Cộng tác viên của trang Vietinfo (trang web của người Việt Đông Âu được thành lập ở Cộng Hòa Sec, hiện có một số cộng tác viên tại Ba Lan), anh Phạm Trung Bách trong bài tường thuật buổi gặp mặt cuối năm của tờ báo cộng đồng người Việt tại Ba Lan đã cho biết một chi tiết khá hấp dẫn:
Bí thư thứ nhất Đại Sứ Quán Việt Nam tại Ba Lan, ông Phạm Văn Mích, khi đến chơi nhà một số bà con người Việt làm ăn sinh sống tại Ba Lan đã có động thái “kiểm tra máy tính” của người Việt ở đây.
Nguyên văn đoạn văn như sau: “Nhưng trong phần đóng góp ý kiến xây dựng Quê Việt, Bí thư thứ nhất ĐSQ phụ trách cộng đồng Phạm Văn Mích đã có những nhận xét thật sắc sảo, tinh tế. Ông đã ngỏ ý rầu lòng khi thấy giao diện QV vẫn còn chưa ưng ý, mong BBT phải đổi mới và cố gắng hơn nữa, dù biết mọi người xả thân cũng chỉ vì cộng đồng, không vụ lợi. Thế nhưng, ông đánh giá trang QV là trang báo hay, gần gũi với cộng đồng và có lượng truy cập rất cao. Để minh chứng cho sự thật về mức độ truy cập QV, ông Phạm Văn Mích đã thổ lộ tại nhiều nhà người Việt ở Ba Lan, ông đã kiểm tra máy tính, và qua mục “History” phát hiện ra rằng QV luôn luôn được mọi người ưa chuộng, sánh ngang với các trang khác như Vnexpress, VietnamNet, v.v.”
Việc ông Mích kiểm tra truy cập của những công dân Việt qua mục “Historia” gây sốc cho nhiều người đọc. Ngày hôm nay, một số bạn đọc đã gọi điện tới BBT Đàn Chim Việt hỏi về chuyện vi phạm pháp luật nước sở tại hay không của ông Phạm Văn Mích.
Dưới bài viết của tác giả Phạm Trung Bách cũng có một số bình luận phản ứng gay gắt lại vụ việc này, gọi đó là “hành động vô văn hóa”, “vi phạm pháp luật”, “phải tống cổ” và đề nghị đưa ông Mích ra tòa.
Sứ quán Việt Nam tại Ba Lan cũng như các nước Đông Âu khác, không chỉ giữ vai trò ngoại giao mà còn tổ chức vận động cộng đồng hướng về quê hương, đất nước, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, cô lập, theo dõi hay đàn áp lực lượng đối lập, tổ chức sinh hoạt đảng cộng sản, kết nạp đảng viên hàng năm, dù đây là hoạt động vi phạm pháp luật nước sở tại.
Tờ báo được đề cập trong bản tin là Quê Việt, ra đời năm 1999, với ấn bản báo giấy và gần 2 năm với ấn bản điện tử. Quê Việt điện tử xếp thứ hạng gần 300.000 về ranking các trang web trên toàn thế giới. Quê Việt báo giấy được xuất bản mỗi tháng/ lần trước kia được bán với giá khoảng 1,7 USD nay được phát không cho bà con. Quê Việt được Liên minh Châu Âu tài trợ trong chương trình giúp di dân hội nhập.
Là tờ báo của hội “Đoàn Kết- Hữu Nghị”, một hội lớn trong cộng đồng nhưng nhiều dư luận dị nghị về sự độc lập của Quê Việt. Nguồn dư luận đó cho rằng Quê Việt chịu sự lãnh đạo hay ít nhất là ảnh hưởng của Đại sứ quán Việt Nam và xa hơn nữa là bộ Truyền Thông- thông tin như một tờ báo “lề phải”.
