Giới
truyền thông Anh dẫn nguồn tin tình báo nước này cho hay, Israel có thể
tiến hành một cuộc không kích các cơ sở hạt nhân của Iran vào ngày lễ
Giáng sinh.
Một quan chức Chính phủ Anh giấu tên khẳng định: “Chúng tôi nhận
được thông báo cho rằng, với sự hỗ trợ hậu cần của Mỹ, cuộc tấn công
quân sự của Israel nhằm vào Iran rất có thể diễn ra trong một ngày gần
đây, sớm nhất là vào dịp lễ Giáng sinh, nếu không là vào những ngày đầu
năm mới”.
Theo quan chức này, Tổng thống Mỹ Obama có thể phải hỗ trợ Israel,
nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ mất đi sự ủng hộ sống còn của người Mỹ
gốc Do Thái trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 2012.
Nguồn tin Anh cho hay Israel có thể tấn công Iran vào dịp giáng sinh. Ảnh: RT. |
Trước đó, tờ Guardian của Anh đưa tin, Bộ Quốc phòng nước
này đang lên kế hoạch dự phòng trong trường hợp Anh quyết định tham gia
hỗ trợ chiến dịch can thiệp quân sự Iran của Israel, có thể diễn ra sau
cuộc bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, những nguồn tin này loại trừ khả năng Anh hỗ
trợ trực tiếp.
“Tất nhiên chúng ta không ủng hộ Iran phát triển vũ khí hạt nhân, song chúng ta cũng không nghĩ rằng họ muốn dùng đến nó”, Guardian dẫn lời một quan chức Anh nhấn mạnh.
London cho biết sẽ gây sức ép nhằm đạt được các biện pháp trừng
phạt lớn hơn đối với Tehran khi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế
(IAEA) nhóm họp vào cuối tháng này.
Trong báo cáo mới nhất của mình, IAEA cho hay phát hiện thấy Iran
đang phát triển một cơ sở thử nghiệm hạt nhân với ngòi nổ hạt nhân và
mẫu thiết bị điện tử phân tích thông tin về một đầu đạn hạt nhân.
Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc trong vấn đề Iran
Vấp phải nhiều khó khăn, Trung Quốc không thể đưa ra lập trường rõ ràng về vấn đề Iran như nhiều nước khác, People's Daily khẳng định.
Chương trình hạt nhân Iran ngày càng trở thành đề tài nóng trên
chính trường. Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) không ngớt lời
chỉ trích Iran trong bản báo cáo mới nhất của mình. Trong đó, họ đưa ra
nhiều cáo buộc rằng Tehran đang đạt được những bước tiến đáng kể trong
nỗ lực sản xuất vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, phương Tây không ngừng kêu gọi trừng phạt Iran. Những
biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn đang dần ló rạng bà cũng không ai có
thể đảm bảo giới chức phương Tây sẽ không sử dụng đến vũ lực.
Còn Trung Quốc, một nước ngày càng có tiếng nói lớn trên trường
quốc tế thì không khỏi quan ngại cho chính mình bởi lại một nữa Bắc Kinh
vướng phải một tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Trung Quốc vướng phải tình thế khó xử trong vấn đề Iran. Ảnh: Topnews. |
Hiện chưa rõ Trung Quốc có hành xử như các nước khác hay không, bằng cách tuyên bố lập trường rõ ràng và kiên quyết.
Theo People’s Daily, Bắc Kinh khó có thể chọn lựa theo cách
này bởi ở Trung Quốc luôn tồn tại nhiều thực tế đối lập nhau. Thứ nhất,
Trung Quốc vừa là quốc gia đang phát triển với hàng loạt thách thức kinh
tế và xã hội trước mắt, vừa là một cường quốc lớn trên thế giới và phải
có nghĩa vụ gánh vác trọng trách của thế giới.
Bên cạnh đó, Trung Quốc có những khác biệt lớn về chính trị và hệ
tư tưởng với phương Tây song lại tham gia vào thị trường kinh tế thế
giới và hợp tác chặt chẽ với phương Tây.
Quả thực, sự khó xử của Trung Quốc là quá rõ ràng và vấn đề Iran
không phải ngoại lệ. Trung Quốc kịch liệt phản đối sự phổ biến vũ khí
hạt nhân song sự lệ thuộc vào nguồn cung dầu thô của Iran cản bước Bắc
Kinh phản ứng mạnh mẽ.
Ngoài ra, cả Trung Quốc và Iran đều là những nước đang phát triển. Do đó, Bắc Kinh không thể cứng rắn với Tehran như phương Tây.
Tuy nhiên, phương Tây khó có thể hiểu và thông cảm cho sự khó xử
của Trung Quốc. Trái lại, chính các nước phương Tây luôn gây sức ép buộc
Bắc Kinh lựa chọn hoặc ủng hộ, hoặc lên án với cáo buộc vô trách nhiệm.
People’s Daily khẳng định, phạm vi ảnh hưởng trong các nỗ
lực ngoại giao của Trung Quốc gia tăng là bởi Bắc Kinh mới trở thành nền
kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, không có cách đốt cháy giai đoạn
nào có thể giúp Trung Quốc nhanh chóng thích nghi với những tình huống
phức tạp của thế giới.