"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Mittwoch, 26. Januar 2011

Từ Thủ tướng “rác” đến cậu ấm (Sang Tấn Trọng)

Nhờ nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt và nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, bà con cô bác đã nghe chán chê và ngán ngẩm với trò gian lận và ảo thuật của Nguyễn Tấn Dũng.[1]
Đó là chuyện ông Thủ tướng “rác”, còn chuyện cậu ấm thì sao?

Trên Internet mới đây mới trôi nổi bài báo “'Chào mừng' Đại hội đảng XI: Cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng làng báo của Trềnh A Sáng,[2] trong có đoạn:
 
‘Tại đây, Nguyễn Thanh Nghị – con trai của ông Nguyễn Tấn Dũng, đang làm lãnh đạo tại một trường đại học địa phương – chỉ được 15/400 phiếu bầu thành ủy viên. Đặc cách ra Bộ Chính Trị để đề cử ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, ông Nghị cũng chỉ được 2/15 phiếu của các thành viên chóp bu. Chống lại người con Thanh Nghị tức là một cách nói “không” với ông bố Tấn Dũng.
 
Báo chí - phần lớn được ông Trương Tấn Sang tiết lộ những thông tin này - dường như đoan chắc rằng Thủ tướng đã đến hồi mạt vận, nên các bài tường thuật họp quốc hội cũng chăm chắm vào những vấn đề “anti-3D”, vốn được coi là những đề tài ăn khách, hay như nhà báo trong cuộc Hồ Thu Hồng – tức blogger Beo – từng nói đó là “đề tài sang”.’

Kể ra cậu ấm này cũng “hay” và để chuẩn bị việc này cậu đã chuẩn bị làm trò gian và ảo từ lâu rồi.
 
Thí dụ bài báo “Đi lên bằng chính đôi chân mình” trên báo Tiền Phong ngày 31/12/2008, ký tên Quang Tuyền - Nguyên Minh.

Tôi xin trích từng đoạn để tiện bề phân tách:

1. Quang Tuyền - Nguyên Minh:
‘Năm ngoái, tôi từ một huyện miền núi ở Tây Nguyên về công tác tại trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, một môi trường mà với tôi quả là “địa linh nhân kiệt”. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo của nhà trường, có một người còn rất trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nghị, ở tuổi 32, anh đã là Trưởng ban Sau đại học và Quan hệ quốc tế của nhà trường và mới đây, anh lại được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng.’
 
Xin có ý kiến:
- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nghị là nhân vật kỳ tài, mới 32 tuổi mà đã thế nhưng Quang Tuyền - Nguyên Minh cũng là bậc kỳ tài!
- Từ thành phố ở Tây Nguyên mà chuyển về Sài Gòn đã thấy khó, đằng này còn chuyển thẳng từ “một huyện miền núi” về ngay một môi trường “địa linh nhân kiệt” giữa Sài Gòn, ắt Quang Tuyền - Nguyên Minh là kẻ đại tài.
- Tài gì chưa rõ, cứ đọc xem tác giả viết gì trong những đoạn sau.

2. Quang Tuyền - Nguyên Minh:
‘Những người trẻ mà giữ chức vị cao ở nước ta chưa nhiều nên một người như Nghị dĩ nhiên là khá “nổi tiếng”. Nhưng còn một điều khiến tôi ngạc nhiên khác là mọi người nhắc nhiều đến anh không phải ở chức vụ ấy mà chính ở cách nghĩ, cách sống, cách làm việc rất khiêm tốn, chững chạc. Điều nổi bật ở anh khiến mọi người tin cậy, yêu mến lại chính là cái tâm trong sáng và phong cách làm việc sôi nổi, nhiệt tình. Nếu không tình cờ nghe thầy Phó hiệu trưởng nhà trường “bật mí” trong một bữa tiệc liên hoan, có lẽ tôi sẽ không biết chàng trai trẻ này là con một vị cán bộ lãnh đạo cao cấp ở Trung ương.’ 
 
Xin có ý kiến:
- Thực ra chuyện Nguyễn Thanh Nghị là con trai Nguyễn Tấn Dũng thì ở Đại học Kiến trúc sinh viên bàn bạc tràn lan. Mà cả tác giả cũng xác nhận rằng Nghị là người nổi tiếng, đã nổi tiếng thì khó mà giữ kín nhân thân.
- Tác giả chỉ biết được là nhờ “tình cờ nghe” từ miệng “thầy Phó hiệu trưởng” trường trong một bữa tiệc liên hoan. Như thế thì thiên hạ đã biết tỏng chuyện này đã lâu, tại sao tác giả lại sử dụng sự ngu khờ của mình ra để “luận” con trai thủ tướng?

