"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Freitag, 28. Januar 2011

Nỗi buồn mang tên Việt Nam

Ngồi lẫn thẫn sáng Chúa Nhật, nắng vàng, gió mát, café ngon, nhạc hay, bánh mì thơm, tiếng chim réo rắt.. cô hàng xóm leo lên sân thượng phơi đồ, hàng họ tung bay phất phới…

Trời đẹp thế này, đáng lẽ phải ra phố, lang thang, chao nghiên lượn lờ quanh coffee bean, Mojo, hoặc vỉa hè bệt.. thế mà phải đắm đuối vào mớ proposals, reports…

Việc cuối năm mà… người người chạy, nhà nhà chạy… Tự nhiên vương vướng một chữ, lần mở tự điển các loại, vẫn chưa tìm ra, nhói chút lòng, với nỗi buồn mang tên Việt Nam.
...

Chữ International trong tiếng Anh có thể dễ dàng dịch verbatim sang tiếng Việt là Quốc Tế
Chữ Intercontinental có thể nhẹ nhàng chuyển ngữ là Liên Lục Địa
Chữ Inter-department có thể tìm được ngay Liên Ban, Liên Phòng, Liên Bộ
ấy thế mà tìm mãi vẫn không ra từ (word) để dịch chữ Interpersonal.

Chỉ có thể giải thích (explanation), hoặc mô tả (describe), chứ không có từ (word) cho chữ Interpersonal trong tiếng Việt. 

Tự điển chính thống của Viện Ngôn Ngữ học giải thích là [Interpesonal: đang tồn tại hoặc được làm giữa hai người -  p.889]. It does not make any sense at all!

Vì sao và vì sao???

Ngôn ngữ bắt nguồn từ cuộc sống, từ xã hội, từ nền tảng văn hóa, từ một nền văn minh…
Và đau lòng thay, dường như trong cuộc sống, xã hội, văn hóa, văn minh của Hồn Việt, hoàn toàn không có khái niệm Interpersonal, và điều này đã phần nào minh chứng rằng trong ngôn ngữ Việt, không  có danh/động/tính từ cho chữ Interpersonal.

Personal là một người, một cá tính, một cá thể, một chủ thể. 

Interpersonal là sự liên thông kết nối của những cá thể/chủ thể đó lại với nhau, một cách mặc định vô thức, điều này dường như không tồn tại trong văn hóa Việt. Chả trách Bắc Trung Nam vẫn gầm ghè nhau. Việt trong nước và Việt ngoài nước vẫn loay hoay tìm đến nhau. Việt ngoài nước vẫn bị xé nát từng mảnh với hàng trăm lý do tủn mủn. Từng vùng miền vẫn địa phương cục bộ, từng con người trong một tổ chức vẫn không có tiếng nói chung. 

Ai đó đã nói là “điều mạnh nhất của người Việt là.. mạnh ai người đó làm..”, hoặc “một thằng đạp ga ba thằng đạp thắng”.

Trong quá trình đi tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp, điều mà người viết bài này thường nghe nhất là “trên bảo dưới không nghe”, “các phòng ban không hợp tác’, “kinh doanh và tiếp thị luôn tố nhau”, “chúng nó đấu đá nhau kinh lắm”… vân vân và vân vân.

Mỗi một người Việt là một viên kim cương, tập trung tất cả những viên kim cương lại sẽ mang đến kết quả là sứt mẻ, vì thế, để hạn chế sứt mẻ, người ta cho vào giữa những kim cương một chất vô giá trị, đó là đất sét. Kết quả của cả khối vật thể đó sẽ có tên là đất sét long lanh, chứ không phải kim cương có tạp chất.

Điều này đúng trong quản lý tại các doanh nghiệp, để nhân viên Việt (kim cương) làm việc hiệu quả, thằng sếp luôn là thằng nước ngoài (đất sét). Người sếp này không hiểu văn hóa ngôn ngữ Việt, nhưng dung hòa được những mối hiềm khích phát sinh từ chuyện thiếu Interpersonal, mà thời điểm promote một chú Việt lên là sếp là big problem!

Nhìn lại lịch sử dân tộc hàng nhìn năm qua, ngẫm lại trầm tích của Hoàng Thành Thăng Long, đọc lại những diễn biến gần đây của “các thế lực thù địch”, ta thấy bàng bạc đâu đó sự thiếu vắng trống trải của một tấm lòng hợp lực, tạm gọi tên Interpersonal.

Lack of Interpersonal trong văn hóa Việt có nguồn gốc lâu đời, từ huyền sử và lịch sử, từ sự chia tay của đôi vợ chồng trăm trứng, đến bàn tay hắc ám của thuật sĩ Cao Biền.

Nguồn: TOU 


........................................
Mời đọc thêm: