"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Samstag, 25. Dezember 2010

Diễn biến hòa bình đã đến giai đoạn kết thúc

Nguyễn Nguyễn (Danlambao) – “… Ngay từ năm 1986, khi kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường thì CS đã thua. Cái đuôi:”định hướng XHCN” chỉ giúp CS sống thêm một thời gian chứ không thể giúp CS tiếp tục tồn tai lâu dài được Sự kết hợp kinh tế TBCN và xã hội XHCN là sự kết hợp Hồn Trương Ba- Da hàng thịt. Xuất hiện những mâu thuẫn sâu sắc thuộc bản chất không thể dung hòa được.”
Năm 1986, nhà nước chuyển từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về bản chất thì đây là 1 sự vá víu nực cười, cs đã thua ngay khi chuyển qua kinh tế thị trường. Xã hội gồm nhiều cá nhân, mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng của một hệ tư tưởng, Tư tưởng là do quá trình lao động sản xuất hình thành. Vì vậy, khi có nền kinh tế thị trường, tư tưởng TBCN đã hình thành và phát triển trong nhiều người dân Việt Nam. Trong mối quan hệ kinh tế-chính trị không cho phép cả xã hội xhcn va kinh tế tbcn cùng hưng thịnh nên chỉ một trong 2 được phép tồn tại. Chúng ta hãy nhìn lại sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, sự ảnh hưởng của nó đến xã hội,chính tri Việt Nam như thế nào?

Mô hình kinh tế thị trường với tiêu chí cạnh tranh sòng phẳng, lấy chất lượng sản phẩm, tốc độ sản xuất, giá cả… làm yếu tố sống còn. Vì vậy, nó đòi hỏi con người phải luôn có gắng học hỏi, sáng tạo, đòi hỏi thực tế hóa các kiến thức, các công trình nghiên cứu khoa học. Để đạt được những thành tựu lớn, con người TBCN phải được tự do, khuyến khích sáng tạo, nhà nước bảo hộ sáng tạo. Con người trong nền kinh tế thị trường tự do phát triển nhưng phải có tinh thần trách nhiệm rất cao. Nền kinh tế phải đặt trong môi trường cạnh tranh lành mạnh thì mới phát huy hết tác dụng. Năm 1986, đảng cs đã áp dụng mô hình kinh tế thị trường cho Việt Nam. 

Thực tế cho thấy, đây là một sự kết hợp không tương xứng. Mối quan hệ kinh tế TBCN – chính trị XHCN có những mâu thuẫn thuộc bản chất, không thể dung hòa được. Hơn nữa, với cái đuôi ” định hướng xhcn” , mô hình kinh tế thị trường ở VN được áp dụng nửa vời, tạo ra nhiều hình thái kinh tế tồn tại song hành và mâu thuẫn nhau.

1. Bộ phận kinh tế tư nhân có vốn lớn ( không có quan hệ với chính phủ ):  

Những công ty, tập đoàn này đang phát triển theo con đường TBCN với tất cả đặc điểm của nó. Họ tích cực đào tạo ra những nhân viên kiểu TBCN để phục vụ cho việc phát triển của doanh nghiệp. Bằng chứng là các công ty này lập trường học, đào tạo sv theo cách của họ, mở lớp đào tạo, đưa nhân viên đi học nước ngoài, đào tạo lại công nhân. Những công ty này có trình độ quản lí cao, họ am hiểu luật VN và Quốc tế, hạn chế tối đa việc luồn lách. Lấy ưu thế sáng tạo và chất lượng sản phẩm để cạnh tranh. Những công ty này luôn có hướng vươn ra quốc tế. Họ bị hạn chế sự phát triển bởi các chính sách nhà nước. Các tập đoàn này có mâu thuẫn với các công ty, tập đoàn nhà nước vốn được hưởng các đặc quyền riêng. Có thể nói, nền kinh tế TBCN ở nước ta đang ở thời kì đầu với nhiệm vụ xây dưng, phát triển nguồn nhân lực. Thành phần kinh tế này tạo ra hệ tư tưởng : Đòi hỏi con người luôn luôn phải học hỏi, phấn đấu để nâng cao tầm nhìn và khả năng làm việc đồng thời phải có tinh thần trách nhiệm rất cao. Điều này làm cho con người tôn trọng cái thực, sự phấn đấu, sáng tạo và năng động.

2. Thành phần kinh tế nhà nước: 

Thực ra về bản chất vẫn là kinh tế bao cấp. Ở các tập đoàn này,trách nhiệm bị xem nhẹ. Với mức lương và sự phân công lao động không hợp lí, mức độ trách nhiệm gần như không nên các tập doàn này tạo ra tư tưởng : ù lì, chạy chọt , ích kỉ, vụ lơi… Nhân viên làm việc với tư tưởng hết giờ lấy tiền và luôn tìm cách bớt xén. Một nguyên nhân nữa của vấn đề nhân lực là các công ty nhà nước đầu tư vào kém. Với nguồn nhân lực kém và tinh thần là việc tồi, các tập đoàn này làm ăn trì trệ, yếu kém. Trên thực tế, các tập đoàn nhà nước chủ yếu khai thác tài nguyên quốc gia. Họ có những đặc quyền nên tiêu cực xảy ra với qui mô, mức độ lớn. Thành phần kinh tế này làm cho người lao động chây lười, coi trọng cái ảo, không thực tế. Một bộ phận người lao động vô nhà nước để tìm cách đi học bằng ngân quỹ nhà nước, sau đó họ không gắn bó với nhà nước nữa.