3. Quang Tuyền – Thanh Minh:
‘Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nghị nguyên là sinh viên ưu tú của Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. TS Lê Quang Quý, Phó hiệu trưởng nhà trường kể cho tôi hay: Ba Nghị là cán bộ cấp cao, làm việc ở Hà Nội nên anh phải sống, học tập gần như tự lập tại thành phố Hồ Chí Minh.’
Xin có ý kiến:
- Ở trên thì bảo “tình cờ nghe thầy Phó hiệu trưởng ‘bật mí’..”, ở đây thì “Phó hiệu trưởng nhà trường kể cho tôi hay”.
- Thế là thế nào? Nếu “tình cờ nghe” thì ấy là ông hiệu phó đang nói với ai đó, vô tình tác giả đi ngang qua hay ngồi gần kề nghe lỏm được. Còn nếu ‘kể cho tôi” thì ông hiệu phó phải nhìn vào mặt tác giả mà nói!
- Chỉ hai chi tiết nhỏ này thôi, đã thấy ló cái đuôi chuột “Đường đi hay tới, nói dối hay cùng”.
- Lại nữa, khi thì viết “thầy hiệu phó”, khi thì viết “Tiến sĩ Lê Quang Qúy”, không rõ “Quang Qúy” và “Quang Tuyền - Nguyên Minh” này có quan hệ gì với nhau?
- Nếu Nghị sống “tự lập” thì có nghĩa là Dũng không nuôi con, Nghị phải đi dạy kèm, phải đi bỏ báo mới có tiền ăn học. Chuyện này ai tin được?

4. Quang Tuyền - Nguyên Minh:
‘Dĩ nhiên, ban lãnh đạo của nhà trường khi ấy cũng không ai biết điều này nếu như không có một ngày nọ, thầy hiệu trưởng nhà trường bất ngờ nhận được điện thoại của một đồng chí lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). Đồng chí lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Ban giám hiệu cho biết kết quả học tập, rèn luyện của cậu sinh viên là con một cán bộ lãnh đạo cao cấp của Chính phủ. Lý do đơn giản vì có lần, trong cuộc trò chuyện thân mật, đồng chí cán bộ cao cấp của Chính phủ với tư cách một “phụ huynh” đã “ngỏ ý”: “Tôi bận công tác, mong nhà trường giúp đỡ, theo dõi, quản lý ‘thật chặt’, sợ cháu hư hỏng”. Lúc này, Ban giám hiệu mới giật mình, không biết cậu sinh viên ấy là ai? […] Ban giám hiệu yêu cầu Bí thư Đoàn trường, người gần gũi nhiều sinh viên nhất cung cấp thông tin, cô bí thư cũng chỉ biết lắc đầu. Tra cứu toàn bộ hồ sơ sinh viên, người ta mới tìm ra Nguyễn Thanh Nghị, khi đó đã là sinh viên năm thứ ba của nhà trường. Nhưng cũng phải mất mấy ngày đối chiếu mới tìm ra Nghị, vì trong hồ sơ, anh khai rất khiêm tốn, không hề nêu cụ thể chức vụ, đơn vị công tác của ba mình.’
 
Xin có ý kiến:
- Nói lung tung, chẳng rõ ai bảo ai.
- Lúc thì nghe thì như là Dũng gọi cho Bộ GDĐT, bộ này gọi cho trường đại học về chuyện thằng con của mình.
- Lúc thì nghe như thể Dũng đang “trò chuyện thân mật” với BGH của đại học về Nghị, khiến BGH “giật mình”.
- Nếu đã yêu cầu Ban giám hiệu cho biết kết quả học tập, rèn luyện của con ‘cán bộ lãnh đạo cao cấp’ thì phải nêu thẳng tên người, chẳng lẽ chỉ nói khơi khơi?
- Mà nếu đã học đại học năm thứ ba, lại là đoàn viên thì phải nộp bản khai lý lịch trong hồ sơ nhà trường, chẳng lẽ Nghị được hưởng quy chế đặc biệt, gia nhập đoàn mà khỏi khai lý lịch?

5. Quang Tuyền - Nguyên Minh:
‘Một điều rất bất ngờ là toàn thể lớp học, thầy cô, bạn bè đều không biết Nghị là con đồng chí cán bộ cấp cao nọ, nhưng ai cũng biết Nghị là một sinh viên học tập giỏi, có đạo đức tốt, nhiệt tình với các phong trào tập thể.’
 
Xin có ý kiến:
- Nếu Ban giám hiệu, Đoàn Trường không biết Nghị là con của Dũng thì việc bạn bè thầy cô không biết là chuyện dễ hiểu, sao gọi là “một điều bất ngờ”?

6. Quang Tuyền - Nguyên Minh:
‘Khi người ta “phát hiện” ra anh là con đồng chí cán bộ cấp cao thì cũng là thời điểm anh vừa vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam – một vinh dự mà anh đã phấn đấu, giành được bằng chính đôi chân của mình chứ không phải “dựa bóng” của ba.’
 
