VietCatholic News (21 Oct 2010 10:16)
Phỏng vấn anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt về phương hướng hoạt động của Hội SVCG TGP Hà Nội và Liên đoàn SVCG Miền Bắc.
Như chúng ta được biết thì anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt đã làm trưởng Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội hơn 4 năm và nay anh đang là trưởng Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc. Để biết về phương hướng hoạt động của Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội, cũng như của Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc, ngày 22 tháng 10 năm 2010, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn để mọi người có thể hiểu biết rõ hơn về các sinh hoạt của sinh viên Công giáo tại miền Bắc.
Việt Hà: Thưa anh Đạt! Trước hết xin anh có thể cho biết Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội có điểm gì khác so với Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc?
Anh Đạt: Chúng ta có thể hiểu Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội là quy tụ các bạn sinh viên Công giáo gồm 4 giáo hạt của Tổng giáo phận Hà Nội đang học tập và sinh sống tại thành phố Hà Nội hoặc là quy tụ tất cả các bạn sinh viên đang học tập và sinh sống tại thành phố Hà Nội. Cả hai cách hiểu này thì vẫn là quy tụ một khối sinh viên Công giáo trong phạm thành phố Hà Nội. Còn Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc thì có tính chất nối kết rộng hơn về địa lý. Nó nối kết với các bạn sinh viên Công giáo không chỉ ở thành phố Hà Nội mà còn nhiều các thành phố khác nữa trong phạm vi toàn miền Bắc hay còn gọi là giáo tình Hà Nội.
Việt Hà: Được biết Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc được hình thành vào ngày 4 tháng 4 năm 2010. Vậy Lý do nào đã dẫn tới việc hình thành?
Anh Đạt: Lý do dẫn tới việc Ban đại diện các nhóm sinh viên trong miền Bắc ngồi lại với nhau tại Ba Làng - Giáo phận Thánh Hóa để đi đến thống nhất thành lập Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc là do nhu cầu tồn tại và phát triển các sinh hoạt của sinh viên Công giáo tại miền Bắc. Đây hoàn toàn phù hợp với sự đòi hỏi thực tiễn khách quan và đường hướng của Giáo Hội, vì số lượng sinh viên Công giáo ngày càng đông, không chỉ có tập trung ở thành phố Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh thành khác nữa. Và đã ở đâu có nhóm sinh viên Công giáo sinh hoạt thì họ có nhu cầu được giao lưu nối kết với nhau để nâng đỡ nhau trong đời sống đức tin và học tập. Việc hình thành Liên đoàn là do sinh viên Công giáo miền Bắc muốn có một diễn đàn, một sân chơi rộng hơn để cùng giúp nhau thăng tiến.
Việt Hà: Với một số lượng sinh viên Công giáo tập trung rất đông tại Hà Nội. Xin anh có thể cho biết điểm hạn chế và giải pháp để sinh viên được phát triển?
Anh Đạt: Từ trước đến nay thì Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội vẫn có một Cha phụ trách giới trẻ của Tổng giáo phận Hà Nội đảm nhận và Cha còn phải coi thêm một giáo xứ nữa. Nếu chỉ có Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội với một Cha phụ trách và một Ban đại diện thì không thể nào quan tâm đủ cho gần 7 ngàn sinh viên Công giáo ngay tại thành phố Hà Nội. Nếu Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội với một mô hình quản lý theo kiểu hình chóp mà nối kết với các tình thành khác hay với các giáo phận khác thì sẽ gặp rất nhiều hạn chế và sẽ đụng chạm đến nhiều vấn đề riêng tư. Nên việc sinh viên đưa ra giải pháp có thêm Liên đoàn thì sẽ tốt hơn cho các nhóm sinh viên ở những thành phố khác, cho Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội và cho cả các giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội.
Việt Hà: Vấn đề cơ chế hay mô hình của Liên đoàn có thể nhiều người muốn được biết. Vậy xin anh có thể giải thích mô hình này?
Anh Đạt: Mô hình của Liên đoàn là một mô hình liên kết ngang hay còn gọi là liên kết mền. Mục đích là để cùng nhau làm một công việc trong một thời điểm nhất định. Cộng đoàn sinh viên, Hội Sinh viên, nhóm sinh viên thì vẫn hoàn toàn độc lập và do sự linh hướng của các Cha giáo phận hoặc các Cha ở những nơi mà nhóm sinh viên sinh hoạt. Liên đoàn chỉ là người nối kết những thành phần này lại với nhau để cùng nhau hợp tác làm việc như công việc tiếp sức mùa thi hoặc một số buổi giao lưu chia sẻ. Nếu như công việc tiếp sức mùa thi mà Liên đoàn điều phối như năm vừa qua thì chắc chắn sẽ tốt hơn và giúp được nhiều em thí sinh hơn, vì các em thí sinh không chỉ có thi ở Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh thành khác nữa, nên việc nối kết để hỗ trợ cho nhau là điều cần thiết.
Việt Hà: Nếu như cả Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội và Liên đoàn cùng hoạt động thì theo anh nó có sự đối chọi nhau không?