3. Thành phần kinh tế tư nhân có liên hệ với chính phủ ( có thể coi đây là đứa con lai giữa kinh tế thị trường và TBCN)

Thành phần này phần lớn do người thân của quan chức chính phủ làm chủ. Thành phần này thỏa hiệp với sai phạm của chính phủ, cty, tập đoàn nhà nước để kiếm lợi. Ở thành phần kinh tế này, người lao động có trình độ không thấp nhưng mang nặng tư tưởng chụp giựt, cơ hội. Trên thực tế, họ là những người thành công nhưng lại làm hại xã hội nhiều hơn lợi. Thành phần này với đặc tính cơ hội của nó rất khó ra môi trường quốc tế.

4. Thành phần nông nghiệp và thủ công nghiệp, lao động tự do: 

không có điều kiện tiếp xúc với máy móc hiện đại, chủ yếu vẫn mang nặng tính truyền thống, nhỏ lẻ. Những người này có tư tưởng tương đối an phận.Thành phần này mâu thuẫn với thành phần tư nhân còn lại vì sự cạnh tranh không lành mạnh.

Từ môi trường lao động, hình thành tư tưởng con người. Trong xã hội ngày nay, có vài mẫu người tiêu biểu.

Mẫu người tư bản:  
Đam mê sáng tạo, siêng học hỏi, làm việc thực tế, độc lập và có tinh thần trách nhiệm cao. Áp lực công việc buộc họ phải phấn đấu hoặc bi sa thải.

Mẫu người XHCN
tính cách tương đối lười biếng (vì trách nhiệm công việc gần như không có), không có ý chí cố gắng, kế tục các tính xấu của con người thời bao cấp như: gian lận, trộm cắp. Những con người này lãng phí thời gian chỉ để đổi lấy tiền. Sau khi làm việc vài năm họ thiếu trau dồi khả năng và bị tụt hậu.

Mẫu người cơ hội XHCN
Có tầm hiểu biết khá cao nhưng có tính cơ hội, chạy chọt. Những con người này về chuyên môn có thể không giỏi nhưng họ giỏi chạy chọt, luồn lách, hối lộ…

Sự hình thành những tư tưởng khác nhau với những mâu thuẫn về lợi ích thỏa đáng đã tạo phân hóa trong xã hội.Trong khủng hoảng về kinh tế, mâu thuẫn càng bộc lộ rõ nét. 

Với cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, các lỗi cơ bản trong định hướng được bộc lộ, Chúng ta thấy mô hình kinh tế thị trường không thể tồn tai song song với xã hội XHCN. Mối tương quan kinh tế, chính trị đòi hỏi phải triệt tiêu một trong hai: hoặc kinh tế thị trường-xhtbcn hoặc xhxhcn. Để thay đổi chính tri chỉ có 2 con đường chính : 1: Sụp đổ kinh tế kéo theo sụp đổ chính tri. 2: Dùng quân đội để bạo loạn lật đổ. Tình hình hiện tại, trường hợp thứ nhất đang xảy ra. Đảng CS đã đi trên con đường không thể quay lại. Khi cuộc khủng hoảng tác động nhiều đến các tập đoàn nhà nước (vốn làm ăn kém hiệu quả) sẽ tạo ra khủng hoảng tài chính. Sự bất lực của chính phủ trong việc cố giữ các tập đoàn sẽ làm tình hình thêm nghiêm trong. Nếu chính phủ phá sản sẽ tạo ra khủng hoảng xã hội. Tiếp đến là sự sụp đổ cua XHCN. Tất cả những rối ren đang có trong xã hội là do nhiều lãnh đạo đã không ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình. Với học thức hạn hẹp và tư tưởng bảo thủ, họ cản trở sự phát triển của xã hội. Trong lúc này, chúng ta nhớ đến câu nói của Chu Quang Tiềm trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách: “…..ví như chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí học, ngoai giao, quân sự.. Nếu một người đối với các học vấn liên quan này mà không biết đến, chỉ học chính trị học thôi thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giong như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui vào càng hẹp, không tìm ra lối thoát”.

Tình hình hiện tại cho chúng ta thấy CNCS ở Việt Nam sẽ sụp đổ theo kiểu Đông Âu. 

Tôi xin chép lại nguyên văn nguyên nhân sụp đổ của Đông Âu để mọi người có thể tự so sánh:

- Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý chí cùng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó, sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
- Không bắt kịp bước phát triển KH-KT tiên tiến dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế-xã hội.
- Khi tiến hành cải tổ lại sai phạm nhiều mặt làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
(Theo sách giáo khoa lịch sử lớp 12, trang 17, dòng 8 đến dòng 16)

Khi chiếu vào tình hình Việt Nam, chúng ta thấy sụp đổ chính trị đã có những nguyên nhân rất rõ ràng, Đảng cs Việt Nam không thể cứu vãn được tình hình.

Diễn biến hòa bình đã bắt đầu năm 1986, và bây giờ là giai đoạn kết thúc.

Nguyễn Nguyễn
Danlambao