Báo mạng "Thời Báo Hoàn Cầu" của Trung Quốc đưa lại tin từ báo "Kỹ thuật Nga" - Ростехнологии, cho hay, ngày 20/7/2010, chiếc Gepard 3.9 thứ nhất đóng cho Việt Nam đã rời Zelenodolsk tới Kronshtadt để chạy thử nghiệm. Dự kiến, tàu Gepard 3.9 thứ hai sẽ rời nhà máy trước ngày 30/8/2010 và gần cuối năm 2010, cả 2 tàu sẽ lên đường về Việt Nam.
Ngày 22/12/2006, hãng xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport đã ký với Hải quân Việt Nam tại Hà Nội hợp đồng đóng 2 tàu frigate Gepard 3.9 phát triển trên cơ sở lớp tàu Projekt 11661 (Tàu chiến Tatarstan của Hải đội Caspie).
Ngày 10/7/2007, công ty đóng tàu “Nhà máy đóng tàu A.M Gorky” ở Zelenodolsk đã khởi đóng tàu đầu tiên và 28/11/2007 khởi đóng tàu thứ hai cho Việt Nam.
Frigate Projekt Gepard 3.9 dùng để thực hiện nhiều nhiệm vụ trên biển, được trang bị tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không, pháo và vũ khí chống ngầm, đồng thời có tiềm năng hiện đại hóa cao.
Tàu khu trục lớp Gepard 3.9 có độ rẽ nước 2.000 tấn, dài 102m, tốc độ tối đa đạt 23 hải lý/giờ, chở được một đội ngũ thủy thủ gồm 103 người và có tầm hoạt động là 5.000 dặm (tương đương với hơn 8.000km).
Tàu được trang bị một hệ thống tên lửa Uran-E chống tàu; một khẩu súng 762 mm AK-176 M; một hệ thống pháo phòng không Palma; 2 súng 30mm AK-630 M và các ốngphóng ngư lôi 533mm. Tàu này có thể mang theo một máy bay trực thăng hải quân Helix Ka-28 hoặc Ka-31.
Hợp đồng đóng Gepard 3.9 cho Việt Nam là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên của nhà máy đóng tàu ở Zelenodolsk thời hậu Liên Xô.
Tổng giám đốc Viện thiết kế Zelenodolsk ZPKB (cơ quan thiết kế tàu Gepard) Leonid Sharapov, diện mạo và trang bị của Gepard 3.9 được thảo luận rất lâu.
Theo đơn đặt hàng của Việt Nam, phía Nga đã điều chỉnh lại gần như toàn bộ tài liệu thiết kế và một phần là cả vũ khí.
Tàu Gepard sẽ chạy thử tại biển Baltic để xác nhận các thông số cơ động và tốc độ, sự sẵn sàng của máy móc, trang thiết bị, sau đó là thử nghiệm nhà máy, thử nghiệm quốc gia và bàn giao cho bên đặt hàng là Hải quân Việt Nam.
Công trình sư trưởng lớp tàu Viktor Kashkin nói rằng, các tàu frigate của Việt Nam và tàu Tatarstan chỉ có điểm chung là các đường viền vỏ tàu và động cơ, còn lại đây là tàu chiến thế hệ mới.
Các nguồn tin tại nhà máy đóng tàu và ZPKB nhấn mạnh rằng, chiếc Gepard đóng cho Việt Nam tàu đầu tiên là một thử nghiệm để kiểm nghiệm thiết kế kỹ thuật và công nghệ. Bởi vậy, việc đóng chiếc thứ hai diễn ra thuận lợi hơn.
Chuyên gia ở Zelenodolsk hy vọng những chiếc tàu Gepard sẽ là cú đột phá tại Đông Nam Á, nơi tình hình đang diễn biến sôi động. Và thực tế sử dụng sẽ là sự quảng cáo tốt nhất cho Nhà máy Gorky, Viện thiết kế ZPKB và trường phái đóng tàu Nga. Được biết ZPKB và Nhà máy Gorky đã vượt qua được các đối thủ nước ngoài trong hợp tác đóng tàu frigate với Việt Nam.
Hải Dương ( Tổng Hợp)