Anh Đạt: Nếu chúng ta cùng có một tinh thần phục vụ, hiểu được những nhu cầu cấp thiết của sinh viên và hướng tới sự phat triển của sinh viên Công giáo, cũng như của Giáo Hội thì chằng có gì phải lo ngại đối chọi nhau cả. Vì xét về địa lý cũng như tên gọi thì đều khác nhau và hoàn toàn có thể bổ túc, hỗ trợ cho nhau. Các Cộng đoàn, các nhóm sinh viên thì đều có cách hoạt động riêng và có các Cha linh hướng riêng. Còn những hoạt động chung của Hội Sinh Viên Công giáo TGP Hà Nội thì đã có khung sẵn và có quãng thời gian cụ thể. Liên đoàn cũng đã lên một số chương trình hoạt động cho năm 2010 - 2011, nhưng nay cả hai cùng hoạt động thì dĩ nhiên là Liên đoàn sẽ điều chỉnh lại một số sinh hoạt sao cho phù hợp với sinh viên tại Hà Nội, cũng như ở những nơi khác.
Việt Hà: Hoạt động của Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội sẽ là những khung đã có sẵn. Vậy tại thành phố Hà Nội thì Liên đoàn sẽ có phương hướng hoạt động thế nào?
Anh Đạt: Liên đoàn sẽ chú trọng đến công việc tiếp sức mùa thi cho năm 2011. Vì đây là một công việc rất quan trọng trong các hoạt động của sinh viên Công giáo mà tôi đã trực tiếp điều hành trong 5 năm vừa qua. Công việc này thì năm nay giữa Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc, Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội và các nhóm sinh viên ở các thành phố khác sẽ ngồi lại với nhau để cùng nhau đưa ra một giải pháp tốt đẹp nhất. Còn hiện tại thì Liên đoàn sẽ chú trọng đến công việc Bác ái Xã hội như giúp đỡ các em học sinh nghèo hiếu học, nâng đỡ các em học sinh này để con số sinh viên Công giáo ngày càng đông thêm. Ngoài ra Liên đoàn sẽ nối kết với các doanh nghiệp Công giáo để giới thiệu việc làm cho các bạn sinh viên.
Việt Hà: Xin chân thành cảm ơn anh! Cầu chúc anh luôn có sức khỏe dồi dào để tiếp tục phục vụ sinh viên ngày càng phát triển hơn.
Anh Đạt: Vâng! Xin chân thành cảm ơn!
Mọi câu hỏi và ý kiến đóng góp xin gửi về: svcgmbvietnam@gmail.com
Như chúng ta được biết thì anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt đã làm trưởng Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội hơn 4 năm và nay anh đang là trưởng Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc. Để biết về phương hướng hoạt động của Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội, cũng như của Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc, ngày 22 tháng 10 năm 2010, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn để mọi người có thể hiểu biết rõ hơn về các sinh hoạt của sinh viên Công giáo tại miền Bắc.
Việt Hà: Thưa anh Đạt! Trước hết xin anh có thể cho biết Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội có điểm gì khác so với Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc?
Anh Đạt: Chúng ta có thể hiểu Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội là quy tụ các bạn sinh viên Công giáo gồm 4 giáo hạt của Tổng giáo phận Hà Nội đang học tập và sinh sống tại thành phố Hà Nội hoặc là quy tụ tất cả các bạn sinh viên đang học tập và sinh sống tại thành phố Hà Nội. Cả hai cách hiểu này thì vẫn là quy tụ một khối sinh viên Công giáo trong phạm thành phố Hà Nội. Còn Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc thì có tính chất nối kết rộng hơn về địa lý. Nó nối kết với các bạn sinh viên Công giáo không chỉ ở thành phố Hà Nội mà còn nhiều các thành phố khác nữa trong phạm vi toàn miền Bắc hay còn gọi là giáo tình Hà Nội.
Việt Hà: Được biết Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc được hình thành vào ngày 4 tháng 4 năm 2010. Vậy Lý do nào đã dẫn tới việc hình thành?
Anh Đạt: Lý do dẫn tới việc Ban đại diện các nhóm sinh viên trong miền Bắc ngồi lại với nhau tại Ba Làng - Giáo phận Thánh Hóa để đi đến thống nhất thành lập Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc là do nhu cầu tồn tại và phát triển các sinh hoạt của sinh viên Công giáo tại miền Bắc. Đây hoàn toàn phù hợp với sự đòi hỏi thực tiễn khách quan và đường hướng của Giáo Hội, vì số lượng sinh viên Công giáo ngày càng đông, không chỉ có tập trung ở thành phố Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh thành khác nữa. Và đã ở đâu có nhóm sinh viên Công giáo sinh hoạt thì họ có nhu cầu được giao lưu nối kết với nhau để nâng đỡ nhau trong đời sống đức tin và học tập. Việc hình thành Liên đoàn là do sinh viên Công giáo miền Bắc muốn có một diễn đàn, một sân chơi rộng hơn để cùng giúp nhau thăng tiến.
