"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Dienstag, 10. August 2010

Vì sao Mỹ mua trực thăng Nga?

Mỹ là siêu cường trên thế giới. Mỹ sở hữu những loại vũ khí hiện đại nhất. Và trực thăng của quân đội Mỹ cũng là trực thăng tốt nhất trên thế giới. Về những thành tựu kỹ thuật, Mỹ vượt xa Liên Xô cả khi liên bang này chưa sụp đổ. Nga đã không đầu tư đúng mực cho những trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành công nghiệp quân sự, vì thế khoảng cách phát triển giữa Nga và Mỹ càng ngày càng lớn. Vậy tại sao Mỹ lại quyết định mua trực thăng Nga?
Trong một thời gian dài, xuất khẩu dầu mỏ và vũ khí là nguồn thu chính của Nga. Xuất khẩu vũ khí mang đến cho Nga khoản tiền khổng lồ. Nga xuất khẩu vũ khí trước hết sang các nước không được phép mua vũ khí của châu Âu hoặc Mỹ hoặc các nước không có khả năng mua vũ khí Mỹ vì những nguyên nhân tài chính.

Sau khi Liên Xô tan rã và chiến tranh lạnh kết thúc, giá trị xuất khẩu vũ khí Nga tăng lên nhanh chóng.

Và ai có thể nghĩ rằng một quốc gia sở hữu những công nghệ quân sự hiện đại nhất thế giới là Mỹ lại có lúc muốn mua trực thăng Nga.

Điều này thật khó tin nhưng báo chí đã viết về điều này: “Chính quyền Obama đã dỡ bỏ lệnh cấm mua sản phẩm quốc phòng của Nga và bất ngờ xuất hiện khách hàng mới mua máy bay Nga là Bộ Quốc phòng Mỹ. Trong năm nay, Lầu Năm Góc đã công bố kế hoạch mua vũ khí dành cho quân đội Afghanistan, Pakistan và Iraq trong đó có kế hoạch mua trực thăng Nga và những phương tiện bay khác. Mục đích chính của kế hoạch này là khôi phục lực lượng không quân cho 3 nước”.

Tại sao Mỹ - quốc gia nắm giữ hệ thống vũ khí hiện đại nhất trên thế giới – lại mua trực thăng Nga?

Báo chí giải thích như sau: những phi công của các nước này biết điều khiển những phương tiện bay của Nga. Khác với trực thăng Mỹ, trực thăng Nga “có cấu trúc tương đối đơn giản, vì vậy họ dễ dàng trong việc sử dụng và việc duy trì bảo dưỡng cũng rẻ hơn”.

Kế hoạch trên của Lầu Năm Góc đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của những nhà lập pháp Mỹ vì theo họ, không quan trọng trực thăng được mua cho Lực lượng Vũ trang của nước nào, dù sao chúng vẫn phải là những trực thăng của Mỹ.

Nhưng giải thích đơn giản và trước nhất là Lầu Năm Góc mua trực thăng của Nga để biết rõ hơn và nhiều hơn về kết cấu của chúng, những đặc điểm kỹ thuật và đặc trưng của nó. Lầu Năm Góc đã mua trực thăng cho những quốc gia khác với lý do khôi phục cho lực lượng không quân, còn trên thực tế, trong thời gian đào tạo phi công và thử nghiệm trang thiết bị mới khác, Mỹ sẽ có cơ hội nghiên cứu trang thiết bị kỹ thuật Nga. Nếu Mỹ biết những đặc điểm kỹ thuật của vũ khí Nga thì không còn nghi ngờ gì nữa, đó sẽ là một lợi thế trong những cuộc xung đột có thể.

Ngoài việc Mỹ có thể tận dụng cơ hội để biết đặc điểm kỹ thuật của vũ khí Nga thì kế hoạch mua những trực thăng Nga còn là biện pháp bảo vệ bí mật những đặc điểm trang thiết bị quân sự của Washington khỏi gián điệp Nga. Afghanistan, Pakistan và Iraq là những vùng ảnh hưởng cũ của Liên Xô. Các mước thuộc Liên bang Xô Viết cũ trong đó có Nga sở hữu sợi dây liên lạc rộng lớn trong khu vực, phần lớn nhân viên của lực lượng vũ trang các nước này đều đã được các huấn luyện viên Liên Xô đào tạo. Vì thế, Mỹ không thể tin tưởng hoàn toàn vào họ, cũng như không thể cung cấp vũ khí mới nhất của Mỹ cho họ. Trong trường hợp ngược lại, gián điệp của Nga không cần đến Mỹ mà vẫn nắm thông tin chiến lược về vũ khí mới nhất của Mỹ.

P. Thảo (Theo Inosmi)
Tin dịch
Nguồn tin: Inosmi

Nguồn: http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quansu/THSK/LA79173/default.html