Xin có ý kiến:
- Nịnh đảng viên nhưng không nghiên cứu điều lệ đảng. Nghe cũng giống như anh nịnh ngu, nịnh ông cha ghẻ nọ rằng thằng con riêng của vợ ông ta sao mà “giống anh như đúc”.
- Thứ nhất, trước khi kết nạp làm đảng viên chính thức thì phải qua giai đoạn làm đảng viên dự bị.
- Thứ hai, trước khi trở thành đảng viên dự bị thì phải trải qua giai đoạn “bồi dưỡng đối tượng đảng”.
- Thứ ba, để trở thành “bồi dưỡng đối tượng đảng” thì phải khai lý lịch ba đời, trước khi xem xét việc “bồi dưỡng” đảng ủy còn phải cử người về tận địa phương sưu tra lý lịch.
- Nếu thật tâm Nghị “phấn đấu, giành được” thẻ đảng “bằng chính đôi chân của mình chứ không phải dựa bóng của ba” thì Nghị phải trải qua mấy công đoạn trần ai này.
- Mà đã trải qua công đoạn này thì Đảng ủy của nhà trường phải biết rõ lý lịch của Nghị, đâu phải làm phiền bí thư đoàn trường? Mà Bí thư đảng ủy là ai nếu không là một trong hai chức vụ: hiệu trưởng hay hiệu phó.
- Mà nếu những chuyện như trên là có thật thì cần khép Nghị vào tội man khai lý lịch!

7. Quang Tuyền - Nguyên Minh:
‘Tốt nghiệp xuất sắc, với khát vọng học tập không ngừng, như bao bạn bè khác, Nguyễn Thanh Nghị tự tìm kiếm thông tin và thi đỗ học bổng tiến sĩ của một trường đại học lớn ở Hoa Kỳ. Cùng thời điểm ấy, anh lại được nhà trường xét, cho chỉ tiêu học tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (xây dựng) ở Đại học George Washington ở Washington.’
 
Xin có ý kiến:
- Như vậy thì Nghị học trường nào, “trường đại học lớn” ở Hoa Kỳ hay đại học hạng nhỏ là trường George Washington ở Washington?
- Nếu Nghị học “tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh” thì có lẽ Nghị có bằng “Ph. D. of civil engineering”, chuyên về xây đường, lắp cống. Nếu đã tốt nghiệp ngành này thì nên về Đại Học Giao Thông Vận Tải, sao lại về Đại học Kiến Trúc?
- Mà Nghị đã tốt nghiệp xuất sắc ngành kiến trúc thì sao lại đi học tiếp về công chánh? Nói thì hơi quá nhưng nghe cũng giống như sinh viên tốt nghiệp xuất sắc về kỹ thuật không gian nhưng lên cao lại làm luận án về “chuyên ngành chế tạo xe đạp”!

8. Quang Tuyền - Nguyên Minh:
‘Tốt nghiệp xuất sắc, anh trở về nước, bạn bè ai cũng nghĩ rằng anh sẽ “nhảy” vào một bộ, ngành, cơ quan nào đó ở Trung ương nhưng Nguyễn Thanh Nghị lại làm đơn xin về công tác tại Trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Lý do với anh thật đơn giản: Anh muốn đi sâu vào con đường nghiên cứu khoa học, tiếp tục thực hiện ước mơ, hoài bão và những công trình khoa học từ những năm tháng sinh viên.’
 
Xin có ý kiến:
- Như vậy thì theo tác giả, lúc Nghị mới ở Mỹ về, “chưa đi sâu vào con đường nghiên cứu khoa học” tại đại học kiến trúc, ai cũng biết Nghị là con ông cháu cha. Vì có vậy thì mới có thể muốn “vào một bộ hay cơ quan nào ở trung ương” là vào.
- Thế nhưng như đã nói ở phần 1, năm 2007, khi Nghị đã được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng’, tác giả và nhiều người, chẳng hề biết nhân vật này là con ông lớn!
- Đã bịa chuyện thì phải nhất quán, có bài có bản, sao lại đọan sau đá đọan trước thế này?

9. Quang Tuyền - Nguyên Minh:
‘Giờ đây, 32 tuổi, là một trong những lãnh đạo trẻ nhất ở một trường đại học danh tiếng nhưng Nguyễn Thanh Nghị luôn khiêm tốn, chững chạc, làm việc với tất cả tài năng và tâm huyết của mình. Ban Sau đại học, dưới sự chỉ đạo của anh đã có nhiều phát triển mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.’
 
Xin có ý kiến:
- Như thế thì Nghị chỉ làm công tác quản lý, lãnh đạo ban “sau đại học” chứ có “đi sâu vào con đường nghiên cứu khoa học, tiếp tục thực hiện ước mơ, hoài bão và những công trình khoa học từ những năm tháng sinh viên” đâu?


_________________________


3) Nguyễn Hưng Quốc: Một màn ảo thuật về tuyên truyền tại Việt Nam (16.01.2011, tienve.org), Một màn ảo thuật về tuyên truyền tại Việt Nam trong blog của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc trên đài VOA (15.01.2011)

Bài này do Viet-studies đăng lại từ 2 bài trên trang dvconline.net: