Các báo chính thống ở Trung Quốc đưa tin: Ngày 7/8, thứ trưởng Bộ ngoại giao Philippine, bà Erlinda Basilio kêu gọi Asean cần phải bắt đầu thảo luận để xây dựng một Bộ quy tắc chuẩn chung, qua đó tránh gây căng thẳng trong việc tranh chấp lãnh hải và các đảo trên Biển Đông.
Bà Erlinda Basilio cho rằng, trong cuộc hội đàm về an ninh khu vực với Trung Quốc vào lần tiếp theo, Asean nên đưa ra một Bộ quy tắc chuẩn chung có tính chính thức qua đó rằng buộc hành vi mỗi bên, buộc các bên liên quan hành xử theo đúng luật pháp quốc tế quy định.
Bà Erlinda Basilio cho biết thêm, chúng tôi hy vọng, bộ quy tắc này không những chỉ áp dụng trong riêng khu vực biển Đông mà còn có thể có hiệu lực đối với cả khu vực. Điều này sẽ góp phần nâng cao và giữ gìn được sự ổn định, hòa bình của khu vực.
Phản ứng trước đề nghị này của bà Erlinda Basilio, Việc trưởng viện nghiên cứu Nam Dương thuộc Đại học Hạ Môn- ZhangGuoTu nhận định, do Trung Quốc đã ký DOC với Asean năm 2002, điều đó cho thấy Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực đối với vấn đề này.
Ông ZhangGuoTu cho rằng đề nghị trên của Phlipine chỉ là muốn tăng sự đối kháng với Trung Quốc, đưa vấn đề này ra quốc tế hóa và đa phương hóa mà thôi.
Ông ZhangGuoTu cũng bày tỏ, đối với vấn đề này Trung Quốc nên khéo léo giải quyết “hợp tình hợp lý”, không được “căng thẳng quá” cũng không nên “mềm yếu quá”. Bởi đa phương hóa và quốc tế hóa vấn đề này là kết quả mà nhiều nước đang mong muốn. Chính vì thế, Trung Quốc nên từng bước giải quyết bằng con đường song phương với các nước đang tranh chấp.
Trong một động thái chung, ngày 25/7, Bộ ngoại giao Trung Quốc-Ông Dương Khiết Trì đã phát biểu trước báo giới đồng thời bày tỏ quan điểm, vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN mà chỉ là tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước thành viên.
Chính vì thế không thể nói đây là vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN. Đối với Trung Quốc, các nước còn lại không có tranh chấp gì với Trung Quốc cả, chính vì thế Trung Quốc hy vọng thông qua đàm phán song phương để giải quyết vấn đề này. Trung Quốc phản đối việc đưa vấn đề này ra quốc tế hóa, đa phương hóa vì điều này sẽ làm tình hình ngày càng trở lên căng thẳng hơn, khó giải quyết hơn.
Hải Dương (Tổng Hợp)