Nếu USS George Washington được coi là người vận chuyển bất khả chiến bại thì DF-21D của TQ được coi là “kẻ hạ gục người vận chuyển”.
Nhận xét trên được đăng tải trên một Tạp chí quân sự của Autralia. Vấn đề tên lửa DF-21D của Trung Quốc trở thành nội dung đặc biệt trên các phương tiện truyền thông Mỹ và báo chí phương tây.
Trong một bài báo, hãng thông tấn AP cho rằng sức mạnh của tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D có thể làm “cân bằng số dư sức mạnh trên biển” trước đây. (“Cân bằng số dư sức mạnh trên biển”: Hiện nay trên thế giới, hàng không mẫu hạm George Washington của Mỹ có thể được coi là “bất khả chiến bại” do chưa có tên lửa diệt hạm của nước nào có khả năng đánh chìm. Do đó sức mạnh trên biển của Mỹ được xem là lớn nhất. Tên lửa DF-21D do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo được giới thiệu có khả năng đánh chìm tàu sân bay của Mỹ, nên có thể coi DF-21D là yếu tố cân bằng sức mạnh với Mỹ trên biển.)
Theo phân tích của một số chuyên gia quân sự nước ngoài, với nền tảng công nghệ radar của Trung Quốc hiện nay, mục tiêu tàu sân bay có thể bị phát hiện từ đường chân trời, máy bay hải quân hoặc tàu ngầm. Các dữ liệu thu được sẽ gửi tới tên lửa DF-21D để tấn công các tàu sân bay Mỹ.
Tốc độ bay của tên lửa DF-21D khoảng 7-10 Mach, mỗi giây tên lửa DF-21D đạt tốc độ trung bình là 2.380 mét, nếu tấn công tàu sân bay trong cự ly 1.000km, toàn bộ quá trình bay mất 420,16 giây (khoảng 7 phút). Độ sai lệch của DF-21D có thể đạt đến CEP 90 m. Với khả năng mang 900kg thuốc nổ, đầu đạn DF-21D có phạm vi sát thương đạt khoảng 300-500 mét. Theo những thông số như vậy, USS George Washington hoàn toàn có thể là “bia tập bắn” của DF-21D trên biển.
Tốc độ bay của tên lửa DF-21D khoảng 7-10 Mach, mỗi giây tên lửa DF-21D đạt tốc độ trung bình là 2.380 mét, nếu tấn công tàu sân bay trong cự ly 1.000km, toàn bộ quá trình bay mất 420,16 giây (khoảng 7 phút). Độ sai lệch của DF-21D có thể đạt đến CEP 90 m. Với khả năng mang 900kg thuốc nổ, đầu đạn DF-21D có phạm vi sát thương đạt khoảng 300-500 mét. Theo những thông số như vậy, USS George Washington hoàn toàn có thể là “bia tập bắn” của DF-21D trên biển.
Cách đây không lâu, khi thông tin về DF-21D có vẻ như là một ý tưởng viển vông nhưng càng ngày, những thông số (nếu không bị thổi phồng) được công bố cho thấy mức độ nguy hiểm của nó.
Điều đặc biệt, ngoài Trung Quốc, có một số quốc gia khác theo đuổi ý tưởng này và thực hiện một số thiết kế biến đổi tên lửa đạn đạo cho nhiệm vụ tiêu diệt tàu sân bay, như Ukraina với tên lửa METCH (Sword) và Thunder. Tuy nhiên, phạm vi chiến đấu của các tên lửa này chỉ khoảng 120-290 km, thua xa so với khoảng cách 1.000 km của DF-21D.
Trước đây, Hải quân Liên Xô từng trao nhiệm vụ tấn công tàu sân bay cho tên lửa hành trình siêu âm SS-N-19, có cự ly phóng đạt 500km. Các chuyên gia Nga cho biết tên lửa này được phóng dựa trên sự định vị của vệ tinh.
Kế thừa gia sản quốc phòng Liên Xô, Nga cũng từng có kế hoạch sử dụng máy bay ném bom mang tên lửa Kh22, có cự ly phóng khoảng 400-500 km để tiêu diệt tàu sân bay. Đặc biệt, tên lửa có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường.
MrLinh: Trong khi đó ở một bài viết khác thì chính ông Đô đốc Robert Willard, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đánh giá thấp tên lửa DF-21D
Trong con mắt của giới quân sự Mỹ, khả năng tiêu diệt tàu sân bay của tên lửa DF-21D là rất xa vời.
Đây là loại vũ khí mà các chuyên gia đánh giá là mang lại cho Bắc Kinh sức mạnh quân sự tác động đến sự ủng hộ của Mỹ đối với các đồng minh trong khu vực Thái Bình Dương.
Đô đốc Robert Willard, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, tiết lộ với báo Asahi Shimbun của Nhật Bản vào hôm 26/12 rằng: Loại tên lửa đạn đạo đối hạm mới (ASBM) của Trung Quốc hiện trong giai đoạn đầu của quá trình triển khai sau khi đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm.
Tướng bốn sao Robert Willard, người được đánh giá là thẳng thắn và luôn hoài nghi về những tuyên bố của Trung Quốc trong việc xây dựng sức mạnh quân sự vì mục đích hòa bình, cho biết: Mỹ đánh giá về quá trình triển khai tên lửa đạn đạo đối hạm là dựa trên thông tin báo chí của Trung Quốc và những vụ thử nghiệm liên tiếp.
Loại vũ khí mới, là biến thể “D” phát triển từ tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 của Trung Quốc, đã được thử nghiệm phóng tên lửa di động vào vũ trụ, trở lại không gian và sau đó tấn công mục tiêu.
Tuy nhiên, các quan chức quân sự đánh giá việc sử dụng tên lửa đạn đạo tấn công các tàu trên biển là một nhiệm vụ rất khó khăn đòi hỏi phải có sự tham gia của một số các hệ thống cảm biến trên không, trên biển và trong không gian; các hệ thống định vị; và công nghệ điều khiển tấn công chính xác – một khả năng không phải là điểm mạnh của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
Khi được hỏi về hệ thống tích hợp, Đô đốc Willard nói rằng: “Nói chung, để có được loại tên lửa có khả năng tấn công phủ đầu thì hệ thống đó phải thực hiện được các mô hình bay như thiết kế”.
Ngoài ra, Đô đốc Willard cho biết, Mỹ cho rằng “các bộ phận cấu thành của tên lửa đạn đạo đối hạm đã được phát triển và thử nghiệm”, thì các vụ thử nghiệm của Trung Quốc lại không đạt được kết quả như mong muốn. “Chúng tôi chưa được chứng kiến một vụ thử nghiệm trên biển đối với toàn bộ hệ thống”, Đô đốc Willard nói.
Tiếp đó, Đô đốc Willard cho biết ông không đánh giá tên lửa mới và lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn đối với Mỹ và lực lượng đồng minh của Mỹ (lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc đã được mở rộng đáng kể trong thập kỷ qua).
Tổng hợp từ báo Đất Việt