Măng tây = Asparagus, Spargel
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, măng tây chứa nhiều glutathione, một chất chống oxy hóa có khả năng phòng và điều trị bệnh ung thư rất hiệu quả. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành chữa trị cho nhiều trường hợp và thu lại kết quả rất khả quan. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình:
Trường hợp 1: Một nam bệnh nhân bị tàn phế và ở trong tình trạng vô vọng do bệnh Hodgkin (ung thư các hạch bạch huyết). Sau một năm trị liệu với măng tây, đã biến mất dấu vết của bệnh ung thư và bệnh nhân này đã bắt đầu tập thể dục trở lại.
Trường hợp 2: Một doanh nhân 68 tuổi bị ung thư bàng quang từ 16 năm trước. Sau nhiều năm trị liệu bằng nhiều phương pháp, kể cả xạ trị, bệnh tình vẫn không thuyên giảm nên ông ta chuyển qua thử trị liệu với măng tây. Ba tháng sau, xét nghiệm cho thấy khối u trong bàng quang đã không còn.
Trường hợp 3: Một bệnh nhân khác bị ung thư phổi và bệnh đã lan rộng đến nỗi không thể phẫu thuật. Ông ta đã thử trị liệu bằng măng tây. Sau khoảng ba tháng, hình chụp X-quang cho thấy ung thư không còn nữa.
Trường hợp 4: Một phụ nữ bị ung thư da trong nhiều năm và căn bệnh của bà đã trở nên nghiêm trọng. Nhưng chỉ sau ba tháng trị liệu với măng tây, các tổn thương trên da đều biến mất. Bệnh nhân còn cho biết chính nhờ măng tây mà bà ta cũng đã khỏi được bệnh sạn thận.
Nghiên cứu thực hiện tại Đại học Pennsylvania cũng đã chứng minh được rằng, măng tây có khả năng làm tiêu sỏi và là một phương thuốc dân gian dùng để trị bệnh sỏi thận rất hiệu quả.
Trị liệu với măng tây ra sao?
Măng tây phải được luộc chín trước khi dùng.
Cách làm rất đơn giản:
- Xay nhuyễn măng đã luộc chín, cho vào tủ lạnh.
- Mỗi ngày cho bệnh nhân ăn hai lần vào sáng và tối, mỗi lần bốn muỗng canh đầy.
Thông thường tình trạng bệnh nhân sẽ bắt đầu cải thiện đôi chút sau hai - bốn tuần. Có thể cho măng tây xay vào nước, uống nóng hay lạnh đều được.
Phong Nguyễn (Health)