Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho ông Trương Văn Tuyến vào ngày 13/6 vừa qua. |
Hiểu My
Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), ông Trương Văn Tuyến đã gạt mạnh chiếc micro của một đài truyền hình khi phóng viên nhà đài hỏi về món nợ đang cận kề của Vinashin, kèm theo lời cảnh báo: “Đừng bao giờ hỏi tôi về điều này!”.
Cuộc phỏng vấn đột ngột kết thúc trước sự ngơ ngác của rất đông phóng viên báo đài, bởi những câu hỏi trước, về việc hoàn thành kế hoạch đóng tàu, giải quyết lương, BHXH cho người lao động… đều được vị tổng giám đốc này hào hứng chia sẻ…
Có thể hiểu áp lực rất lớn của người đang cầm lái con tàu Vinashin, song những phóng viên có mặt tại cuộc phỏng vấn hôm đó cảm thấy hụt hẫng và buồn. Hôm đó trời rất lạnh, lại là ngày nghỉ, phóng viên đã phải dậy đi từ rất sớm kịp có mặt ở Hải Phòng để chứng kiến sự hồi sinh của tập đoàn này sau 60 ngày đêm thi đua hoàn thành kế hoạch SXKD năm 2010…
Tại Hội thảo về nợ công mới đây, ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã dẫn ra những con số và đưa ra những cảnh báo về những nguy cơ làm tăng nợ công, trong đó có đề cập đến Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Nghĩa lưu ý: “Hôm nay có phóng viên báo đài tham dự, đề nghị đừng có đưa những điều vớ vẩn này lên…”.
Mọi người bất ngờ và cười ồ với đề nghị rất “lạ” của vị Phó Chủ tịch Ủy ban. Sau đó, cũng không thấy có báo nào đưa thông tin đó lên thật…
Hôm gặp gỡ báo chí trao đổi về tình hình hoạt động của đơn vị mình, Giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) TP. Hà Nội, ông Đào Thái Phúc, cho biết, một trong những công việc mà KBNN Hà Nội làm được trong thời gian qua là đã kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, nhất là chi mua sắm ô tô, từ chối thanh toán nhiều trường hợp chi không đúng quy định.
Khi đề nghị được cung cấp thông tin cụ thể hơn, ông Phúc thành thật: “Đây quả là vấn đề khó nói. Đúng là không có quy định nào nói đó là bí mật, không được công bố… Nhưng tôi có thể nói nhỏ thế này, giữa năm 2008, trong bối cảnh suy giảm kinh tế, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 390/2008/QĐ-Ttg về việc điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách năm 2008 phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát. Thế nhưng, đến 31/12/2009, xấp xỉ gần 1.000 hồ sơ ô tô gửi sang kho bạc, trong đó Bộ nhiều nhất là trên 600 cái… Báo chí hỏi thì chúng tôi nói nhưng chúng tôi cũng suy nghĩ lắm, không biết có nên đưa vào báo cáo không và đưa mức độ nào…”.
Một số liệu mà KBNN Hà Nội công bố là trong quá trình thu chi tiền mặt, cán bộ kho quỹ KBNN Hà Nội đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 413 món, với tổng số tiền 373 triệu đồng.
“Thực tế con số này còn lớn hơn vì rất nhiều trường hợp khách nộp thừa tiền đã được trả lại nhưng không lập biên bản, bởi thành tích của mình lại là khuyết điểm của người khác. Mặc dù được trả lại tiền thừa nhưng không ít trường hợp người đi nộp tiền về vẫn bị cơ quan kiểm điểm, cho nghỉ việc… Vậy nên rất nhiều trường hợp kho bạc trả lại tiền thừa cho khách hàng chúng tôi không thống kê…”, ông Phúc chia sẻ.
Trong cuộc sống, những chuyện khó nói như thế không phải là hiếm. Vấn đề vẫn là cách ứng xử như thế nào…
.....................................
Ca dao có câu:
Thứ nhất sợ kẻ anh hùng
Thứ nhì sợ kẻ khốn cùng liều thây!
Cứ trong lời nói mà suy thì hai tên Trương Văn Tuyến và Lê Xuân Nghĩa đều thuộc loại lưu manh.
Theo Lê Xuân Nghĩa thì Tài Chính Quốc Gia là "những điều vớ vẩn"! Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nghĩ thế mà Việt Nam không đi ăn mày thì mới là chuyện lạ. Phải hỏi lại xem tên này đã ăn cắp công quỹ quốc gia bao nhiêu tỉ!
TGĐ của tập đoàn kinh tế "mũi nhọn" của nhà nước XHCN mà có lối ứng xử như ông trời con như thế - nhưng lại chẳng bị sao cả - thì đủ biết cái lũ đầu trâu mặt ngựa lãnh đạo đã phá hoại đất nước đến cỡ nào.