VietCatholic News (21 Oct 2010)
Công đồng Vatican II đã đã xác định lại sứ mệnh của Giáo hội: Ecclesia peregrinans natura sua missionaria est (Ad gentes, 2: tự bản tính, Giáo hội lữ hành là truyền giáo) nên công việc truyền giáo là công việc chính của Giáo hội tức là của mọi tín hữu Chúa Kytô: bao gồm tất cả hàng giáo sỹ và giáo dân.
Tại Việt nam, quan điểm về tôn giáo, nhà nước đã thay đổi. Trước đây, theo ông Bảy Việt, Trưởng Ban Tôn Giáo thành phố Hồ Chí Minh nói: vì tôn giáo sẽ không còn nữa nghĩa là chẳng có ai theo tôn giáo nào nữa trong quốc gia xã hội chủ nghĩa khoa học được thành lập (quan niệm chủ nghĩa xã hội khoa học làm cho tôn giáo biến mất một cách tự nhiên ) nên giúp tôn giáo được biến nhanh đi là tốt nhất, nhưng bây giờ Đảng đã thấy rõ tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân.
Ông còn nói theo ý ông “không có tôn giáo thì ai cản nổi điều xấu điều ác “. Ông Trần Trung Tính, phó Chủ tịch Mặt trận thành phố Hồ Chí Minh đọc quan điểm của những nhà trí thức của nhà nước nói về giá trị của tôn giáo trong đất nước để xây dựng con người. Thay đổi cái nhìn vể tôn giáo như thế nầy phải có sự đóng góp sống đạo của các tôn giáo.
Dĩ nhiên là nhà nước vẫn kiểm soát nhặt các tôn giáo nhất là Công giáo và Tin lành hơn là Phật giáo và theo tôi thì Phật giáo được ưu đãi hơn. Công giáo thì sống thời buổi nào cũng là Công giáo. Vua quan không có đạo hay có đạo,Chính phủ có đạo hay không có đạo, Giáo lý Công giáo vẫn dạy cầu nguyện cho nhà cầm quyền và thi hành luật pháp quốc gia trừ những đều nghịch với Giáo lý Công giáo (thí dụ như ly dị, phá thai, bạo loạn).
Dầu hoàn cảnh nào, Giáo hội vẫn thúc giục mọi tín hữu Chúa Kytô sống theo lời thánh Phaolô dạy Timôtê: ”Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy rao giảng lúc thuận tiện hay không thuận tiện, hãy biện bác, khuyên răn với tất cả lòng kiên nhẫn và chủ tâm dạy dỗ. Sẽ đến thời người ta không chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những giục vọng riêng mình nên tìm đến thầy nọ thầy kia làm vui tai mình. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về chuyện hoang đường“ (2 Timôtê 4, 2-4).
Nhìn lại công việc truyền giáo ở Việt nam, ta thấy các nhà truyển giáo mấy thế kỷ đầu gieo tin Mừng tại nước ta gồm ngoại quốc và bản xứ rất vất vả, nhưng hết sức hy sinh và quảng đại nên các ngài gạt hái hơn ngày nay nhiều. Các ngài đã thấy được con người Việt nam có quan niệm về Ông Trời, thờ trời và các thần thánh khác. Thí dụ: Chiếu dời đô của vua Lý Thái tổ viết: ”Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu cầu nghiệp lớn, kế sách muôn đời cho con cháu nên phải vâng mệnh trời và theo lòng dân, thấy thuận thì dời. Hai nhà Đinh và Lê theo ý riêng mình, không theo mệnh trời, không bắt chước Thương,Chu thời xưa …” (thời Nhà Thương ( I783-1135 trước Công nguyên), thời Nhà Chu ( 1137-770 trCN) nhà vua đã lập đàn Nam giao tế Trời). Các ngài đã khai thác lòng tin vào Trời để giảng Tin Mừng và dùng khoa học giải thich hiện tượng nhật thực, nguyệt thực cho cả vua chúa để xoá đa thần một cách tự nhiên.
Ngày nay, truyền giáo cho “người đã có đạo” trừ ra đôi nơi dành cho người thiểu số. Đừng đổ tội cho hoàn cảnh. Trước năm 1975, ở miền xuôi cũng vậy thôi: làm cái gì cũng chỉ cho người có đạo: sách báo, bài hát v.v. Ngay trận lụt lịch sử tại miền Trung đang xảy ra, cứu đói cũng vậy thôi.
Thiết nghỉ phải xét lại cách truyền giáo của mình đề làm thế nào đi vào giới “mộ điệu” như giới trẻ thích thần tượng nên phải trình bày Chúa Kytô thế nào cho họ mộ mến tôn thờ,
Giới già thích đời sống an vui phải trình bày đời sống hạnh phúc trong Chúa, ngay cả với cán bộ. Người ta thích “sống cho và vì mọi người”, cho quê hương, ta phải trở thành chứng nhân “cho mọi người” như thánh Phaolo nói “tôi thành Do thái cho người Do thái, tôi thành Hy lạp cho người Hy Lạp “ (xem I Corinto 9, 19-23) như thánh Phêrô nói “sống với thể chế do loài người đặt ra” (I Phêrô 2, 13-17).
Truyền giáo đòi hòi đầu tiên là cach sống nơi nhà truyền giáo như Đức Phaolo nói: "Homo nostrae huius aetatis libentius testes quam magistros audit quodsi suas bisce praebet aures, ita facit, quoniam testes sunt“(Evangelii Nuntiandi,41) Modern man listens more willingly to witnesses than to teachers, and if he does listen to teachers, it is because they are witnesses. L’ homme contemporain écoute plus volontiers les témoins que les maitres -- disons - Nous récemment à un groupe de laics -- ou s’ il écoute les maitres, c’ est parce qu’ ils sont des témoins. (Người thời nay sẵn sàng nghe nhân chứng hơn nghe thầy dạy và nếu họ nghe thầy dạy là tại vì thầy dạy cũng là nhân chứng ).
