Trung Quốc này, mặc dù có thời điểm nhiều sự kiện đã ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai nước từ cả hai phái nhưng những người thuộc tâng lớp trên của Trung Quốc lại thấy rằng ông Rudd là người hiểu rõ đất nước họ và rất quan tâm thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước. Như vậy, tôi hoàn toàn không tán thành ý kiến cho rằng ông Rudd là nguyên nhân khiến quan hệ Trung-Ôxtrâylia gặp trở ngại. Ông Rudd đã vấp phải một số vấn đề trong việc duy trì mối quna hệ do bối cảnh chính trị trong nước. Tuy nhiên, ông đã nâng mối quan hệ này lên một tầm cao mới”.

Tiến sĩ Richard Rigby, một nhà cựu ngoại giao Ôxtrâylia, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại Canbơrơ, cho rằng sự phát triển của Trung Quốc nghĩa là người dân Australia phải đối mặt với những vấn đề về Trung Quốc thường xuyên hơn trước đây. Ông nhận định dù ai đắc cử Thủ tướng trong cuộc bầu cử sắp tới cũng sẽ phải đối mặt với thách thức này trong vấn đề Trung Quốc. Ông nói: “Đầu tiên, tôi cần nói rằng thủ tướng sắp đắc sử sẽ phải nhanh chóng bắt đầu nghiên cứu về Trung Quốc. Nhiều người vẫn chưa hiểu được điều này mặc dù họ bàn luận khá nhiều về tầm quan trọng và tầm vóc của Trung Quốc. Không phải Trung Quốc đang trở nên mạnh hơn. Nước này sẵn có những tiềm năng lớn. Tôi nghĩ một thách thức thực sự đối với những người hoạch định chính sách tại Ôxtrâylia, không chỉ trong chính phủ mà cả trong các doanh nghiệp ở tất cả mọi nơi, là việc suy nghĩ về thực tế thế giới đã thay đổi như thế nào do ảnh hưởng của những gì đang diễn ra tại Trung Quốc”./.