Việt Hà: Với một số lượng sinh viên Công giáo tập trung rất đông tại Hà Nội. Xin anh có thể cho biết điểm hạn chế và giải pháp để sinh viên được phát triển?
Anh Đạt: Từ trước đến nay thì Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội vẫn có một Cha phụ trách giới trẻ của Tổng giáo phận Hà Nội đảm nhận và Cha còn phải coi thêm một giáo xứ nữa. Nếu chỉ có Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội với một Cha phụ trách và một Ban đại diện thì không thể nào quan tâm đủ cho gần 7 ngàn sinh viên Công giáo ngay tại thành phố Hà Nội. Nếu Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội với một mô hình quản lý theo kiểu hình chóp mà nối kết với các tình thành khác hay với các giáo phận khác thì sẽ gặp rất nhiều hạn chế và sẽ đụng chạm đến nhiều vấn đề riêng tư. Nên việc sinh viên đưa ra giải pháp có thêm Liên đoàn thì sẽ tốt hơn cho các nhóm sinh viên ở những thành phố khác, cho Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội và cho cả các giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội.
Việt Hà: Vấn đề cơ chế hay mô hình của Liên đoàn có thể nhiều người muốn được biết. Vậy xin anh có thể giải thích mô hình này?
Anh Đạt: Mô hình của Liên đoàn là một mô hình liên kết ngang hay còn gọi là liên kết mền. Mục đích là để cùng nhau làm một công việc trong một thời điểm nhất định. Cộng đoàn sinh viên, Hội Sinh viên, nhóm sinh viên thì vẫn hoàn toàn độc lập và do sự linh hướng của các Cha giáo phận hoặc các Cha ở những nơi mà nhóm sinh viên sinh hoạt. Liên đoàn chỉ là người nối kết những thành phần này lại với nhau để cùng nhau hợp tác làm việc như công việc tiếp sức mùa thi hoặc một số buổi giao lưu chia sẻ. Nếu như công việc tiếp sức mùa thi mà Liên đoàn điều phối như năm vừa qua thì chắc chắn sẽ tốt hơn và giúp được nhiều em thí sinh hơn, vì các em thí sinh không chỉ có thi ở Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh thành khác nữa, nên việc nối kết để hỗ trợ cho nhau là điều cần thiết.
Việt Hà: Nếu như cả Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội và Liên đoàn cùng hoạt động thì theo anh nó có sự đối chọi nhau không?
Anh Đạt: Nếu chúng ta cùng có một tinh thần phục vụ, hiểu được những nhu cầu cấp thiết của sinh viên và hướng tới sự phat triển của sinh viên Công giáo, cũng như của Giáo Hội thì chằng có gì phải lo ngại đối chọi nhau cả. Vì xét về địa lý cũng như tên gọi thì đều khác nhau và hoàn toàn có thể bổ túc, hỗ trợ cho nhau. Các Cộng đoàn, các nhóm sinh viên thì đều có cách hoạt động riêng và có các Cha linh hướng riêng. Còn những hoạt động chung của Hội Sinh Viên Công giáo TGP Hà Nội thì đã có khung sẵn và có quãng thời gian cụ thể. Liên đoàn cũng đã lên một số chương trình hoạt động cho năm 2010 - 2011, nhưng nay cả hai cùng hoạt động thì dĩ nhiên là Liên đoàn sẽ điều chỉnh lại một số sinh hoạt sao cho phù hợp với sinh viên tại Hà Nội, cũng như ở những nơi khác.
Việt Hà: Hoạt động của Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội sẽ là những khung đã có sẵn. Vậy tại thành phố Hà Nội thì Liên đoàn sẽ có phương hướng hoạt động thế nào?
Anh Đạt: Liên đoàn sẽ chú trọng đến công việc tiếp sức mùa thi cho năm 2011. Vì đây là một công việc rất quan trọng trong các hoạt động của sinh viên Công giáo mà tôi đã trực tiếp điều hành trong 5 năm vừa qua. Công việc này thì năm nay giữa Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc, Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội và các nhóm sinh viên ở các thành phố khác sẽ ngồi lại với nhau để cùng nhau đưa ra một giải pháp tốt đẹp nhất. Còn hiện tại thì Liên đoàn sẽ chú trọng đến công việc Bác ái Xã hội như giúp đỡ các em học sinh nghèo hiếu học, nâng đỡ các em học sinh này để con số sinh viên Công giáo ngày càng đông thêm. Ngoài ra Liên đoàn sẽ nối kết với các doanh nghiệp Công giáo để giới thiệu việc làm cho các bạn sinh viên.
Việt Hà: Xin chân thành cảm ơn anh! Cầu chúc anh luôn có sức khỏe dồi dào để tiếp tục phục vụ sinh viên ngày càng phát triển hơn.
Anh Đạt: Vâng! Xin chân thành cảm ơn!
Mọi câu hỏi và ý kiến đóng góp xin gửi về: svcgmbvietnam@gmail.com