Tới dự buổi gặp mặt cuối năm của Quê Việt, như thường lệ, có không thiếu mặt cán bộ cao cấp nào của ĐSQ Việt Nam tại Ba Lan từ ngài Đại sứ Nguyễn Hoằng và phu nhân, ngài lãnh sự Ngô Hướng Nam, tới Bí thư thứ nhất, thứ hai…
© Đàn Chim Việt
Bí thư thứ nhất Đại Sứ Quán Việt Nam tại Ba Lan, ông Phạm Văn Mích, khi đến chơi nhà một số bà con người Việt làm ăn sinh sống tại Ba Lan đã có động thái “kiểm tra máy tính” của người Việt ở đây.
Nguyên văn đoạn văn như sau: “Nhưng trong phần đóng góp ý kiến xây dựng Quê Việt, Bí thư thứ nhất ĐSQ phụ trách cộng đồng Phạm Văn Mích đã có những nhận xét thật sắc sảo, tinh tế. Ông đã ngỏ ý rầu lòng khi thấy giao diện QV vẫn còn chưa ưng ý, mong BBT phải đổi mới và cố gắng hơn nữa, dù biết mọi người xả thân cũng chỉ vì cộng đồng, không vụ lợi. Thế nhưng, ông đánh giá trang QV là trang báo hay, gần gũi với cộng đồng và có lượng truy cập rất cao. Để minh chứng cho sự thật về mức độ truy cập QV, ông Phạm Văn Mích đã thổ lộ tại nhiều nhà người Việt ở Ba Lan, ông đã kiểm tra máy tính, và qua mục “History” phát hiện ra rằng QV luôn luôn được mọi người ưa chuộng, sánh ngang với các trang khác như Vnexpress, VietnamNet, v.v.”
Việc ông Mích kiểm tra truy cập của những công dân Việt qua mục “Historia” gây sốc cho nhiều người đọc. Ngày hôm nay, một số bạn đọc đã gọi điện tới BBT Đàn Chim Việt hỏi về chuyện vi phạm pháp luật nước sở tại hay không của ông Phạm Văn Mích.
Dưới bài viết của tác giả Phạm Trung Bách cũng có một số bình luận phản ứng gay gắt lại vụ việc này, gọi đó là “hành động vô văn hóa”, “vi phạm pháp luật”, “phải tống cổ” và đề nghị đưa ông Mích ra tòa.
Sứ quán Việt Nam tại Ba Lan cũng như các nước Đông Âu khác, không chỉ giữ vai trò ngoại giao mà còn tổ chức vận động cộng đồng hướng về quê hương, đất nước, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, cô lập, theo dõi hay đàn áp lực lượng đối lập, tổ chức sinh hoạt đảng cộng sản, kết nạp đảng viên hàng năm, dù đây là hoạt động vi phạm pháp luật nước sở tại.
Tờ báo được đề cập trong bản tin là Quê Việt, ra đời năm 1999, với ấn bản báo giấy và gần 2 năm với ấn bản điện tử. Quê Việt điện tử xếp thứ hạng gần 300.000 về ranking các trang web trên toàn thế giới. Quê Việt báo giấy được xuất bản mỗi tháng/ lần trước kia được bán với giá khoảng 1,7 USD nay được phát không cho bà con. Quê Việt được Liên minh Châu Âu tài trợ trong chương trình giúp di dân hội nhập.
Là tờ báo của hội “Đoàn Kết- Hữu Nghị”, một hội lớn trong cộng đồng nhưng nhiều dư luận dị nghị về sự độc lập của Quê Việt. Nguồn dư luận đó cho rằng Quê Việt chịu sự lãnh đạo hay ít nhất là ảnh hưởng của Đại sứ quán Việt Nam và xa hơn nữa là bộ Truyền Thông- thông tin như một tờ báo “lề phải”.
Tới dự buổi gặp mặt cuối năm của Quê Việt, như thường lệ, có không thiếu mặt cán bộ cao cấp nào của ĐSQ Việt Nam tại Ba Lan từ ngài Đại sứ Nguyễn Hoằng và phu nhân, ngài lãnh sự Ngô Hướng Nam, tới Bí thư thứ nhất, thứ hai…
© Đàn Chim Việt