"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Samstag, 23. Oktober 2010

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền giận dữ lên tiếng: “Nhà nước Việt Nam không biết xấu hổ”


“Nhà nước Việt Nam không biết xấu hổ khi dựng tội và dùng những tội này để giữ những người chỉ trích ôn hoà như ông Điếu Cày trong tù”

Nữu Ước (New York) – Việt Nam nên chấm dứt truy tố ngay lập tức hai bloggers đã từng có những bài viết chỉ trích nhưng ôn hoà đăng trên mạng internet, là hai ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, và ông Phan Thanh Hải, tức blogger Anhbasg, và thả tự do cho họ. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) trên thế giới lên tiếng hôm nay thứ Sáu ngày 22 tháng Mười. Sự truy tố với ý đồ chính trị những bloggers độc lập này vi phạm quyền dân sự của họ vốn được bảo đảm theo luật quốc tế và chỉ làm nổi bật thêm tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của nhà nước cộng sản Việt Nam, theo HRW.


Ngày 20 tháng Mười năm 2010, là ngày blogger Điếu Cày mãn hạn tù vì bị vu cáo tội “trốn thuế”, công an đã từ chối thả ông ra. Công an nói là ông Điếu Cày sẽ bị giam trong lúc họ tiến hành điều tra một tội khác mà qua đó, ông Điếu Cày đã vi phạm điều 88 luật Hình sự vì ông “đã tuyên truyền chống phá nhà nước Xã hội Chủ nghĩa.” Vợ cũ của ông Điếu Cày, bà Dương Thị Tân đã chuẩn bị đón ông ra tù, cũng đã bị bắt và thẩm vấn bởi công an thành phố Hồ Chí Minh, cùng lúc nhà cầm quyền lục soát nhà bà ta.


Phát ngôn viên BNG CHXHCNVN Nguyễn Phương Nga: "Nói Việt Nam không có tự do ngôn luận là điều vô căn cứ." (mặc dù chính bà cũng chẳng có chút tự do ngôn luận nào cả! Chỉ biết nói như con vẹt, xấu hổ!)

“Nhà nước Việt Nam không biết xấu hổ khi dựng tội và dùng những tội này để giữ những người chỉ trích ôn hoà như ông Điếu Cày trong tù,” phó giám đốc đặc trách Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ông Phil Robertson nói. “Sự trấn áp trước ngày Đại hội Đảng giờ được vung thẳng tay và những người chỉ trích nhà nước đang nằm trong tầm ngắm.” Ông Điếu Cày là người thành lập một nhóm độc lập mang tên Câu lạc bộ Nhà Báo Tự do. Tội trốn thuế của ông được biết đến như một cái cớ nhằm bịt miệng ông Điều Cày để khỏi chỉ trích nhà nước và chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Trung Hoa. Ngày 18 tháng Mười, công an thành phố Hồ Chí Minh cũng đã bắt ông Phan Thanh Hải, là một thành viên của Câu lạc bộ Báo chí Tự do, Tạ Phong Tần và Uyên Vũ, hai bloggers khác, bị công an theo dõi thô bạo ở tư gia. Công an cũng bắt giam tạm thời một người hoạt động cho dân chủ, ông Đỗ Nam Hải hôm 19 tháng Mười.

“Trong một đất nước mà nhà nước kiểm soát hoàn toàn bộ máy thông tin, những bloggers độc lập đã tụ lại với nhau như những nguồn tin, tin tức và bình luận xã hội quan trọng, nhà nước nên nắm lấy cái vai trò quan trọng mà những bloggers độc lập đang đóng góp cho xã hội thay vì sách nhiễu và bỏ tù họ.”

Các biện pháp trấn áp đối với những bloggers này đã xảy ra cùng lúc với làn sóng bắt người một cách độc đoán tuồng như là một phần của một chiến dịch chính thức của nhà nước nhằm bóp chết những tiếng nói chỉ trích nhà nước trong mấy tháng trước ngày Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ xảy ra vào tháng Một năm 2011 tới. Việt Nam cấm những đảng phái chính trị đối lập và truyền thông độc lập và yêu cầu tất cả các hội đoàn, các nhóm tôn giáo và công đoàn phải nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Hôm 13 tháng Tám, công an bắt ông Phạm Minh Hoàng, được biết đến dưới bút hiệu Phan Kiến Quốc, một giảng viên ở trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, ông Hoàng có những bài viết đóng góp cho một trang mạng chỉ trích những mỏ khai thác bô-xít do người Trung Hoa điều hành ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Công an truy tố ông Hoàng làm việc cho Việt Tân, một đảng đối lập nằm ở nước ngoài, và tham dự những buổi họp có thảo luận về những phương pháp chống đối bất bạo động. Những người khác bị bắt vì tội liên quan đến Việt Tân bao gồm mục sư Dương Kim Khải bị bắt hôm 10 tháng Tám ở thành phố Hồ Chí Minh; hai người kiến nghị quyền sở hữu đất đai Trần Thị Thủy bị bắt hôm 10 tháng Tám ở tỉnh Đồng Tháp, và Nguyễn Thanh Tâm, bị bắt hôm 18 tháng Bảy ở Bến Tre.

Ba người hoạt động bảo vệ quyền cho người lao động – Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng – đã bị sắp xếp cho ra toà ở tỉnh Trà Vinh hôm 26 tháng Mười, về tội “phá rối an ninh.” Ba người này bị bắt hôm tháng Hai vì phân phát truyền đơn và giúp những công nhân khác tổ chức đình công đòi hỏi tăng lương. Cũng bị sắp xếp cho ra toà tuần tới là sáu người dân giáo phận Cồn Dầu ở Đà Nẵng đã bị bắt hôm tháng Năm khi công an dùng vũ lực giải tán một đám tang đang đưa người qua đời ra một nghĩa trang nằm trong vùng tranh chấp.

Cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 17 sắp tới của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á châu (ASEAN) sẽ bắt đầu vào ngày 28 tháng Mười ở Hà Nội, sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho lãnh đạo trong khối ASEAN và chính phủ các nước khác đưa ra mối quan tâm đối với việc khủng bố, ngược đãi những người chỉ trích nhà nước, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói.

Ông Robertson nói. “Khối ASEAN nên trước sau như một yêu cầu Việt Nam thả ngay lập tức những tù nhân này và hãy tôn trọng những nguyên tắc nhân quyền căn bản trong Bản Hiến chương Nhân quyền của khối ASEAN."