Tại Việt nam, quan điểm về tôn giáo, nhà nước đã thay đổi. Trước đây, theo ông Bảy Việt, Trưởng Ban Tôn Giáo thành phố Hồ Chí Minh nói: vì tôn giáo sẽ không còn nữa nghĩa là chẳng có ai theo tôn giáo nào nữa trong quốc gia xã hội chủ nghĩa khoa học được thành lập (quan niệm chủ nghĩa xã hội khoa học làm cho tôn giáo biến mất một cách tự nhiên ) nên giúp tôn giáo được biến nhanh đi là tốt nhất, nhưng bây giờ Đảng đã thấy rõ tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân.
Ông còn nói theo ý ông “không có tôn giáo thì ai cản nổi điều xấu điều ác “. Ông Trần Trung Tính, phó Chủ tịch Mặt trận thành phố Hồ Chí Minh đọc quan điểm của những nhà trí thức của nhà nước nói về giá trị của tôn giáo trong đất nước để xây dựng con người. Thay đổi cái nhìn vể tôn giáo như thế nầy phải có sự đóng góp sống đạo của các tôn giáo.
Dĩ nhiên là nhà nước vẫn kiểm soát nhặt các tôn giáo nhất là Công giáo và Tin lành hơn là Phật giáo và theo tôi thì Phật giáo được ưu đãi hơn. Công giáo thì sống thời buổi nào cũng là Công giáo. Vua quan không có đạo hay có đạo,Chính phủ có đạo hay không có đạo, Giáo lý Công giáo vẫn dạy cầu nguyện cho nhà cầm quyền và thi hành luật pháp quốc gia trừ những đều nghịch với Giáo lý Công giáo (thí dụ như ly dị, phá thai, bạo loạn).
Dầu hoàn cảnh nào, Giáo hội vẫn thúc giục mọi tín hữu Chúa Kytô sống theo lời thánh Phaolô dạy Timôtê: ”Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy rao giảng lúc thuận tiện hay không thuận tiện, hãy biện bác, khuyên răn với tất cả lòng kiên nhẫn và chủ tâm dạy dỗ. Sẽ đến thời người ta không chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những giục vọng riêng mình nên tìm đến thầy nọ thầy kia làm vui tai mình. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về chuyện hoang đường“ (2 Timôtê 4, 2-4).
Nhìn lại công việc truyền giáo ở Việt nam, ta thấy các nhà truyển giáo mấy thế kỷ đầu gieo tin Mừng tại nước ta gồm ngoại quốc và bản xứ rất vất vả, nhưng hết sức hy sinh và quảng đại nên các ngài gạt hái hơn ngày nay nhiều. Các ngài đã thấy được con người Việt nam có quan niệm về Ông Trời, thờ trời và các thần thánh khác. Thí dụ: Chiếu dời đô của vua Lý Thái tổ viết: ”Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu cầu nghiệp lớn, kế sách muôn đời cho con cháu nên phải vâng mệnh trời và theo lòng dân, thấy thuận thì dời. Hai nhà Đinh và Lê theo ý riêng mình, không theo mệnh trời, không bắt chước Thương,Chu thời xưa …” (thời Nhà Thương ( I783-1135 trước Công nguyên), thời Nhà Chu ( 1137-770 trCN) nhà vua đã lập đàn Nam giao tế Trời). Các ngài đã khai thác lòng tin vào Trời để giảng Tin Mừng và dùng khoa học giải thich hiện tượng nhật thực, nguyệt thực cho cả vua chúa để xoá đa thần một cách tự nhiên.
Ngày nay, truyền giáo cho “người đã có đạo” trừ ra đôi nơi dành cho người thiểu số. Đừng đổ tội cho hoàn cảnh. Trước năm 1975, ở miền xuôi cũng vậy thôi: làm cái gì cũng chỉ cho người có đạo: sách báo, bài hát v.v. Ngay trận lụt lịch sử tại miền Trung đang xảy ra, cứu đói cũng vậy thôi.
Thiết nghỉ phải xét lại cách truyền giáo của mình đề làm thế nào đi vào giới “mộ điệu” như giới trẻ thích thần tượng nên phải trình bày Chúa Kytô thế nào cho họ mộ mến tôn thờ,
Giới già thích đời sống an vui phải trình bày đời sống hạnh phúc trong Chúa, ngay cả với cán bộ. Người ta thích “sống cho và vì mọi người”, cho quê hương, ta phải trở thành chứng nhân “cho mọi người” như thánh Phaolo nói “tôi thành Do thái cho người Do thái, tôi thành Hy lạp cho người Hy Lạp “ (xem I Corinto 9, 19-23) như thánh Phêrô nói “sống với thể chế do loài người đặt ra” (I Phêrô 2, 13-17).
Truyền giáo đòi hòi đầu tiên là cach sống nơi nhà truyền giáo như Đức Phaolo nói: "Homo nostrae huius aetatis libentius testes quam magistros audit quodsi suas bisce praebet aures, ita facit, quoniam testes sunt“(Evangelii Nuntiandi,41) Modern man listens more willingly to witnesses than to teachers, and if he does listen to teachers, it is because they are witnesses. L’ homme contemporain écoute plus volontiers les témoins que les maitres -- disons - Nous récemment à un groupe de laics -- ou s’ il écoute les maitres, c’ est parce qu’ ils sont des témoins. (Người thời nay sẵn sàng nghe nhân chứng hơn nghe thầy dạy và nếu họ nghe thầy dạy là tại vì thầy dạy cũng là nhân chứng ).